Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem "cả thế giới vào nhà"?

Thuý Phương |

Đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người hạn chế khả năng đi lại, ngôi nhà gần như là cả thế giới của họ. Dù đó là không gian thân thiết, gắn bó trong suốt một thời gian dài, họ vẫn không tránh khỏi cảm giác tù túng khi lúc nào cũng đối mặt với 4 bức tường.

Đây cũng là vấn đề “đau đầu” của anh Bùi Việt Bách khi bố anh đang mắc Parkinson thể cứng - chứng bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Để tiện chăm sóc cho cuộc sống sinh hoạt của ông, gia đình còn thuê một cô giúp việc, sẽ sống và sinh hoạt chung một phòng với ông. Chính điều đó khiến không gian căn phòng ngủ càng trở nên chật hẹp, đôi khi gây bất tiện cho cả đời sống cũng như tâm lý của mỗi người.

Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem cả thế giới vào nhà? - Ảnh 1.

Chính bản thân anh Bách cũng nhận ra rằng, không gian phòng ngủ của bố khá chật chội. Căn phòng chỉ đủ không gian để chứa 1 chiếc TV, tủ thuốc, giường bệnh, xe lăn, giá lưu trữ đồ và 1 vài bức ảnh gia đình treo tường. Sau khi đặt thêm đệm ngủ của cô giúp việc, hầu như không còn lối đi lại, việc vận động cũng khó khăn hơn.

Ngay khi quyết định cải tạo căn phòng này, các kiến trúc sư của chương trình Là Nhà đã đưa ra nhiều phương án khác nhau. Do diện tích căn phòng khá nhỏ, lại có 2 người khác giới cùng sinh hoạt nên hầu hết các phương án đều xoay quanh hai điều: Tối giản và đa năng. 

Cụ thể, trong phòng ngủ của ông, giường sẽ đổi hướng khác để tránh bị ồn khi mở cửa ra vào và sát cửa sổ. Thiết kế giường ngủ không quá cao, bớt gây khó khăn cho người nhà hỗ trợ ông khi lên, leo xuống và thức dậy lúc nửa đêm.

Rèm trong phòng ngủ của ông là rèm thông minh từ thương hiệu Vconnex. Rèm có ba cách điều khiển: qua app, sử dụng công tắc gần rèm và một công tắc rời bên ngoài. Công năng này phù hợp cho căn phòng được coi là “phòng bệnh” tại gia, ông hay người chăm sóc ông - cô giúp việc hoặc người nhà có thể đóng mở rèm bất cứ lúc nào. Chỉ một thay đổi nhỏ trong nội thất đã đem lại sự tiện nghi lớn hơn cho cuộc sống của ông và cả gia đình.

Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem cả thế giới vào nhà? - Ảnh 2.

Giường ngủ của cô giúp việc sẽ được gập ngang với chiều cao phù hợp. Khi sử dụng thì dễ dàng kéo xuống, nếu không sử dụng thì gập lên cho gọn gàng.

Thiết kế xung quanh giường sẽ thuận tiện hơn cho ông và cô trong việc sinh hoạt hàng ngày. Căn phòng dùng rèm cửa dễ dàng lưu thông không khí.

Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem cả thế giới vào nhà? - Ảnh 3.

Giường của ông sẽ có phần ngăn kéo phía dưới, hệ tủ trượt tiện lợi để đựng quần áo và xe lăn. Tivi được đặt ở phía giường của cô để đảm bảo nhu cầu sử dụng. 

Đặc biệt, do phòng ngủ có diện tích khá chật chội và trống trải nên việc tạo không gian xanh sẽ giúp tác động tới tinh thần của ông được thoải mái, giúp chiều hướng bệnh tích cực hơn.

Giống như MC Dino đã chia sẻ trong chương trình: "Nếu ông không thể ra ngoài, sao không đưa cả thế giới vào nhà cho ông."

Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem cả thế giới vào nhà? - Ảnh 4.

Đội ngũ KTS đã tận dụng các chậu cây xanh nhỏ xinh, trang trí khéo léo tinh tế để tạo ra điểm nhấn bắt mắt cho căn phòng. Vật liệu làm chậu cây đặt trong phòng đến từ chất liệu như gỗ, gốm, đất nung… với màu sắc dễ chịu.

Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem cả thế giới vào nhà? - Ảnh 5.

Điều này giúp không gian sống thêm gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác dễ chịu cho ông.

Hiếm khi nói ra nhưng từng cử chỉ, hành động của anh Bách đều rất ấm áp khi ở bên cạnh bố. Trước khi đưa bố vào xem căn phòng mới, anh tự tay chỉnh trang lại trang phục, cạo râu để bố có diện mạo đẹp nhất, tự tin đón nhận món quà. Khoảnh khắc đó khiến nhiều người xem xúc động bởi sự quan tâm mà người con trai dành cho bố.

Gửi gắm những tâm tư với KTS của chương trình Là Nhà, anh Bách đã có thể dành tặng một món quà bất ngờ cho bố. Căn phòng mới nhiều ánh sáng, giường, tủ và các thiết bị đều được lắp đặt mới với nhiều tiện ích, mang đến một không gian xanh cho chủ nhân. 

Căn phòng siêu nhỏ của cha: Cần thiết kế thế nào để đem cả thế giới vào nhà? - Ảnh 6.

Khi nhìn thấy món quà, bố của anh Bách dù gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hay cử động nhưng vẫn cười tươi, gật gù nói: "Nhà đẹp! Nhà rất đẹp!"

Vẻ hạnh phúc của bố cũng chính là niềm vui của anh Bách khi có thể mang lại một nơi chốn bình yên cho bậc sinh thành lúc về già. "Điều khiến mình xúc động nhất là bố nói nhiều hơn mọi ngày, chia sẻ nhiều cảm xúc hơn và cũng nhận ra được sự thay đổi trong phòng của mình. Cái hình dung của mình, cuộc sống cũng êm đềm trôi như những ngày khác nhưng mọi thứ trong nhà được gọn gàng, sạch sẽ hơn, mang đến cảm giác về nhà là bình yên", anh Việt Bách chia sẻ.

Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

Là Nhà sẽ phát vào 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3 và 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp.

Chương trình được sản xuất bởi WOWMedia cùng Nhà phát triển BĐS Văn Phú - Invest (VPI) ; Nhà tài trợ Kim Cương Panasonic ; Đơn vị truyền thông và phát hành VCCorp - Admicro và VTV; Đơn vị hợp tác thương mại VCCorp - Adsponsor; đồng thời đưa tin trên ELLE Decoration, Group Nghiện Nhà và Happynest.

photo-1

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại