Theo dữ liệu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới, tháng 7/2019 là tháng nóng nhất từng được ghi nhất trong lịch sử. Ngày 31/7 vừa qua là ngày tồi tệ nhất với thềm băng Greenland, khi 11 tỷ tấn băng hòa vào nước biển.
Đây là lần băng tan nhiều nhất kể từ năm 2012. Năm đó, 97% các dải băng ở Greenland trải qua quá trình tan chảy. Năm nay, tính tới thời điểm hiện tại, 56% khối băng đã tan chảy, nhưng nhiệt độ lại cao hơn đợt nắng nóng năm 2012 – cao hơn trung bình 8 – 11 độ C.
Theo Washington Post, điều này cho thấy, lượng băng tan chảy trong tháng 7 đủ để nâng mực nước biển trung bình toàn cầu thêm 0,5 mm.
Con số này có vẻ nhỏ, nhưng mỗi lần tăng mực nước biển sẽ khiến các cơn bão đến gần với những công trình của con người dễ dàng hơn, ví dụ như hệ thống tàu điện ngầm New York bi ngập một phần trong cơn bão Sandy 2012.
Băng tan xảy ra sau một đợt nắng nóng quét qua châu Âu vào tháng 7, lập kỷ lục nhiệt độ tại Pháp, kết thúc tại Greenland. Tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất đo được trong lịch sử.
Sự nóng lên toàn cầu này trùng hợp với việc nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng mạnh, đến mức chưa từng thấy trong 800.000 năm quan. Có thể nói Greenland đang “bốc cháy”.
Về lâu dài, biến đổi khí hậu được dự đoán khiến quá trình băng tan diễn ra nhanh hơn, thậm chí còn cực đoan hơn cả những kịch bản tồi tệ nhất được dự đoán chỉ cách đây vài năm. Đồng nghĩa, những cơn bão mạnh, tình trạng ngập lụt kéo dài và hàng triệu “người tị nạn” vì khí hậu.
Dự kiến, nhiệt làm tan băng có thể khiến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới không thể sinh sống được trong một vài khoảng thời gian trong năm. Đồng thời nhiệt độ có thể vượt quá mức cơ thể con người có thể chịu được. Và lúc này, ở Greenland, nắng nóng vẫn đang tiếp tục.
Tham khảo nguồn: Livescience