Tranh minh họa.
BÁU VẬT BỊ MỘ TẶC BỎ LỠ
Năm 1928, Tôn Điện Anh - thủ lĩnh của nhóm thổ phỉ quân phiệt đã dẫn theo cấp dưới đi đến khu vực mộ phần của nhà Thanh và gây ra một vụ án trộm mộ rúng động trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.
Những lăng mộ bị bọn chúng trộm là lăng mộ của Từ Hi thái hậu và hoàng đế Càn Long. Tôn Điện Anh đã lấy lý do muốn tập luyện quân sự và đuổi hết những người canh mộ ra bên ngoài.
Tiếp đó, bọn chúng đã trắng trợn cướp đi những đồ vật cổ và quý giá trong những lăng mộ như: trân châu, phỉ thúy, ngọc thạch, ngà voi, những tác phẩm điêu khắc, thư họa, thẻ kẹp sách, những thanh kiếm quý giá và vô số những báu vật khác.
Theo như lời của Tôn Điện Anh, đồ vật quý giá nhất mà hắn trộm được nằm ở lăng mộ của hoàng đế Càn Long, tại đây có vô số những vật báu, trong đó có giá trị nhất là một thanh kiếm Cửu Long, bên ngoài bao kiếm có khắc hình chín con rồng vô cùng chân thật.
Đáng tiếc thay, sau khi bị Tôn Điện Anh trộm đi, thanh kiếm đã không còn rõ tung tích nữa.
Tôn Điện Anh – tên trộm mộ khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Tôn Điện Anh luôn thừa cơ, tận dụng mọi cơ hội để chiếm lấy lợi ích cho bản thân, đến tấm vải liệm trên người của Càn Long, hắn cũng không buông tha.
Sau khi rút tấm vải liệm từ trên người của vị vua ra, hắn đã gỡ và lấy hết những trâu báu có gắn bên trên, sau đó liền vứt tấm vải xuống đất.
Khi thẳng tay vứt đi, Tôn Điện Anh nào có thể ngờ đến được lai lịch không hề tầm thường của "báu vật" này. Về sau, tấm vải thậm chí đã được bán đấu giá tới 130 triệu NDT (tương đương 460 tỷ VND), quả là một mức giá "trên trời".
Vậy rốt cuộc, tấm vải liệm ấy có đặc điểm gì mà có thể bán ra với số tiền cao ngất ngưởng như vậy?
GIÁ TRỊ CỦA BÁU VẬT MÀ TÔN ĐIỆN ANH BỎ LỠ
Năm 2005, một người có sở thích sưu tầm họ Tần đã tham gia một cuộc đấu giá ở Bắc Kinh. Những đồ vật quý và lạ tại đây có thể nói là có đủ mọi chủng loại, số lượng nhiều vô kể khiến người tham gia đấu giá không khỏi bị choáng ngợp và hoa mắt.
Để có thể lựa chọn được những đồ sưu tầm có giá trị, đòi hỏi người sưu tầm cần phải có một cặp mắt "sành".
Con đối với những nhà giám định thật sự có "nhãn lực", họ sẽ không bao giờ nghe "lọt tai" những câu chuyện do mọi người tùy tiện đưa ra và bàn tán, tiêu chuẩn duy nhất khi đánh giá một đồ vật của họ là nhìn vào diện mạo thật sự của đồ vật đó.
Bất cứ ai cũng có thể chỉnh lý, biên tập lại một câu chuyện cảm động, vậy nhưng khi đã trải qua dòng chảy của thời gian, rất khó để có thể mô phỏng lại được phong cách, dư vị của câu chuyện đó.
Đến đây, mọi người cần có một cặp mắt tinh tường để nhìn thấu mọi thứ, chứ không thể nghe những "chuyên gia dởm" bình phẩm một cách không có căn cứ.
Bên cạnh vô số những vật báu được người người tranh giành, có một đồ vật khá tầm thường và không có sức hút với người tham gia đấu giá, đó là một tấm áo cà sa thời nhà Thanh.
Tấm áo này đã xuất hiện trong tầm mắt của mọi người với giá khởi điểm là 80 nghìn NDT (tương đương 283 triệu VND). Tuy mức giá đã được đưa ra một lúc lâu, nhưng vẫn chưa được bất cứ ai trả giá tiếp, điều này đã dẫn đến việc tấm áo đã không thể bán đi.
"Báu vật" bị nhiều người bỏ lỡ.
Khác với tất cả những người khác, Tần tiên sinh đã nhìn ra được một điều gì đó đặc biệt qua bề mặt của tấm áo cà sa bằng chất liệu bằng sa tanh đó.
Có rất nhiều những nét hoa văn tinh tế và một số nét chữ được chạm trổ trên mặt áo, điểm này đã khiến ông Tần cảm nhận được rằng tấm áo không phải là một đồ vật tầm thường.
Sau một hồi suy nghĩ cặn kẽ, ông Tần vẫn không thể thoát ra khỏi sức hút của tấm áo cà sa bằng sa tanh đó.
Cuối cùng, Tần tiên sinh đã quyết định mua lại tấm áo với giá 90 nghìn NDT (tương đương 317 triệu VND), quá trình mua của ông khá thuận lợi vì không có ai tranh giành đấu giá với ông.
Tuy nhiên, điều mà tất cả mọi người đều không thể tưởng đến là tấm áo cà sa từng không có ai để mắt trong buổi đấu thầu ngày ấy lại được đấu giá lên tới 130 triệu NDT (tương đương 460 tỷ VND) chỉ sau một thời gian ngắn.
Ý NGHĨA THẬT SỰ CỦA TẤM VẢI LIỆM ĐƯỢC ĐEM ĐI ĐẤU GIÁ CỦA CÀN LONG
Sau khi đem tấm áo cà sà bằng sa lanh từ buổi đấu giá về nhà, ông Tần đã nghiêm cứu rất tỉ mỉ, kĩ lưỡng.
Sau một hồi quan sát chi tiết, ông đã phát hiện ra rằng, tấm áo này hóa ra lại là tấm vải liệm quấn quanh người Càn Long khi vua được hạ táng, đây là một "báu vật" đã thất lạc từ rất lâu, không ngờ được rằng hiện tại nó lại rơi vào tay ông.
Càn Long năm đó là vua của một nước, để có thể trở thành "vải liệm" hạ táng cùng vua, chắc hẳn đây phải là một tấm vải không tầm thường.
Mà cho dù đây có là một tấm vải bình thường thì nó cũng hoàn toàn có thể trở thành một đồ vật có giá trị nhất định, bởi vì "báu vật" này đã từng được đắp lên thân thể của một nhân vật lịch sử nổi tiếng như Càn Long.
Vị tiên sinh họ Tần ngày càng có hứng thú với "tấm vải liệm", ông thường xuyên cầm tấm vải trên tay và quan sát những đường nét hoa văn cũng như sự gia công tinh xảo trên bề mặt.
Trong ông cũng đã dần hình thành một cảm giác không thể dời ra được với sức hút đặc biệt từ "tấm vải liệm" của vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử nhà Thanh.
Sau nhiều lần quan sát, ông Tần luôn cảm thấy dường như tấm vải vẫn còn chứa đựng một thứ gì đó rất đặc biệt, hoàn toàn không hề đơn giản như bề mặt của nó, bởi vì ngoài hai lớp bên ngoài thì bên trong tấm vải còn có một lớp nữa.
Ông Tần ngày càng tin vào cách nghĩ của bản thân, sau một hồi đấu tranh tư tưởng quyết liệt, ông đã quyết định xé và tháo rời tấm vải liệm ra.
Sau khi tấm vải được xé ra, ông đã phát hiện một báu vật hiếm có ở bên trong, đó là tấm chăn thêu kinh Đà La - một đồ vật chuyên được dùng để tùy táng cùng những hoàng đế, phi tần nhà Thanh.
Cận cảnh tấm chăn thêu kinh Đà La.
Bên trên bề mặt tấm chăn là chi chít những dòng kinh thánh tiếng Phạn được thêu bằng vàng. Từ thời Khanh Hi, hoàng gia nhà Thanh đã một lòng tin tưởng vào phái đạo Lạt-ma (tên gọi của Phật giáo ở Tây Tạng), chăn Đà La cũng là một đồ vật linh thiêng của đạo Phật.
Họa tiết trang trí chính trên bề mặt chăn Đà La là một tòa bảo tháp như hình một chiếc bát bị úp xuống. Mặt chính là những họa tiết hình cánh cổng đầy ánh sáng, bên trên khắc thần chú tiếng Phạn.
Tòa tháp trang trí trên tấm chăn được thiết kế khá cao và thẳng, phần cổ tháp là những bông hoa sen, bên trên có mười ba vòng tròn tượng trưng cho mười ba ngày, đỉnh tháp là hình chiếc ô mà vua chúa hay dùng cùng những dải tua rua, trên cùng là hình mặt trăng khuyết và châu báu.
Chăn thêu kinh Đà La còn được gọi là "tấm chăn Vãn Sanh" , là một trong những món đồ hạ táng của người chết.
Nghe nói, trong thời xưa, người của hoàng gia rất hay dùng loại chăn này, nguồn gốc của nó cũng đã có từ rất lâu đời.
Sở dĩ chăn Vãn Sanh được rất nhiều người săn lùng vì theo truyền thuyết, sau khi con người chết đi và xuống Địa Ngục, Diêm Vương sẽ dựa vào mọi nghiệp chướng cả đời của người đó để định đoạt việc nên hay không nên trừng phạt.
Người của hoàng gia vốn nổi tiếng rất "máu lạnh", vô tình, tay ai cũng nhuốm đỏ một màu của máu.
Tương truyền, sau khi chết đi mà được đắp tấm chăn Đà La lên người, mọi nghiệp chướng, tội ác cả đời sẽ được gột rửa sạch sẽ, khi ấy con người sẽ không phải xuống Địa Ngục mà được đi đến miền Tây Phương Cực Lạc.
Phần mộ của hoàng đế Càn Long.
Sau khi đã hiểu rõ hết về sự quý giá của tấm chăn Đà La, vị tiên sinh họ Tần đã đem tấm chăn đi đấu giá, cuối cùng "báu vật" này đã được bán ra với giá tiền 65,5 triệu NDT (tương đương 231 tỷ VND) và đã được một người phụ nữ giấu tên mua lại.
Hai năm sau, tức là vào năm 2010, tấm chăn Đà La một lần nữa được đưa ra đấu giá tiếp, và lần này giá đấu thầu của tấm chăn lên đến một mức giá trên trời: 130 triệu NDT (tương đương 460 tỷ VND)!
Ghi chú: Công dụng của chăn thêu từ kinh Đà Lạ được ghi lại trong truyền thuyết Phật giáo.
*Dịch từ báo Trung Quốc