Mắc "căn bệnh truyền nhiễm" Copycat, Trung Quốc đang nuôi tham vọng viển vông?

Bảo Trân |

Ở Trung Quốc, nhận được lời khen thường dẫn tới thảm họa.

Trong khi đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Washington đang nóng lên, Bắc Kinh cảm thấy cần phải chuyển đổi nền kinh tế sang một thị trường định hướng dịch vụ và người tiêu dùng hơn, đồng thời tách dần khỏi việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm giá rẻ, động thái đã tạo ra thặng dư thương mại lớn với Mỹ và các quốc gia khác.

Theo đó, sáng kiến " Made in China 2025" đang được ưu tiên nhiều hơn để khuyến khích sự đổi mới và thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong cả nước nhưng những đột phá trong khoa học và công nghệ không phải lúc nào cũng đi theo kế hoạch đã định sẵn.

Tuy nhiên, thất bại nên được xem là bài học để rút kinh nghiệm thay vì lẩn trốn. Chính phủ Trung Quốc đã vượt qua nỗi sợ hãi của " hội chứng thất bại" mặc dù Bắc Kinh dựa vào tiền thuế để trợ cấp và hỗ trợ cho khoa học địa phương, cũng như các công ty khởi nghiệp công nghệ cao.

Thất bại sẽ dẫn đến đầu tư mất giá trị, tuy nhiên hỗ trợ cho các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có ý nghĩa sống còn giúp Trung Quốc trở thành trung tâm như một nhà đổi mới toàn cầu.

Thâm Quyến: "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc

"Thung lũng Silicon" của California là nơi tập trung của những đại gia công nghệ hàng đầu thế giới - Apple, Google và Facebook. Hiện nay, Thâm Quyến cũng đang nổi lên và xứng đáng được gọi là "thung lũng Silicon" của Trung Quốc.

Mắc căn bệnh truyền nhiễm Copycat, Trung Quốc đang nuôi tham vọng viển vông? - Ảnh 1.

Trụ sở Huawei tại Thâm Quyến. Ảnh: Huawei

Huawei, một nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh, đã và đang đạt được nhiều thành công đáng nể, sẵn sàng đứng ra thị trường cạnh tranh với Apple cùng Samsung với tư cách là một công ty hàng đầu thế giới về thiết bị di động.

Huawei, đặt trụ sở tại Thâm Quyến, đã đổ một phần đáng kể lợi nhuận của mình vào lĩnh vực R&D để tạo ra các thiết bị mới, các bản nâng cấp để có thể bảo đảm tăng trưởng dài hạn cho công ty.

Thêm vào đó, Tencent- hãng quản lý mạng xã hội Wechat và công cụ tìm kiếm khổng lồ Baidu, đều là những "người chơi" lớn đạt được nhiều thành tích đáng nể trong lĩnh vực Big Data, Al( trí tuệ nhân tạo), robot, công nghệ SMART và thực tế ảo. Cả hai đã mở ra những viện nghiên cứu và phát triển lớn ở Thâm Quyến, có vị trí chiến lược gần Hồng Kông.

Chiến thắng tạo ra hành vi "Copycat"

Các sáng kiến đột phá " Made in China" đã được đưa vào thị trường thế nhưng lại các doanh nghiệp thành công lại kéo theo Copycat (Hành vi bắt chước - Trong trường hợp này, copycat chỉ hành động sao chép, đạo nhái sản phẩm của các doanh nghiệp).

Bắc Kinh đã thất bại trong việc kiềm chế cạnh tranh công khai, do đó khi có một phát minh mới hay có một công ty tạo ra doanh thu lớn, các công ty khác của Trung Quốc sẽ lao vào cạnh tranh, chào bán sản phẩm nhái, với mức giá thấp hơn.

Mặc dù Bắc Kinh đã có những bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế thế nhưng dường như Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài cần phải đi trước khi ngăn chặn được tình trạng Copycat bất hợp pháp.

Đó là lý do vì sao một công ty Trung Quốc khi thành công lại rất lưỡng lự công khai khoe những thành tựu của mình.

Ở Trung Quốc, nhận được lời khen thường dẫn tới thảm họa.

Năm ngoái, ofo, doanh nghiệp đi đầu trong ý tưởng kinh doanh chia sẻ xe đạp đã giành được nhiều sự chú ý từ dư luận nhờ những đóng góp vào công cuộc chuyển đổi cảnh quan đô thị của đất nước.

Mô hình kinh doanh của ofo cho phép người đi bộ của Trung Quốc thuê xe đạp bằng cách quét mã QR từ điện thoại. Việc chia sẻ xe đạp được coi là thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe.

Nhưng hệ quả từ thành công của ofo đã biến thành một cơn ác mộng khi Mobike và Bluegogo lấy cảm hứng đó và bước vào thị trường, dẫn đến lượng lớn xe đạp khiến đường phố Trung Quốc chật cứng, đỉnh điểm là vào năm ngoái khi 2,35 triệu xe khiến những con phố của Bắc Kinh tắc nghẹt.

Mắc căn bệnh truyền nhiễm Copycat, Trung Quốc đang nuôi tham vọng viển vông? - Ảnh 3.

Xe đạp của ofo chất đống tại Trung Quốc. Ảnh: BBC

Sự bùng nổ quy mô hoạt động và sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty này đã dẫn đến việc những chiếc xe đạp không sử dụng tràn ngập khắp vỉa hè, bãi đỗ xe và đường xá, tạo nên một bức tranh đầy hỗn độn về đô thị Trung Quốc tràn lan khắp các trang phương tiện truyền thông.

Sự thất bại từ việc chia sẻ xe đạp của Trung Quốc mang đến những bài học quan trọng lý giải vì sao vội vàng thường không mang tới những kết quả kinh doanh vượt trội.

Các công ty đầu tư nhiệt tình tham gia và chiếm lấy thị phần tới mức họ quên không cân nhắc những rủi ro trước khi đổ những nguồn vốn khổng lồ vào dự án khởi nghiệp đó.

*Trên đây là phần lược dịch bài bình luận của cây viết Tom McGregor, đăng tải trên CNA. Bài viết không thể hiện quan điểm của tòa soạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại