Thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh, TPHCM) được thí điểm tháo dỡ trước. Đây là một số 7 thủy đài được xây dựng từ trước năm 1975.
Lối cầu thang để các công nhân di chuyển lên phần mái tháo dỡ thủy đài
Phần dàn giáo được lắp đặt khá chặt chẽ, kết cấu phức tạp
Gần 1 tháng chuẩn bị dàn giáo, bọc lưới xung quanh thủy đài, các công nhân đã bắt đầu tháo dỡ thủy đài cao hơn 30m này.
Các công nhân tích cực tháo dỡ phần mái
Phần mái được tháo dỡ gần xong, lộ lên khung sắt
Sau 3 ngày thi công, phần nắm và mái thủy đài đã bị phá bỏ. Hiện ra trước mắt là những khung sắt có kết cấu khá chắc, đồng bộ.
Các công nhân tháo dỡ phần trên của thủy đài cao hơn 30m vào chiều 29/12
Ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện đơn vị giám sát thi công cho biết, phần nắp, mái phía trên thủy đài được khoan, đập thành từng mảnh nhỏ.
Trong khi phần thân sẽ được tách ra từng mảng và dùng xe cẩu hạ xuống nhằm đảm bảo an toàn.
Theo ông Hiệp, kết cấu thủy đài khá chắc chắn, lớp thép bên ngoài bọc hàng chục dây thép, bên trong lò xo có vữa xi măng và đá nhỏ.
"Đây là kết cấu để co giãn như cáp dự ứng lực của dầm cầu trong quá trình tác động của nước", ông Hiệp nói.
Xung quanh thủy đài có dàn giáo dày, kết nối với những móc sắt nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tháo dỡ.
Các thủy đài khác sẽ được tháo dỡ gồm thủy đài nằm trên đường 3/2 (quận 10), đường Lê Đại Hành (quận 11), đường đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận), đường Hoàng Diệu (quận 4), đường Trần Hưng Đạo (quận 5), đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp). Riêng thủy đài ở cạnh công trường Quốc tế (quận 3) được giữ lại làm di tích lịch sử.