Tính đến ngày 21/2, các tỷ phú Nga đã mất hơn 8 tỉ USD, phần lớn trong số đó là cổ đông lớn nhất của công ty năng lượng Lukoil (Nga), ông Vagit Alekperov.
Cụ thể, theo dữ liệu từ Forbes Real Time, các tỷ phú Nga đã mất tổng cộng 8,339 tỉ USD trong bối cảnh các chỉ số và báo giá của các công ty Nga sụp đổ.
Cổ đông lớn nhất của Lukoil, Vagit Alekperov (-946 triệu USD) và các đồng sở hữu của công ty khí đốt Novatek, Leonid Mikhelson (-927 triệu USD) và Gennady Timchenko (-906 triệu USD) đã trở thành những người dẫn đầu trong việc sụt giảm tài sản do tình hình ở Donbass.
Đồng sở hữu của công ty khí đốt Novatek, ông Leonid Mikhelson. (Ảnh: TASS)
Ông Ronald Smith, nhà phân tích cấp cao về dầu khí tại BCS Global Markets, giải thích việc giảm báo giá của các công ty này là do họ nằm trong danh mục đầu tư của hầu hết người nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Nga.
Trong khi đó, các nhà luyện kim trong nước hóa ra cũng không thành công hơn. Sự sụp đổ trong báo giá đã lấy đi 645 triệu USD của người thụ hưởng Tập đoàn khai thác và luyện kim Norilsk Nickel (NLMK), Vladimir Lisin, đồng sở hữu Norilsk Nickel 751 triệu USD. Chủ tịch hãng Severstal là Công ty Thép lớn nhất ở Nga, Alexei Mordashov 556 triệu USD và Chủ tịch Hội đồng quản trị của MMK, Viktor Rashnikov 298 triệu USD.
Ngoài ra, theo Forbes, tài sản của các tỷ phú Nga cũng giảm theo các chỉ số và tiền tệ. Sự sụp đổ xảy ra trong bối cảnh có tin tức về tình hình tiếp tục trầm trọng hơn ở Donbass.
“Rủi ro địa chính trị trên thị trường chứng khoán, dẫn đến nhiều bất ổn và nhiều biến động. Mọi thứ phụ thuộc vào tình hình ở miền Đông Ukraine”, Kirill Chuiko, nhà phân tích tại BCS Global Markets cho biết.
Timur Nigmatullin, Giám đốc đầu tư tại Otkritie Broker, thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông ngày nay về các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra.
“Nếu các biện pháp trừng phạt được đưa ra, các tổ chức tín dụng sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn, ít nhất là về nghĩa vụ tái cấp vốn và phục vụ tài khoản khách hàng”, ông Nigmatullin nói thêm.
Trước đó, giá dầu thô thế giới tăng rồi lại giảm trong đầu ngày 21/2 tương ứng các diễn biến mới liên quan tình hình Ukraine. Thế giới bắt đầu tuần mới bằng thông tin tích cực khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “đồng ý về nguyên tắc” tổ chức hội nghị thượng đỉnh về tình hình Ukraine.
Tuy nhiên, thông tin này lập tức khiến giá dầu thô quay đầu giảm mạnh sau khi đã tăng theo chiều thẳng đứng trước đó.
Giá dầu Brent giao sau ở mức 93,39 USD/thùng lúc 4h45 GMT, giảm 15 cent hay 0,2%, sau khi chạm mức 95 USD trước đó. Giá dầu thô WTI ở mức 91,14 USD/thùng, giảm so với mức cao trước đó là 92,93 USD.
Trong khi, vàng, một tài sản được xem là an toàn trong thời kỳ hỗn loạn, cũng giảm sau khi tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng qua vào đầu phiên giao dịch. Hiện giá vàng ở mức 1.896 USD/ounce.
Các chuyên gia cho rằng, nếu xảy ra chiến sự tại Ukraine sẽ khiến Nga - một trong những nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới siết chặt nguồn cung, do đó đẩy giá dầu lên cao.
Thậm chí, giới quan sát dự báo giá dầu sẽ vượt mốc 100 USD/thùng nếu căng thẳng tại Ukraine leo thang và quá trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ với Iran bế tắc.