Bài viết của báo Phụ nữ TP HCM nêu thông tin việc Đại đức Thích Thanh Toàn (trụ trì chùa Nga Hoàng, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) có hành vi "gạ tình" phóng viên, đang nhận được sự chú ý của dư luận.
Sáng nay (25/9), phóng viên đã tìm về chùa Nga Hoàng với mong muốn gặp, trao đổi trực tiếp với Đại đức Thích Thanh Toàn về nội dung phản ánh của bài báo, tuy nhiên, theo một số phật tử làm công quả tại chùa cho biết, sư thầy không có ở chùa.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc Đại đức Toàn đi đâu và có báo khi nào sẽ về không, một số phật tử làm công quả tại đây cho hay, sư thầy đã đi vắng vài ngày nay và không rõ đi đâu, khi nào sẽ về.
Phóng viên cũng liên hệ qua số điện thoại di động của Đại đức Thích Thanh Toàn nhưng không liên lạc được.
Một số người dân thông tin thêm, Đại đức Thích Thanh Toàn được bổ nhiệm làm trụ trì chùa này từ năm 2008 và thời gian qua tổ chức nhiều hoạt động Phật sự, tín ngưỡng cho bà con.
Về thông tin liên quan đến phản ánh của báo Phụ nữ TP HCM đối với sư Toàn, nhiều người dân tỏ ra ngần ngại, nói không biết hoặc không chia sẻ thêm gì.
Theo quan sát của phóng viên, chùa Nga Hoàng (có tên gọi khác là Quan âm thiền tự) nằm cạnh khu cánh đồng của địa phương, cách khá xa khu dân cư và bên trong được xây dựng, bài trí không giống với nhiều ngôi chùa bình thường khác.
Trao đổi với PV, Đại đức Thích Thanh Phương, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho hay, chiều nay, Ban Trị Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc sẽ về Tam Đảo họp để làm rõ, giải quyết phản ánh của báo chí liên quan đến Đại đức Thích Thanh Toàn.
Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên ghi lại tại chùa Nga Hoàng:
Hình ảnh nhìn từ trên cao của ngôi chùa Nga Hoàng.
Cổng chính của chùa Nga Hoàng.
Điện thờ quan âm trong chùa là khu vực được xây dựng lớn nhất.
Điện thờ được xây dựng khá đơn giản chứ không cầu kỳ như ở các chùa khác thường thấy.
Trong chùa có một hồ nước lớn với mô hình chùa Một Cột thu nhỏ được xây dựng giữa hồ. Bên phía đối diện là bảo tháp đang được xây dựng dở.
Từ mặt hồ nhìn vào khu chính điện của chùa.
Các khu vực nhà khách và công trình khác của chùa.
Khu nhà ăn.
Con đường quanh hồ nơi Phật tử thường ngồi để tham dự các khóa lễ lớn.
Các con đường quanh chùa đều được lát gạch đỏ khá sạch sẽ.
Tổ đường của ngồi chùa với cửa bằng tre, nứa khá khác lạ.
Điện thờ mẫu.
Đàn thờ ngoài trời.
Bên trong chùa có một khu vực được khóa cổng bên ngoài và người ngoài không được vào.
Sân chùa Nga Hoàng.
Con đường dẫn vào chùa.