Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga

Khánh Ly |

Khi Đức muốn từ bỏ dầu khí Nga thì ngành năng lượng nội địa của nước này sẽ đóng một vai trò quan trọng. Nhưng liệu Đức có thể đạt được mục tiêu đó. Ngôi làng nơi khai sinh ra ngành dầu mỏ của Đức sẽ tiết lộ một số manh mối.

Ở nhiều nơi, cỏ đã che phủ đi quá khứ theo đúng nghĩa đen. Giám đốc Bảo tàng Dầu mỏ Stephan Lütgert đã dùng giày của mình gạt đám cỏ sang một bên, để lộ một đường ống kim loại. Cách đó vài bước, cỏ mọc lẫn trong đống cát dầu chảy tràn ra như mảng nhựa đường đen kịt màu hắc ín. Ông Lütgert nói một cách tự hào: "Bảo tàng của chúng tôi nằm giữa tàn tích của một mỏ dầu".

Tuy nhiên, bất cứ ai đến thăm Bảo tàng Dầu mỏ Đức sẽ không chỉ tìm thấy dấu vết của một mỏ dầu với các thiết bị bơm và giàn khoan bỏ hoang. Khi xem xét kỹ càng hơn, khách tham quan đang ở chính nơi khai sinh ra ngành công nghiệp dầu mỏ của Đức.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 1.

Ông Lütgert cho biết, chính ở đây, trong ngôi làng hẻo lánh của Wietze, gần thành phố Hanover nước Đức, những giếng dầu đầu tiên trên thế giới đã được khoan vào năm 1858- 1859. Chúng thậm chí được khoan trước cả các giếng dầu ở Mỹ. "Vàng đen" sau đó đã thay đổi ngôi làng nhỏ.

Hiện tại, Đức phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 70% nhu cầu năng lượng của mình. Sản lượng nội địa của Đức chỉ chiếm 2% lượng tiêu thụ dầu thô và 6% lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Xu hướng giảm dần trong bối cảnh các mỏ dầu và khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng mà không phát hiện thêm được các mỏ lớn.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 2.

Biểu đồ thông tin cho thấy sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên giảm ở Đức.

Trước đây, mọi thứ đã từng rất khác. Vào thời kỳ đỉnh cao, chỉ riêng đô thị Wietze đã chiếm tới 80% sản lượng dầu trong nước. Khi Đức vật lộn với sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau chiến sự tại Ukraine, bảo tàng hồi tưởng lại những thời điểm Đức tuy không độc lập về nhập khẩu năng lượng nhưng chắc chắn sẽ tự tin khi nói đến dầu mỏ.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 3.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Đức đã giảm tiêu thụ dầu và khí đốt của Nga. Trong khi dầu của Nga đáp ứng 1/3 nhu cầu dầu của Đức trước đây, con số này hiện đã giảm xuống còn 1/4.

Chính phủ cho biết, nếu Đức nhập khẩu nhiều dầu hơn nữa từ các nước khác, việc cắt đứt hoàn toàn dầu của Nga có thể xảy ra vào cuối năm nay.

Berlin đang cảm thấy khó khăn hơn nhiều trong việc "chia tay" khí đốt của Nga. Đúng là Đức chỉ tiêu thụ 40% khí đốt từ Nga thay vì khoảng 55% như trước chiến sự. Nhưng chính phủ Đức cho biết điều này không thể thay đổi hoàn toàn cho đến mùa hè năm 2024. Và điều này chỉ thực hiện được khi giảm tiêu thụ năng lượng.

Nếu Đức có thể tự sản xuất nhiều dầu và khí đốt hơn thì sẽ ra sao? Đó từng là câu chuyện xảy ra ở Wietze.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 4.

Mọi chuyện bắt đầu tình cờ khi Giáo sư Georg Konrad Hunäus phát hiện ra dầu trong quá trình khoan thử nghiệm vào năm 1858 ở Wietze. Vị giáo sư khi ấy hy vọng tìm được than hơn.

Vào thời điểm đó, dầu được sử dụng như mỡ bôi trơn cho xe ngựa hoặc làm thuốc. Sau này dầu mới có giá trị khi được dùng làm dầu hoả cho đèn hoặc nhiên liệu động cơ.

Nhưng 4 thập kỷ sau, khi Wietze xuất hiện 1 giếng dầu, một "cơn bão dầu" đã quét qua ngôi làng nhỏ.

Giám đốc bảo tàng Lütgert trèo lên một giàn kim loại cao 54m ở rìa bảo tàng, chỉ tay ra phía đồng cỏ trước mặt và các trang trại ở phía xa. Ông nói: "Đây là nơi từng có các giàn khoan".

Trong một khoảng thời gian rất ngắn khi mỏ dầu được phát hiện, các toà nhà hành chính mọc lên trong làng. Các nhà ga xe lửa và nhà máy lọc dầu cũng mọc nhanh như "nấm sau mưa". Chẳng bao lâu sau, một mạng lưới máy bơm, đường ống và hơn 2.000 lỗ khoan tràn ngập đồng cỏ. Một mạng lưới đường ray xe lửa hàng cây số đan chéo chằng chịt.

Đó là khoảng thời gian "Miền Tây hoang dã", cách ông Lütgert gọi ngành dầu mỏ, len lỏi vào một ngôi làng bình dị ở Đức. Ẩu đả, đấu dao, xả súng xảy ra thường xuyên. Nhưng đối với một số nông dân sống lâu năm, cơn sốt dầu trở thành một điều may mắn. Ngay cả ngày nay, một phần những trang trại rộng lớn cũng chứng tỏ sự giàu có mà dầu mỏ mang lại cho Wietze.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 6.

Vào đầu thế kỷ 20, các công ty dầu mỏ bị thu hút với các mỏ dầu lớn hơn và thành công hơn ở những nơi khác. Wietze bắt đầu thất thế. Ông Lütgert nói: "Các mỏ dầu là hữu hạn. Bạn cũng có thể một lần nữa nhìn thấy điều đó ở mỏ dầu nhỏ ở Wietze".

Sau khi các giếng dầu ở Wietze dần cạn, hoạt động khai thác được chuyển sâu xuống lòng đất trong vài thập kỷ sau đó. Các thợ mỏ khai thác cát dầu từ lòng đất trong một mạng lưới đường hầm dài gần 100km.

Nhưng đến những năm 1960, khi thuế quan bảo hộ bị bãi bỏ, việc khai thác dầu ở Wietze không còn hiệu quả về mặt kinh tế nữa. Dầu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 7.

Vào đỉnh điểm cuộc bùng nổ dầu mỏ ở Wietze năm 1909, 113.000 tấn dầu thô đã được sản xuất tại đây. Số lượng "nhỏ" đến nực cười khi người ta cho rằng ngày nay nước Đức "đói" dầu thô.

Andreas Seeliger, giáo sư kinh tế năng lượng tại Đại học Khoa học Ứng dụng Niederrhein cho biết: "Chúng ta luôn phụ thuộc vào nhập khẩu, ít nhất là kể từ thời hậu chiến".

Không có quốc gia nào khác ở châu Âu tiêu thụ nhiều dầu và khí đốt hơn Đức, mà hầu hết số đó đến từ Nga.

Với việc Đức đang dần rời khỏi dầu khí của Nga, các nhà sản xuất địa phương nhấn mạnh rằng khoảng trống này không thể được bù đắp hoàn toàn dựa vào sản xuất trong nước, ở một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế như Đức.

Robert Frimpong, CEO của nhà sản xuất dầu lớn nhất trong nước Wintershall Dea Germany, cho biết: "Không ai cho rằng chỉ riêng sản xuất nội địa có thể thay thế khoảng trống; tuy nhiên, mỗi thùng dầu và từng phân tử đều có giá trị".

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 8.

Theo Frimpong, cách thức có triển vọng nhất để thúc đẩy sản xuất dầu và khí đốt nội địa không phải là khai thác các mỏ dầu khí mới, mà là tối ưu hóa các mỏ đã tồn tại.

Nhà sản xuất Wintershall Dea Germany điều hành các địa điểm sản xuất dầu khí khác nhau, bao gồm cả giàn khoan và mặt bằng sản xuất ngoài khơi lớn nhất Mittelplate ở Biển Wadden. Mittelplate cho đến nay là mỏ dầu có năng suất cao nhất ở Đức, chiếm hơn một nửa sản lượng dầu nội địa hàng năm của Đức.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 9.

Wintershall Dea có kế hoạch mở rộng phần phía nam của Mittelplate.

Wintershall Dea có kế hoạch mở rộng phần phía nam của Mittelplate.

Frimpong nói: "Nếu các thủ tục phê duyệt được thông qua nhanh chóng, việc sản xuất dầu có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 10.

Kéo dài vòng đời của nhà máy điện hạt nhân, xây dựng trạm tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên, đình chỉ than bị trì hoãn. Chiến sự tại Ukraine đã làm dấy lên nhiều tranh luận về những gì lâu nay vẫn chưa được coi là vấn đề chính sách năng lượng. Giờ đây, những lời bàn tán xung quanh fracking, hay còn gọi là phương pháp bẻ gãy thủy lực, ngày càng lớn hơn.

Fracking dùng để khai thác dầu đá phiến bị cấm ở Đức từ năm 2018 vì có khả năng gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm trong thời gian dài.

Vào tháng 4, Thủ hiến bang Bavaria của Đức Markus Soeder đã đề xuất các khả năng tiến hành fracking ở Đức phải được xem xét lại một lần nữa. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã nhiều lần bác bỏ lựa chọn fracking.

Theo hiệp hội khí đốt tự nhiên Đức BVEG, dầu mỏ và năng lượng địa nhiệt của Đức, lên tới 2,3 nghìn tỷ mét khối. Khí tự nhiên có thể được khai thác từ đá phiến của Đức và 450 tỷ mét khối từ các lớp than thông qua quá trình fracking.

Qua những ước tính lạc quan, nhà nghiên cứu năng lượng Seeliger tin rằng khí đá phiến có thể thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt trong một thập kỷ. Nhưng điều này chỉ khả thi trong dài hạn và phải sớm nhất là mùa đông tới mới có thể khai thác.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga  - Ảnh 12.

Cách phương thức fracking hoạt động. Ảnh: DW

Seeliger nói dầu và khí đốt được khai thác bằng phương pháp fracking sẽ tăng cường an ninh nguồn cung, chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn. Đức cũng đã có sẵn một "quân át chủ bài" trong các cuộc đàm phán về giá cả do tính sẵn có dầu khí trên lý thuyết.

Tuy nhiên, cho dù khả thi về mặt kỹ thuật, nhiều công ty sẽ phải dè chừng vì vấn đề chính trị và sự phản đối của người dân.

Vì vậy, các nguồn nguyên liệu hóa thạch nội địa và năng lượng tái tạo của Đức chưa làm thỏa mãn cơn đói năng lượng của nước này. Seeliger nói rằng chỉ có một điều có thể giúp ích vào lúc này là nhập được khí tự nhiên và dầu thô từ nhiều nguồn nhất có thể. Đây là điều Đức đã và làm.

Từ những năm Wietze là trung tâm dầu mỏ của Đức, một bài học được đúc kết là: Cơn sốt nguyên liệu thô chóng đến chóng qua. Dầu được sản xuất ở Wietze từ lâu đã được khai thác, đốt cháy, biến mất. Thời kỳ huy hoàng đã qua và những trục trặc của năm ngoái đã bủa vây nước Đức.

Nguồn: DW


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại