Con đường vào cơ sở đốt rác thải điện tử nằm sâu trong núi, nơi tiếp giáp huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) và huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Từ đường Hồ Chí Minh, chúng tôi di chuyển khoảng 3km đường đất mới vào được lò đốt rác này.
Trong khoảng đất rộng bao quanh là núi đá, 1 lò đốt rác thải xây dựng bằng gạch đỏ án ngữ. Trong lò có khuôn đúc ép kim loại cùng hệ thống làm mát bằng nước, diện tích hơn 100m2, 1 nhà cấp 4 - nơi sinh hoạt của công nhân.
Một hạng mục của cơ sỏ đốt rác
Lò đốt rác chính được xây dựng sơ sài, lò rồi đốt bằng củi, than, khói độc thường xuất hiện vào đêm muộn, nhiều người hít phải khói độc có hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, khó thở
Các mạch điện tử, cùng hàng chục tải phế liệu có thành phần kim loại, linh kiện điện tử được phủ bạt.
Bể chứa nước được đào, rồi phủ bạt sơ sài
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương (huyện Lương Sơn, Hòa Bình), cho hay, người ta xây dựng lò đốt để phân tách vàng, bạc từ các linh kiện điện tử cũ, tái chế thành phẩm đem đi bán, công suất khoảng 2 tấn một ngày.
Theo kết quả xác minh của đoàn kiểm tra huyện Lương Sơn, cơ sở đốt rác thải công nghiệp tại thung Mỏ Son thuộc địa giới hành chính xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức quản lý. Còn văn bản số 1368 của UBND huyện Mỹ Đức gửi UBND TP Hà Nội khẳng định, không thể kiểm tra, xử lý cơ sở gây ô nhiễm do nằm trên địa giới hành chính của xã Cao Dương, huyện Lương Sơn