Cậu bé phải khâu 38 mũi sau khi lấy một đồ vật ra khỏi tủ lạnh: Sai lầm nhiều gia đình vẫn đang mắc phải

Thùy Anh |

Món đồ này gần như vô hại trong điều kiện bình thường, nhưng khi bị cho vào ngăn đông của tủ lạnh thì khác!

Chị Lý (Trung Quốc) thường xuyên bận rộn với công việc nên không có nhiều thời gian chăm sóc con trai. Chị áp dụng phương pháp "nuôi dạy tự do" nên con trai chị rất tự lập, có thể tự làm việc nhà, thậm chí nấu ăn. Chị Lý luôn tự hào khi nhắc đến con trai và tin rằng sau này con sẽ không gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân.

Một ngày nọ, chị Lý nhận được điện thoại từ bệnh viện. Khi gặp con trai, cảnh tượng trước mắt khiến chị Lý vô cùng đau lòng. Khuôn mặt cậu bé phải khâu tới 38 mũi.

Sau khi gặng hỏi, con trai chị Lý giải thích rằng do cậu bé mở tủ lạnh, lon nước ngọt bên trong bất ngờ phát nổ khiến cậu bé bị thương ở mặt. Nguyên nhân là do quá trình đông lạnh tạo ra áp suất lớn, lon nước ngọt đã phát nổ ngay khi mở ra.  

Vết thương của cháu bé do nổ lon nước ngọt. Ảnh: Sohu

Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vụ việc, chị Lý về nhà ngay lập tức dọn sạch tất cả đồ uống trong tủ lạnh và dặn con trai không bao giờ được để nước ngọt vào ngăn đá nữa. Sự cố này không chỉ là bài học cho chị Lý mà còn là lời nhắc nhở cho tất cả các gia đình khác. 

Những loại thực phẩm không nên để trong ngăn đá

1. Đồ uống có gas

Nhiều gia đình có thói quen để đồ uống có gas vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, khi nước trong nước ngọt đóng băng, nó sẽ ép CO2 ra ngoài, điều này tạo ra áp lực hướng ra ngoài nhiều hơn trên bề mặt lon hoặc chai. Áp suất tăng có thể khiến nắp chai bật ra khi mở, thậm chí phát nổ.  Theo CBS News  đưa tin, chai đồ uống có gas có thể phát nổ khi bạn mở nắp. Điều này có thể nguy hiểm, thậm chí gây ra chấn thương.

Vì vậy, khi bảo quản đồ uống có gas, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh thay vì ngăn đá để đảm bảo an toàn. Tủ lạnh tuy có nhiệt độ thấp nhưng không có nghĩa là có thể bảo quản bất cứ thứ gì. 

2. Trứng

Khi trứng sống được đông lạnh, chất lỏng trong trứng sẽ giãn nở khiến vỏ trứng có thể bị nứt. Điều này làm tăng khả năng hỏng và nguy cơ nhiễm khuẩn cho nội dung bên trong trứng. Hơn nữa, việc đông lạnh còn có thể làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của vỏ trứng.

3. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Nếu bạn mua nhiều sữa cùng một lúc, bạn có thể sẽ muốn cất một số trong ngăn đá. Tuy nhiên, cách làm này không phải lựa chọn đúng đắn. Sữa đã đông lạnh có xu hướng tách ra và vón cục khi rã đông, đặc biệt là nếu sữa có nhiều chất béo. 

Sữa, sữa chua, kem, bơ sữa và pho mát mềm đều trở nên khó ăn được sau khi đông lạnh, vì chúng tách ra và đông lại khi rã đông, làm thay đổi hoàn toàn kết cấu và độ đặc. Ví dụ, sữa của bạn sẽ tách ra thành hỗn hợp nước và sữa chua của bạn sẽ trở nên sần sùi, đông lại và tách ra khi rã đông.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Sử dụng tủ lạnh an toàn và hiệu quả

Để làm lạnh đồ uống hoặc thực phẩm, bạn nên chọn để chúng trong ngăn mát thay vì ngăn đá. Nhiệt độ ngăn mát tương đối cao hơn, mặc dù tốc độ làm lạnh chậm hơn, nhưng vẫn đủ để làm lạnh trong thời gian ngắn mà không tạo ra áp suất quá cao, giảm nguy cơ nổ. 

Nếu muốn đồ uống lạnh nhanh, bạn có thể rót đồ uống vào cốc thủy tinh và thêm đá viên. Phương pháp này vừa tránh được việc đồ uống tạo ra áp suất quá cao trong quá trình đông lạnh, vừa đáp ứng được nhu cầu về đồ uống lạnh. 

Cha mẹ cũng nên thường xuyên giáo dục con cái về kiến thức an toàn khi sử dụng tủ lạnh. Hãy cho trẻ biết những vật dụng nào có thể để trong tủ lạnh và những vật dụng nào tuyệt đối không được để trong tủ lạnh. 

Câu chuyện của chị Lý là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó cũng có thể gây nguy hiểm. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, càng cần phải luôn cảnh giác để tránh những tai nạn đáng tiếc tương tự xảy ra.

 (Theo Sohu, Cnet, Allrecipes)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại