Mới đây, Dailymail đã đăng tải những hình ảnh gây sốc về những chú gấu xám hốc hác và đói khát tuyệt vọng đi tìm cá ở Canada. Được biết, cá hồi ở khu vực này đã cạn kiệt, và chỉ còn 1 tháng nữa là các loài động vật lớn sẽ đi ngủ đông.
Những bức ảnh đau lòng về những con gấu được chụp gần bờ biển Knight Inlet, Bristish Columbia bởi nhiếp ảnh gia người Canada, Rolf Hicker. Ông đã đăng tải những bức hình lên mạng xã hội vào ngày 23/9 vừa qua và đã khiến cộng đồng mạng vô cùng quan tâm.
Các ngư dân ở Bristish Columbia gọi năm nay là mùa cá hồi tệ nhất trong gần 50 năm. Các chuyên gia cho biết hoạt động của con người như nuôi cá hồi, gây ô nhiễm nước khiến cá bị bệnh, biến đổi khí hậu, nhiệt độ ấm dần lên... đã góp phần làm cho quần thể cá bị suy giảm.
Công viên quốc gia Katmai ở Alaska đang tổ chức Tuần lễ gấu béo 2019, nơi người hâm mộ sẽ bỏ phiếu cho hình ảnh của những con gấu yêu thích tại công viên. Trong khi khu bảo tồn Alaska có rất nhiều cá hồi cho những chú gấu, thì ở Canada lại là một cảnh tượng rất khác.
Những bức ảnh đau lòng về những con gấu được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Canada, Rolf Hicker.
Nhiếp ảnh gia Hicker nói rằng anh lo sợ những con gấu mẹ sẽ không vượt qua được mùa đông khi mà không có cá hồi. Anh nói: "Tôi chưa thấy một con cá hồi nào ở trên sông. Những con gấu đang đói và nó làm tan nát trái tim tôi.
Chúng tôi đã thấy con gấu mẹ với hai con nhỏ của nó vào vài tuần trước, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng gặp lại chúng vài ngày trước đây. Tôi không biết làm thế nào mà những chú gấu này có thể vượt qua được mùa đông mà không có cá hồi.
Nhiếp ảnh gia Hicker nói rằng: "Ở đây đã không còn cá hồi cho những con gấu."
Tôi chắc chắn rất muốn cho các bạn xem những bức ảnh thiên nhiên và động vật hoang dã đẹp tuyệt vời nhưng điều quan trọng và nhiệm vụ của một nhiếp ảnh gia cũng muốn cho các bạn thấy được khía cạnh này."
Những con gấu chính là nạn nhân mới nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
Một báo cáo được công bố bởi Ngư nghiệp và Đại dương Canada nói rằng khí hậu của đất nước này đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, và tác động đang bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể cá hồi hoang dã.
Báo cáo cho biết: "Sóng nhiệt trên biển, sông hồ ấm hơn, thay đổi mạng lưới thức ăn, lũ lụt, hạn hán gia tăng và những biến đổi môi trường sống nước ngọt khác đều ảnh hưởng đến cá hồi."
Trong khi đó ở Alaska, Công viên quốc gia Katmai đang tổ chức Tuần lễ gấu béo, nơi người hâm mộ bỏ phiếu cho chú gấu béo yêu thích của họ trước khi chúng ngủ đông.
Bên cạnh biến đổi khí hậu, các nhà vận động chống lại các trang trại cá hồi cho biết nuôi cá hồi là một yếu tố khác làm mất cân bằng cá hồi hoang dã.
Cuộc khủng hoảng cá hồi
Quần thể cá hồi hoang dã đã giảm ở Canada và Alaska trong vài năm qua - và ảnh hưởng của nó đang tác động đến hệ sinh thái địa phương hơn bao giờ hết. Các chuyên gia cho biết hoạt động của con người và việc nuôi cá hồi đã góp phần làm giảm dân số cá hồi.
Nuôi cá ngoài trời bị chỉ trích vì gây ô nhiễm nước và lây lan bệnh dịch cho cá hoang dã. Biến đổi khí hậu, nhiệt độ nước tăng, lũ lụt và hạn hán gia tăng gây căng thẳng cho quần thể cá hồi.
Một cặp đôi gấu xám trong Tuần lễ gấu béo ở Alaska.
Năm 2019 đánh dấu mùa hè nóng nhất được ghi nhận. Nam bán cầu ghi nhận mùa đông ấm áp thứ hai trong 140 năm. Ở Alaska, hàng trăm con cá hồi đã chết vào tháng 7 do nhiệt độ nước kỷ lục lên tới 81 độ ở Cook Inlet. Một báo cáo năm 2019 cho biết khí hậu ở Canada nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới.
Don Staniford, Giám đốc của Salmon Watch, nói với MailOnline: "Nuôi cá hồi là một căn bệnh ung thư ác tính trên bờ biển của chúng tôi và đang giết chết không chỉ cá hoang dã mà cả gấu, cá voi và động vật có vỏ. Cá hồi không phải là thuốc chữa bách bệnh, nuôi cá hồi ảnh hưởng xấu đến toàn cầu. Người tiêu dùng có thể giúp đỡ bằng cách tẩy chay cá hồi nuôi."
Nhiếp ảnh gia Hicker nói rằng những con gấu đang bị buộc phải di chuyển xa hơn để tìm thức ăn, điều này có thể khiến chúng bị kiệt sức. Anh cũng nói phần lớn những con gấu anh thấy đều trông không có vẻ khỏe mạnh.
Anh nói: "Chúng đang dành tất cả năng lượng để di chuyển đến một địa điểm khác. Chúng đang bị buộc phải làm điều đó để kiếm thức ăn.
Những lo ngại về gấu đói tại Knight Inlet gần đây đã khiến các ủy viên hội đồng của First Nations Mamalilikulla phải hỗ trợ những con gấu bằng 500 xác cá hồi do một trại giống địa phương tặng.
Ngoài ra, quần thể gấu xám đã giảm đáng kể trong vài năm qua, đặc biệt là ở British Columbia do nạn săn bắt và mất môi trường sống. Việc thiếu nguồn thực phẩm ổn định có thể trở thành một yếu tố khác gia tăng thêm áp lực cho loài này.