Căng thẳng lập trường khác biệt: Châu Âu bất ngờ 'xoay vần' tìm điểm chung với Mỹ?

Hồng Nhung |

Các cảnh báo của Mỹ về thách thức từ Trung Quốc là tâm điểm gây chú ý tại Hội nghị An ninh Munich năm nay.

Mỹ đang lập trường khác biệt với châu Âu?

Theo foreign policy, Mỹ đang thể hiện lập trường cứng rắn hơn với châu Âu gần đây trong các vấn đề của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cảnh báo với các đồng minh của Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich rằng đã đến lúc cần phải thức tỉnh nhằm đối phó với các thách thức từ Trung Quốc.

Theo tờ foreign policy, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng, phương Tây đã chiến thắng trong các căng thẳng với Trung Quốc.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao khác của chính quyền Tổng thống Trump lại nói rằng, châu Âu đã bỏ sót quan điểm liệu Washington có phải đang không nhìn thấu Trung Quốc hay không?

Trong các tháng tiếp theo, Mỹ sẽ tiếp tục áp mức thuế vào ngành xe hơi của châu Âu. Điều này tạo nên một trở ngại lớn đối với chương trình nghị sự chung: châu Âu liệu có thể mong chờ về việc những gì chính quyền Mỹ nói và làm?

Niềm tin xuyên Đại Tây Dương của châu Âu giảm dần đi kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức vào Nhà Trắng cùng với đó là quyết định rút khỏi Hiệp định Biến đổi khí hậu và sau đó là thỏa thuận hạt nhân Iran. Quyết định của Tổng thống Trump vào tháng 10 năm ngoái là rút quân lính Mỹ khỏi Syria mà không hề thông báo cho các đồng minh trước đó cũng gây bất ngờ cho châu Âu.

Căng thẳng hơn khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo thậm chí còn lên tiếng rằng, Châu Âu hiện đang trở nên tồi tệ hơn Trung Quốc khi khó có thể hòa giải trong bối cảnh Washington muốn cùng họ đối phó với các vấn đề của Bắc Kinh.

Tại Hội nghị An ninh Munich, ý thức về sự xáo trộn chính sách của Mỹ được củng cố khi các quan chức Mỹ thừa nhận rằng họ đã gặp bất cập trong các tuyên bố về thách thức Washington phải đối mặt cùng với Anh và các quốc gia châu Âu khác khi chọn mạng 5G của Huawei. Tuy nhiên, châu Âu ngay lập tức lại phủ nhận đưa ra các các thách thức như vậy.

"Chúng tôi biết rằng, bạn không thể tin tưởng mọi thứ hoặc có thể bất cứ điều gì", một nhà ngoại giao châu Âu cho biết.

Sẽ có cách cho châu Âu gần với Mỹ…

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 15/2 vừa lên tiếng chỉ trích Nga, Mỹ và Trung Quốc đang gây ra sự mất an toàn và thiếu tin tưởng bằng sự cạnh tranh giữa các cường quốc, điều đó có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.

Tại Hội nghị an ninh Munich, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã khẳng định Mỹ, Trung Quốc và Nga là thách thức lớn đối với châu Âu.

"Đồng minh thân thiết nhất của chúng tôi, dưới chính quyền hiện tại, Mỹ đang bác bỏ khái niệm của cộng đồng quốc tế", ông Frank-Walter Steinmeier cho biết.

Châu Âu và Mỹ đều đồng ý về những họ không hài lòng đối với vấn đề Trung Quốc hiện tại. Điều này bao gồm thị trường Trung Quốc chưa mở cửa đầu tư nước ngoài giống như những gì Bắc Kinh từng hứa hẹn tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos.

Giới chuyên gia cho biết, không thể định nghĩa ở mức độ cạnh tranh hiện tại. Và cho đến cuối cùng, điều này là quan trọng liệu châu Âu có thể vượt ra khỏi quan hệ hợp tác lỏng lẻo với Trung Quốc hiện tại, bao gồm NATO và phát triển chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương – chủ đề chính tại Munich.

Bước đầu tiên sẽ là Mỹ giảm giọng điệu về lập trường "với chúng tôi hoặc chống chúng tôi". Giống như những gì các quan chức Washington vẫn thường nói với châu Âu về người Trung Quốc.

"Họ càng vẫy tay nhiều chúng tôi càng ít muốn nghe hơn", một nhà quan sát người Đức - Reinhard Bütikofer cho hay.

Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi một nỗ lực phối hợp nhiều hơn từ châu Âu để xây dựng một chính sách chung chặt chẽ và chắc chắn hơn với Trung Quốc.

Thủ tướng Đức Merkel từng thúc đẩy chính sách mở cửa với Huawei của Trung Quốc và khiến chính quyền bà phải nói lời chia tay với Anh, Pháp cũng như một số thành phố châu Âu khác trong tháng trước.

"Nếu Đức không cần thận thì cuộc gặp này có thể phải hủy, thay vì củng cố một châu Âu đối phó với các thách thức của Trung Quốc", Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc tại Berlin – ông Mikko Huotari cho biết.

Tổng thống Pháp Macron đã nói tại hội nghị Munich rằng sẽ rất khó để đạt được nhiều tiến bộ với Mỹ. Hai chuyến thăm Washington của Tổng thống Macron trong năm 2018 và tại thượng đỉnh G7 vào năm ngoái nhằm thuyết phục Tổng thống Trump gần gũi hơn với châu Âu nhằm đối phó với các thách thức từ Trung Quốc. Theo tờ foreign policy, cả hai lần đều không thành.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, nếu châu Âu có thể phát triển một chiến lược hợp tác để đạt được sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương, thì Washington phải tìm cách nói chuyện đáng tin cậy và với một giọng điệu khác đối với các đồng minh của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại