Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình

MINH HẠNH |

Hàng chục nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình trên toàn Myanmar trong ngày thứ 3 liên tiếp. Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông, báo giới địa phương đưa tin.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 1.

Trước đó, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính bắt đầu được tổ chức ở Myanmar từ thứ Bảy, 6/2, với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 2.

Đến ngày thứ 3, khi làn sóng biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, cảnh sát đã bắt đầu đưa vòi rồng vào sử dụng để giải tán đám đông ở thủ đô Naypyidaw.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 3.

Đám đông gồm người dân thuộc nhiều sắc tộc, thậm chí cả những người từng chỉ trích bà Aung San Suu Kyi và cáo buộc chính phủ của bà “bỏ rơi nhóm dân tộc thiểu số”.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 4.

Theo hãng tin Reuters, cảnh sát dường như đã ngừng sử dụng vòi rồng sau lời kêu gọi của những người biểu tình. Tuy nhiên sau đó, cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 5.

Đây là làn sóng biểu tình lớn nhất tại Myanmar kể từ sau “Cuộc cách mạng nghệ tây” do các nhà sư tiến hành hồi năm 2007 nhằm thúc đẩy các cuộc cải cách dân chủ.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 6.

Các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua chủ yếu diễn ra trong hòa bình. Nhưng truyền thông địa phương đưa tin ở thành phố Myawaddy, miền đông nam nước này, cảnh sát đã phải bắn chỉ thiên để giải tán đám đông.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 7.

Người dân Myanmar đứng trên ban công xem biểu tình.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 8.

Ngoài các cuộc biểu tình trên đường phố, phong trào bất tuân đã nổ ra tại nhiều bệnh viện, trường học và cơ quan nhà nước.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 9.

“Chúng tôi yêu cầu nhân viên chính phủ từ tất cả các cơ quan ban ngành không tham gia làm việc từ thứ Hai,” nhà hoạt động Min Ko Naing nói.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 10.

Trước đó, ngay sau cuộc đảo chính ngày 1/2, lãnh đạo quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, chuyển giao mọi quyền lực cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing, bổ nhiệm Phó Tổng thống Myint Swe - một cựu tướng quân đội - làm quyền tổng thống.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình - Ảnh 11.

Các lãnh đạo Myanmar, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và quan chức nhiều địa phương bị quân đội bắt giữ. Cuộc đảo chính vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều nước phương Tây và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ảnh: Twitter, Reuters

Theo Sputnik

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại