Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam

Trà Khánh |

SPYDER là hệ thống phòng không mới và hiện đại nhất được Quân chủng Phòng không – Không quân giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022.

Ngoài những cái tên quen thuộc như tên lửa phòng không S-125-2TM (SAM-3), pháo phòng không ZSU-23-4 hay đài radar chống máy bay tàng hình RV-02, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 còn giới thiệu đến khách tham quan triển lãm tên lửa SPYDER – một trong số hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất của Việt Nam.

Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 1.

Quân chủng Phòng không – Không quân mang đến Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 một tổ đội chiến đấu đầy đủ của SPYDER gồm: Các xe phóng di động mang tên lửa phòng không tầm gần SPYDER-SR và tên lửa tầm trung SPYDER-MR; radar cảnh giới 3D ELM-2084; xe chỉ huy và điều khiển (CCU) và xe dịch vụ dã chiến (FSV).

Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 2.

Theo như giới thiệu của đại diện Quân chủng Phòng không – Không quân, SPYDER là tổ hợp tên lửa đất đối không do hãng Rafale (Israel) phát triển, nó có khả năng tác chiến cơ động, phản ứng nhanh, có thể hoạt động ngày/đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Trong chiến đấu, tên lửa phòng không SPYDER có thể nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm gần và tầm trung như: Máy bay, trực thăng, mục tiêu bay tầm thấp, tên lửa hành trình, thiết bị bay tấn công không người lái và các loại vũ khí điều khiển chính xác từ xa.

Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 3.

Hệ thống Spyder sử dụng 2 loại tên lửa đất đối không là Python-5, tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại, và Derby, tên lửa dẫn đường bằng radar.

Các xe phóng SPYDER-SR có thể đánh chặn các mục tiêu trên không từ khoảng cách 20 km ở độ cao 9.000 m. Trong khi đó SPYDER-MR có tầm bắn tối đa lên đến 50km ở độ cao 16.000m. Mỗi xe phóng SPYDER-SR mang theo 4 tên lửa đất đối không tầm ngắn, còn SPYDER-MR có thể mang theo 8 đạn tên lửa đất đối không.

Với các tên lửa SPYDER-SR và SPYDER-MR, một tổ đội SPYDER có thể bảo vệ một mục tiêu có đường kính lên đến 120km, không những thế thiết kế mở của nó còn cho phép hiệp đồng tác chiến với các hệ thống phòng không khác trong cùng lưới phòng không.

Còn ELM-2084 là radar 3D băng sóng S đa năng hiện đại, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm: cảnh giới nhìn vòng trên không; điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không hoặc đánh chặn tên lửa; phát hiện các loại đạn pháo, cối, pháo phản lực và định vị trận địa của chúng.

Radar ELM-2084 có cự ly phát hiện xa nhất đối với các mục tiêu trên không là 330km, phạm vi quan sát phương vị 360 độ, cung cấp khả năng nó có thể bám sát và xử lý đồng thời được 200 mục tiêu, chỉ thị bắn và tiêu diệt đồng thời được 20 mục tiêu trong số đó.

Kết nối các xe phóng di động và radar ELM-2084 là xe chỉ huy và điều khiển (CCU) – trung tâm tác chiến của toàn hệ thống. Ngoài ra còn có xe dịch vụ dã chiến (FSV).

Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 4.
Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 5.

Cận cảnh hệ thống phóng.

Thời gian triển khai tác chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa Spyder chỉ khoảng 15 phút với bốn binh sĩ cho mỗi xe phóng.

Các xe phóng di động và xe thành phần chiến đấu của tổ hợp SPYDER Việt Nam đều được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng HX77 (8x8) và HX58 (6x6) do Tập đoàn MAN của Đức chế tạo, có tính việt dã cực cao, rất thích hợp cho hoạt động chạy off-road đặc trưng của quân sự.

Một số hình ảnh khác của SPYDER tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022:

Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 6.
Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 7.
Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 8.
Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 9.
Cận cảnh tên lửa phòng không SPYDER hiện đại của Việt Nam  - Ảnh 10.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại