Cái giá quá đắt Trung Quốc phải trả để sở hữu con tàu nhanh nhất thế giới

Hoa Hướng Dương |

Khi tàu Phục Hưng được đưa vào khai thác, nhiều người dân Trung Quốc đã lo ngại về giá vé sẽ tăng lên, vậy lý do là gì?

Trung Quốc là quốc gia đi sau về lĩnh vực tàu siêu tốc, thế nhưng lại đang cho thấy tham vọng không hề nhỏ của mình trong công nghệ đối với tàu siêu tốc.

Việc chính thức đưa đoàn tàu Phục Hưng vào khai thác vào tháng 9 vừa qua chính là minh chứng cho điều này, đây là đoàn tàu siêu tốc thương mại nhanh nhất thế giới cho tới thời điểm hiện nay, giúp Trung Quốc tạm thời ở vị trí đẫn đầu trong cuộc đua.

Xem video:

Trải nghiệm trên con tàu Phục Hưng. Nguồn: Youtube/Battlegrounds Bitch.

Tuy nhiên để có được ngôi vị này, cái giá mà Trung Quốc phải bỏ ra cũng không hề nhỏ, đó là khoản nợ khổng lồ của ngành đường sắt.

Trung Quốc đang đi trên con đường của Nhật bản khi xưa

Đây là thực trạng giống với Nhật Bản vài thập kỷ trước khi Nhật muốn xây dựng lại hình ảnh của mình sau thế chiến II, đoàn tàu cao tốc Shinkansen đã khiến Công ty Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR) nợ nần chồng chất suốt nhiều thập kỷ.

Các tuyến Shinkansen nối Osaka và Hakata vào thập niên 60 và tuyến Tohoku (thập niên 80) đã ngốn của JNR tới 3.570 tỷ yên, cộng với việc Chính phủ kiềm chế giá vé đã làm món nợ thêm tồi tệ. Sau năm 1976, khi JNR tăng giá vé lên 50% thì hành khách đã quay lưng với họ.

Cái giá quá đắt Trung Quốc phải trả để sở hữu con tàu nhanh nhất thế giới - Ảnh 2.

Tàu cao tốc Phục Hưng nhanh nhất thế giới hiện nay. Ảnh NY Daily News.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) cũng đang đứng trước kịch bản tương tự khi đang nợ hơn 700 tỷ USD. Nếu như năm 2007, số nợ này ở mức 658,7 tỷ NDT thì cuối tháng 6 năm nay đã tăng lên 4.770 tỷ NDT. 

Năm 2015 và 2016, CRG đã trả được khoảng 153 tỷ NDT nhưng con số này tất nhiên cũng chẳng thấm vào đâu. Nhất là trong bối cảnh nhà nước kiểm soát giá vé như trường hợp Nhật Bản.

Trung Quốc mới chỉ bắt đầu xây dựng các tuyến đường cao tốc từ năm 2005 nhưng đã có tổng chiều dài tới 20.000 km, theo kế hoạch 5 năm cho tới năm 2020, quốc gia này sẽ phát triển thêm 10.000 km đường sắt cao tốc nữa!

Cái giá quá đắt Trung Quốc phải trả để sở hữu con tàu nhanh nhất thế giới - Ảnh 3.

Tàu Shinkansen của Nhật từng tiêu tốn rất nhiều chi phí và để lại khoản nợ tới tận ngày nay. Ảnh N+P Industrial Design.

Mục tiêu tới năm 2020 sẽ kết nối 80% các thành phố có dân số hơn 1 triệu người (chi phí dự tính là 2.000 đến 3.000 NDT), không giống đường sắt thông thường, hệ thống cao tốc giống như một cái thùng không đáy ngốn rất nhiều chi phí.

Việc tăng giá vé sẽ khiến ngành đường sắt Trung Quốc lâm vào tình cảnh như Nhật Bản khi hành khách quay lưng lại với các lựa chọn khác rẻ hơn rất nhiều. 

Hiện nay mới chỉ có tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải vận hành năm 2011 là có lãi (nhưng là do được Chính phủ hỗ trợ nửa cuối năm), còn hầu hết các tuyến khác đều bị lỗ. 

Như vậy, với khoản nợ khổng lồ từ tham vọng đi đầu trong lĩnh vực đường cao tốc, sẽ không dễ gì trong ngày một ngày hai mà ngành đường sắt Trung Quốc có thể trả được món nợ này. Liệu có giống Nhật Bản, khoản nợ này được chuyển thành các khoản thuế, phí đánh vào thế hệ tương lai? 

Bài viết được dịch từ nguồn: Asia.nikkei.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại