Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu đang gây bất lợi cho người dân?

Trà Phương |

Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có công văn gửi Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về việc tính thuế nhập khẩu xăng dầu trong giá cơ sở.

Giá xăng dầu đẩy CPI tháng 6 tăng mạnh nhất trong 5 năm Bộ Tài chính nêu quan điểm về cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu đang có vấn đề Bộ Công Thương lên tiếng về chênh lệch thuế xăng dầu

Theo VINPA, hiện mức thuế nhập khẩu xăng dầu đang áp dụng cho quý II-2016 để tính giá cơ sở là 18,35% đối với xăng; 2,32% đối với dầu diesel và 0% đối với dầu madut.

Mức thuế này đưa ra dựa trên cách tính bình quân gia quyền theo sản lượng nhập khẩu từ các nguồn khác nhau, lấy số liệu quý trước tính cho quý sau.

Tuy nhiên, theo VINPA, cách áp mức thuế nhập khẩu xăng dầu của Bộ Tài chính đã gây ra chênh lệch lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, gây bức xúc cho dư luận xã hội.

Đồng thời, việc Bộ Tài chính áp mức nhập khẩu bình quân gia quyền đã khiến mức chênh lệch thuế nhập khẩu vẫn còn lớn, làm cho giá cơ sở ở mức cao, kéo theo giá bán lẻ cũng ở mức cao, không có lợi cho người tiêu dùng.

Bất cập này không được xử lý gây bức xúc cho dư luận xã hội.

Cách áp thuế nhập khẩu bình quân gia quyền không phản ánh đầy đủ diễn biến giữa giá thế giới và giá trong nước.

Cụ thể, trong kì điều hành đầu tiên của quý II-2016 áp dụng từ ngày 5-4, dù giá dầu diesel thế giới giảm nhưng giá trong nước lại không giảm theo mà cơ quan quản lý lại cho doanh nghiệp sử dụng quỹ bình ổn để bù đắp phần chênh lệch trong giá cơ sở với giá bán lẻ.

Điều này xuất phát từ nguyên nhân thuế nhập khẩu được điều chỉnh tăng.

VINPA cũng cho biết, theo các Hiệp định FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, Việt Nam đang thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo các mức thuế nhập khẩu khác nhau.

Cụ thể, hiện đối với xăng là 20% từ ASEAN và 10% từ Hàn Quốc, tương tự các mặt hàng dầu lần lượt 0% và 5%.

Trước thực trạng trên, VINPA kiến nghị Bộ Tài chính thực hiện mức thuế nhập khẩu đối với xăng là 10%.

Đối với mặt hàng dầu là 0% và áp các mức thuế này vào tính giá cơ sở để điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.

Đồng thời, VINPA đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu để trình cơ quan có thẩm quyền sớm điều chỉnh một số sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng dầu để bù đắp thiếu hụt do giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết.

Theo đó, năm 2017 có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường theo tỉ lệ phù hợp với mức độ giảm thuế nhập khẩu.

"Việc tăng 2 sắc thuế này theo tỉ lệ phù hợp sẽ đảm bảo ổn định giá bán lẻ, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước, thuận lợi cho các doanh nghiệp xăng dầu"- VINPA khẳng định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại