Cả thế giới đang đổ xô đi tìm một ‘kho báu chứa vàng’ quan trọng, Trung Quốc chớp cơ hội thống trị từ lâu, EU quyết tâm lập ‘kế hoạch lớn’ để bắt kịp

Bạch Linh |

Châu Âu đang có kế hoạch mới trong việc giảm phụ thuộc vào loại “vàng trắng” nhập khẩu. Liệu có thành công?

Cả thế giới đang đổ xô đi tìm một ‘kho báu chứa vàng’ quan trọng, Trung Quốc chớp cơ hội thống trị từ lâu, EU quyết tâm lập ‘kế hoạch lớn’ để bắt kịp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nó được gọi là “cơn sốt vàng” mới – cuộc chạy đua “bắt kịp” Trung Quốc trong việc sản xuất và tinh chế những vật liệu cần thiết trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ô tô điện.

Cơn sốt vàng trắng khắp toàn cầu

Sâu bên trong một thị trấn Đông Đức cũ là những thành quả đầu tiên trong kế hoạch lớn của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm “giảm thiểu rủi ro” và thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu cho cuộc cách mạng xanh.

Cả thế giới đang đổ xô đi tìm một ‘kho báu chứa vàng’ quan trọng, Trung Quốc chớp cơ hội thống trị từ lâu, EU quyết tâm lập ‘kế hoạch lớn’ để bắt kịp - Ảnh 2.

Bitterfeld-Wolfen

Tại Bitterfeld-Wolfen, cách Berlin 140km về phía Tây Nam, công ty AMG Lithium đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng một nhà máy rộng lớn và sẽ là nhà máy đầu tiên ở châu Âu cung cấp lithium cấp pin (battery-grade lithium).

Hiện đang có một cuộc chạy đua trên khắp châu Âu để vừa khai thác loại kim loại mềm màu trắng bạc này, vừa sản xuất dạng tinh chế của nó: lithium hydroxide - thành phần chính trong pin dùng cho ô tô điện, robot hút bụi và điện thoại di động.

“Ai cũng muốn tiếp cận với lithium. Đây có thể là lý do tại sao mọi người gọi chúng là vàng trắng và đang bùng nổ một cơn sốt tìm vàng khắp toàn cầu. Hầu như không có công ty kinh doanh nguyên liệu thô nào không quan tâm đến lithium. Nó quá hấp dẫn”, Stefan Scherer - Giám đốc điều hành AMG Lithium nhận định.

Cả thế giới đang đổ xô đi tìm một ‘kho báu chứa vàng’ quan trọng, Trung Quốc chớp cơ hội thống trị từ lâu, EU quyết tâm lập ‘kế hoạch lớn’ để bắt kịp - Ảnh 3.

Stefan Scherer - Giám đốc điều hành AMG Lithium

Theo The Guardian, EU đã nhận ra rằng họ đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều nguyên liệu thô quan trọng. Điều này cũng khiến các nhà sản xuất ô tô Đức và châu Âu khác lo ngại. Thị trường nội địa của họ hiện đang bị cạnh tranh gay gắt bởi ô tô chất lượng tốt của Trung Quốc và sự “kiểm soát của Trung Quốc trong việc xử lý lithium.

Liệu có thể bắt kịp?

Nguồn cung lithium bị chi phối bởi 5 quốc gia chính, phần lớn khoáng sản được khai thác ở Australia và Chile, nhưng Trung Quốc lại là quốc gia giành được nguyên liệu thô và trở thành “nhà thống trị” lĩnh vực cung cấp lithium tinh chế. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc.

Theo The Guardian, sự phụ thuộc của EU vào Trung Quốc đã bắt đầu vào những năm 1980 sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen từng nói rằng: “Lithium và đất hiếm đã thay thế khí đốt và dầu mỏ trong nền kinh tế của chúng ta. Đến năm 2030, nhu cầu của chúng ta đối với những loại đó sẽ tăng gấp 5 lần. Chúng ta phải tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc như với dầu khí”.

Quay trở lại Bitterfeld, các nhà khảo sát cho biết tại nhà máy đang xây dựng và hoàn thiện đang có các thùng chứa cỡ lớn cao 20 mét đựng dung dịch lithium cùng những cỗ máy sấy khô chuyên dụng để phục vụ quy trình sản xuất lithium. Họ kỳ vọng những lô lithium đầu tiên do EU sản xuất sẽ nhanh chóng xuất xưởng và đến tay khách hàng.

AMG Lithium dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay và có đơn đặt hàng kéo dài đến năm 2026, trong bối cảnh nhu cầu về muối lithium tươi ở châu Âu dự báo sẽ tăng lên 500.000 tấn/năm vào năm 2030. Ông Scherer cho biết: “Chúng tôi dự định sản xuất 100.000 tấn trong số đó để cung cấp cho 2,5 triệu ô tô. Ông cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là EU sẽ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về lithium tinh chế nhưng chắc chắn không “chấm dứt” các mối liên hệ hay giao thương.

Cả thế giới đang đổ xô đi tìm một ‘kho báu chứa vàng’ quan trọng, Trung Quốc chớp cơ hội thống trị từ lâu, EU quyết tâm lập ‘kế hoạch lớn’ để bắt kịp - Ảnh 4.

Bắt kịp sẽ là một quá trình lâu dài và tốn kém. Từ việc mở mỏ đến sản xuất lithium cấp pin có thể mất 7 năm. Scherer chỉ ra rằng: “Để mở một mỏ và xây dựng một dây chuyền sản xuất chính thức, số tiền đó có thể lên tới 750 triệu USD (tương đương hơn 18 nghìn tỷ đồng)”.

Tham khảo The Guardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại