Theo nhà vật lý Steven Desch tại Đại học Arizona, người đứng đầu nghiên cứu thì chiến lược duy nhất của nhóm nghiên cứu hiện nay là khuyên mọi người dừng đốt nhiên liệu hóa thạch.
Dù vậy, ông nói rằng: "Đây là một ý tưởng tốt, nhưng cần làm nhiều hơn thế để ngăn chặn băng biển Bắc Cực biến mất".
Bản phác thảo kế hoạch tái đóng băng Bắc Cực của nhóm nghiên cứu ước tính 10 triệu máy bơm sẽ giúp bổ sung thêm 1 m băng lên lớp băng biển hiện tại ở khu vực, giúp bảo vệ nó khỏi tác động của ấm lên toàn cầu.
Steven Desch cho biết: "Băng dày hơn đồng nghĩa nó sẽ tồn tại lâu hơn. Tiếp đến, mối đe dọa toàn bộ băng biển ở Bắc Cực biến mất trong mùa hè sẽ giảm đáng kể".
Ý tưởng là đặt hàng triệu máy bơm năng lượng gió quanh vùng Bắc Cực. Những máy bơm này sẽ đưa nước biển lên bề mặt băng hiện tại, để làm dày thêm các chỏm băng.
Nhóm nghiên cứu dựa đoán nếu bơm 1,3 m nước biển lên bề mặt sẽ tạo thành một lớp băng dày 1 m. Nói cách khác, mỗi giây sẽ có 7,3 kg nước được bơm lên, tương đương 27 tấn nước mỗi giờ.
Đáng chú ý, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, một nửa băng biển Bắc Cực hiện nay có độ dày trung bình chỉ 1.5 m. Thêm 1 m băng trong mùa đông là sự thay đổi đáng kể. Họ cũng lưu ý thêm 1m băng sẽ đẩy lùi nguy cơ băng biến mất.
Nếu việc thực hiện kế hoạch trên toàn Bắc Cực diễn ra vào đầu những năm 2030 – thêm 1m băng trong một năm – sẽ xoay ngược đồng hồ về thời điểm hiện tại, thay vì mùa hè không có băng biển như chúng ta lo ngại sẽ xảy đến vào năm 2030.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, để tạo ra 10 triệu máy bơm, sẽ cần khoảng 10 triệu tấn thép mỗi năm. Nếu muốn đưa máy bơm phủ khắp Bắc Cực, phải cần khoảng 100 triệu tấn thép mỗi năm.
Để so sánh, hiện nay, sản lượng thép mỗi năm của nước Mỹ là khoảng 80 triệu tấn, của thế giới là 1600 triệu tấn.
Đây không phải lần đầu tiên, các nhà khoa học xem xét nghiêm túc phương pháp "địa kỹ thuật" ở Bắc Cực để đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu do con người gây nên.
Phương án trước đây bao gồm việc làm trắng nhân tạo Bắc Cực, bằng cách sử dụng các bình phun hạt sáng màu lên băng, để phản chiếu ánh sáng mặt trở về không gian; kết hợp với tạo các đám mây nhân tạo trên khu vực đó, để ngăn cản nhiệt đến bề mặt ngày từ đầu – NASA cũng sắp sử dụng cách này để nghiên cứu cực quang.
Dự án mới này ước tính tiêu tốn khoảng 500 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là nhiều chính phủ trên khắp thế giới phải cam kết góp quỹ để chi trả chi phí cơ bản để thiết lập hệ thống điều hòa không khí khồng lồ xung quanh Bắc Cực.
Dù con số rất lớn, nhưng đây là chi phí không thể tránh khỏi để duy trì tương lai của hành tinh chúng ta, khi mà thực trạng băng tan chảy dần không có dấu hiệu chậm lại.