Càn Long ra câu đối, Kỷ Hiểu Lam và các quan đại thần bó tay: Duy nhất 1 người phụ nữ đáp được

Nguyệt Phạm |

Người phụ nữ này sau đó đã nhận được sự tán thưởng của hoàng đế Càn Long và các vị quan đại thần.

Câu đối là một thể loại văn học thường thấy ở Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Câu đối được liệt vào một thể loại mang tính biền ngẫu, dùng thể thức đối đôi mà biểu hiện ý nghĩa, tư tưởng. Chữ Đối ở đây có ý nghĩa đối lập, thành đôi. Câu đối được người Trung Quốc gọi là Đối liên. Theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Càn Long ra câu đối, Kỷ Hiểu Lam và các quan đại thần bó tay: Duy nhất 1 người phụ nữ đáp được- Ảnh 1.

Câu đối là một thể loại văn học thường thấy ở Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. (Ảnh: Media Mart)

Kể từ đó, câu đối trở thành một nét văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Việc ra vế đối tìm người đối đáp đã trở thành thú tiêu khiển của nhiều vị hoàng đế các triều đại. Đặc biệt, hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh vô cùng thích câu đối. Ông thường xuyên cùng với các quan lại và các phi tần giải trí bằng đối câu đối.

Vế đối "khó nhằn" của hoàng đế Càn Long

Càn Long thường đi vi hành Giang Nam, khi nhìn thấy sông núi hùng vĩ ở phía nam sông Dương Tử ông đã rất say mê. Thứ nhất là để xem xét tình hình cuộc sống của người dân, thứ hai là tiện bề thăm quan núi sông và trải nghiệm những điều mới lạ. Ông đã làm rất nhiều bài thơ về phong cảnh nơi đây.

Càn Long ra câu đối, Kỷ Hiểu Lam và các quan đại thần bó tay: Duy nhất 1 người phụ nữ đáp được- Ảnh 2.

Càn Long rất say mê phong cảnh Giang Nam nên thường đi vi hành ở đây. (Ảnh: Sohu)

Trong một lần vi hành, khi nhìn thấy phong cảnh hữu tình, Càn Long cao hứng ra một vế đối: "Động trung tuyền thủy lưu bất tẫn" (tạm dịch là: Nước suối trong hang chảy bất tận). Theo ghi chép nhiều cuốn sử liệu, thời điểm đó, những quan lại theo hầu Càn Long còn có cả Kỷ Hiểu Lam. Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805) là một vị quan và danh sĩ tài hoa dưới triều Thanh. Ông nổi tiếng là vị quan thông minh, chính trực và thường có những cuộc đấu trí cam go với tham quan Hòa Thân. Trong đó, Hòa Thân nhiều lần "lép vế" trước Kỷ Hiểu Lam.

Càn Long ra câu đối, Kỷ Hiểu Lam và các quan đại thần bó tay: Duy nhất 1 người phụ nữ đáp được- Ảnh 3.

Càn Long ra một vế đối nhưng Kỷ Hiểu Lam và nhiều vị quan đại thần "bó tay". (Ảnh: Sohu)

Thế nhưng, Kỷ Hiểu Lam khi đối mặt với câu đối này lại không nói nên lời, ông ta lúng túng không biết xử lý thế nào. Sau một hồi suy nghĩ, các vị quan lại bắt đầu nêu vế đối của mình. Một vị quan tiến lên trước và nói: "Sơn gian thanh phong nghênh diện lại" (tạm dịch: Gió từ trên núi đang thổi tới). Thoạt nghe, vế đối có vẻ đối xứng ý nghĩa của nó còn rất xa vời so với câu đối của Càn Long. Vì thế, câu đối này không được hoàng đế chấp nhận.

Câu đối thông minh đáp trả của người phụ nữ

Các quan đại thần và hoàng đế Càn Long đang loay hoay nghĩ vế đối thì đúng lúc này, một giọng nữ trong trẻo từ phía sau truyền đến: "Cao sơn ngọc thụ vạn niên thanh" (tạm dịch là: Cây trên núi cao vạn năm xanh). Câu đối này có nghĩa ẩn dụ là cây trên núi cao dù trải qua bao thăng trầm mưa gió nhưng vẫn trường tồn xanh tươi. Trong câu đối này, "vạn niên thanh" vừa là tên một loại cây, nhưng đồng thời cũng mang nghĩa trường tồn, rất tương xứng với "bất tận" trong câu của Càn Long. Cả 2 từ này đều nói về dòng thời gian vô tận, cũng là để nói triều đại của nhà Thanh sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và không bao giờ bị hủy diệt.

Càn Long ra câu đối, Kỷ Hiểu Lam và các quan đại thần bó tay: Duy nhất 1 người phụ nữ đáp được- Ảnh 4.

Một người phụ nữ đã đối lại vế đối của Càn Long rất thông minh. (Ảnh: Sohu)

Câu đối vô cùng ý nghĩa và đối xứng với vế đối của Càn Long. Điều khiến hoàng đế và các quan lại bất ngờ đó là người đáp lại là một người phụ nữ.

Bởi, trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, địa vị của phụ nữ rất thấp, nhiều người còn không được đến trường và đọc sách. Tuy nhiên, một người phụ nữ thường dân đã làm được điều mà Kỷ Hiểu Lam và những vị quan đại thần khác không đối đáp được. Câu đối thông minh của nàng đã giành được sự tán thưởng của nhà vua và các vị quan.

Càn Long ra câu đối, Kỷ Hiểu Lam và các quan đại thần bó tay: Duy nhất 1 người phụ nữ đáp được- Ảnh 5.

Câu đối thông minh của nàng đã giành được sự tán thưởng của nhà vua và các vị quan. (Ảnh: Sohu)

Đáng tiếc, trong sử sách không ghi lại lai lịch của người phụ nữ này. Các nhà sử học cho rằng, một phụ nữ có thể đối lại vế đối khó nhằn của hoàng đế Càn Long ắt hẳn xuất thân không hề tầm thường. Câu chuyện này đã trở thành một giai thoại thú vị trong lịch sử và được lưu truyền đến tận ngày nay.

*Nguồn: Sohu, Yuewu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Thái Lan hé lộ kế hoạch SEA Games, Nguyễn Xuân Son hết cơ hội tranh huy chương vàng?

Thái Lan hé lộ kế hoạch SEA Games, Nguyễn Xuân Son hết cơ hội tranh huy chương vàng?

24/01/2025 18:30

Cơ quan Thể thao Thái Lan (SAT) đang hé lộ về phương án tổ chức các môn thi đấu tại SEA Games 2025.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top