Những bức hình này được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Nga - anh Ralph Mirebs tại nhà chứa tên lửa đẩy bỏ hoang, trực thuộc khu tổ hợp không gian hiện đại nằm gần Sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan - một quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Trong khi đó, sân bay vũ trụ Baykonur hiện vẫn đang được quân đội Nga sử dụng để phóng tên lửa Soyuz đưa con người lên quỹ đạo Trái Đất.
Bên trong khu nhà chứa tên lửa đẩy bỏ hoang tại Liên Xô cũ.
Khu nhà chứa trên từng là nơi "nghỉ ngơi" của loại tên lửa đẩy siêu mạnh Energia. Theo đó, nó đã được thiết kế vào năm 1974 bởi cơ quan hàng không vũ trụ lớn nhất Liên Xô lúc bấy giờ là NPO Energia với mục đích đưa tàu con thoi không người lái Buran bay thẳng lên quỹ đạo.
Việc phát triển và sản xuất tên lửa đẩy này là để cạnh trạnh cùng sự tân tiến từ thế hệ tên lửa đẩy siêu mạnh Saturn V của NASA từng được Mỹ sử dụng trong Chương trình Apollo đưa con người lên Mặt Trăng.
Khu nhà chứa trên từng là nơi "nghỉ ngơi" của loại tên lửa đẩy siêu mạnh Energia.
Với tư cách là một dòng tên lửa đẩy siêu mạnh, Energia lần đầu tiên đưa tàu con thoi không người lái Buran của Liên Xô lên quỹ đạo Trái Đất vào năm 1988.
Tuy nhiên, chưa kịp đợi tới lần cất cánh thứ hai thì dự án tên lửa đẩy kết hợp tàu con thoi Energia – Buran đã bị hủy bỏ sau khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1991. Và toàn bộ khu phức hợp tân tiến ấy cũng dần bị bỏ hoang từ đó.
"Suốt thời gian tồn tại, sân bay vũ trụ Baykonur cùng những khu vực xung quanh nó đã được sử dụng để thử nghiệm nhiều hệ thống tên lửa và tàu con thoi của Liên Xô, trong đó Energia – Buran được coi là một tổ hợp quan trọng nhất. Thật tiếc khi dự án này lại bị chết yểu như vậy", anh Mirebs nhấn mạnh.
Nó đã được thiết kế vào năm 1974 bởi cơ quan hàng không vũ trụ lớn nhất Liên Xô lúc bấy giờ là NPO Energi.
Năm 2016, có thông tin cho rằng mẫu tên lửa đẩy Energia sẽ tiếp tục được quân đội Nga phát triển để phục vụ cho những dự án hàng không vũ trụ vào năm 2030.
Ông Vladimir Solntsev, chủ tịch Tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia – tiền thân là NPO Energia chia sẻ: "Việc tái sử dụng tên lửa đẩy trên sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tiền bạc.
Ngoài ra, chúng tôi vẫn có thể hoàn thành một mẫu tên lửa đẩy siêu mạnh hoàn toàn mới và sẵn sàng đưa nó vào sử dụng chỉ trong vòng từ 5 đến 7 năm thay vì hàng thập kỷ nếu bắt đầu từ con số 0".
Đây là nơi "nghỉ ngơi" cuối cùng của tên lửa đẩy Energia.
Energia lần đầu tiên đưa tàu con thoi không người lái Buran của Liên Xô lên quỹ đạo Trái Đất vào năm 1988.
Nhưng nơi đây đã bị bỏ hoang sau khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1991.
Mặc dù làm từ những hợp kim kim loại siêu nhẹ nhưng toàn bộ tên lửa đẩy Energia cũng nặng tới hơn 2.400 tấn.
Để bảo vệ tên lửa đẩy Energia khỏi bị hư hại nếu một tên lửa thử nghiệm khác phát nổ trong khuôn viên Sân bay vũ trụ Baykonur, toàn bộ phần khung của tòa nhà này đã được xây dựng kiên cố bằng thép gia cường loại tốt.
Tên lửa đẩy Energia có thể mang được tổng phụ tải kèm theo lên tới 100 tấn.
Nơi mà chiếc tên lửa đẩy hiện đang nằm lại là một khu phức hợp lắp ráp cao tới 62m...
...và là tòa nhà lớn nhất trong toàn bộ khu vực xung quanh Sân bay vũ trụ Baykonur.
Có thông tin cho rằng mẫu tên lửa đẩy Energia sẽ tiếp tục được phát triển để phục vụ cho những dự án hàng không vũ trụ vào năm 2030.
Hiện Sân bay vũ trụ Baykonur vẫn đang được quân đội Nga sử dụng để phóng tên lửa Soyuz nhằm mục đích đưa con người lên quỹ đạo Trái Đất.