Trước đó, tháng 5/2017, Sở Giao thông - Vận tải TP. HCM đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Thường Nhật để đầu tư dự án vận tải hành khách công cộng trên sông Sài Gòn.
Dự án này được xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh) với 2 tuyến Bạch Đằng (quận 1) đến Bến Linh Đông (quận Thủ Đức) và Bạch Đằng đến Lò Gốm (quận 6, dài hơn 10km).
Dự kiến tuyến buýt đường sông đầu tiên tại TP. HCM là Bạch Đằng - Linh Động sẽ chính thức hoạt động vào tháng 9 tới đây, tuyến còn lại sẽ hoạt động vào năm 2018.
Bến Bạch Đằng (quận 1) được xem là bến chính của cả hai tuyến buýt đường sông.
Theo ghi nhận, hiện tại bến Bạch Đằng (quận 1), đơn vị thi công vẫn đang xây dựng với quy mô khá rộng. Các công nhân của công ty đầu tư dự án vẫn đang gấp rút hoàn thiện phần sàn và mái che của bến này.
Còn bến cuối Linh Đông đã hoàn thiện các hạng mục chính như khu vực đón trả khách, nhà chờ và lối lên xuống bến.
Còn hai bên dọc sông Sài Gòn đều được lắp đặt cầu kết nối và hạ tầng bến bãi phục vụ cho hành khách lên, xuống.
Theo Sở GT - VT TP. HCM, các vị trí làm bến bãi của tuyến buýt Bạch Đằng - Linh Đông đều bố trí bãi giữ xe cho hành khách và hiện một số bến đã có kết nối với đường bộ bằng xe buýt.
Đối với những bến chưa có kết nối, nhà đầu tư đã đề xuất sử dụng xe buýt điện hoặc liên hệ với đơn vị vận tải bố trí lộ trình cho xe buýt chạy vào nhằm tạo thuận lợi cho người dân, giảm áp lực cho đường bộ.
Bến Bạch Đằng hiện đang tập trung rất đông công nhân xây dựng gấp rút hoàn thiện.
Bến Bạch Đằng đang được lắp đặt hàng rào.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư cũng sẽ dần hoàn thiện những hạng mục phụ chưa xong để bảo đảm tính đồng bộ cho tuyến buýt đường sông.
Tuyến buýt đường sông Bạch Đằng đến Linh Đông có chiều dài gần 11km, chạy dọc sông Sài Gòn qua địa bàn các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Dọc tuyến có 9 bến bãi, trạm dừng gồm: Bến trung tâm Bạch Đằng (quận 1); bến số 1-2 (Sài Gòn Pearl), bến số 1-3 (Bình An), bến số 1-4 (Thảo Điền), bến số 1-5 (Tầm Vu), bến số 1-6 (Thanh Đa), bến số 1-7 (Bình Triệu), bến số 1-8 (Hiệp Bình Chánh), bến số 1-9 (Linh Đông).
Bến Linh Đông (Thủ Đức) cơ bản đã hoàn thành.
Nhà chờ vẫn đang được hoàn thiện phần mái che.
Theo Công ty TNHH Thường Nhật, tuyến buýt sẽ có khoảng 10 tàu được đưa vào khai thác, mỗi tàu có 80 chỗ, trong đó, 4 tàu vận chuyển hằng ngày và 1 tàu dự bị.
Tàu sẽ di chuyển trong khoảng thời gian 30 phút trong đó đón trả khách mất khoảng 3 phút với giá vé khởi điểm là 15.000 đồng/lượt/người.
Được biết, trong thời gian xây dựng bến bãi, công tác đóng tàu cũng đang được hoàn tất để chuẩn bị hạ thủy, phục vụ hành khách.
Dự án buýt đường sông được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải gánh nặng giao thông của đường bộ và thúc đẩy sự phát triển của du lịch TP. HCM.
Được biết bến cuối của tuyến này được xây dựng vào đầu tháng 6.
Khu vực đón trả khách của bến Linh Đông.
Các biển báo của bến cũng được lắp đặt.
Lối cầu thang lên xuống bến buýt đường sông.
Do gần bến đò Bình Quới, nếu đi buýt đường sông đến đây, người dân có thể đi đò sang quận Bình Thạnh với thời gian được rút ngắn.
Sàn nhà chờ đã được lát gạch.
Do đây là loại hình vận tải lần đầu tiên ở Sài Gòn nên giá vé được cho là tương đối cao so với các loại hình vận tải công cộng khác nhưng người dân vẫn đang rất mong ngóng có thể trải nghiệm loại hình mới mẻ này.
Xưởng đóng tàu phục vụ buýt đường sông.