Suốt hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc nhiều lần đi xâm lăng các nước khác nhưng cũng không ít lần bị xâm lăng, đặc biệt là kẻ thù đến từ phương Bắc, thời Tần Hán có Hung Nô, thời Tùy Đường có Đột Quyết, thời Thanh có Nga Hoàng, do vấn đề biên giới quốc gia nên đã từng nhiều lần xảy ra tranh chấp.
Nếu xét tổng thể, chính quyền Trung Nguyên chiếm vị trí chủ đạo hơn, cũng xuất hiện nhiều vị danh tướng, lưu lại những câu truyện đầy hào hùng, đầy bi thương. Thời Tây Hán, có một vị tướng quân, ông cả đời chỉ đánh duy nhất một trận chiến, nhưng lại giúp thay đổi vận mệnh nhà Hán, giúp nhà Hán suốt 300 năm không kẻ nào dám xâm phạm đến.
1. THỜI TÂY HÁN
Suốt hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc đã từng có nhiều vị tướng lập nên nhiều công lao to lớn.
Thời Tây Hán có Hàn Tín, Chu Á Phu, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh… Trong đó, Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh là hai vị võ tướng nhà Hán từng nhiều lần đánh bại quân Hung Nô, khiến quân địch tổn thất nặng nề, khiến Hung Nô vô cùng e sợ trước uy danh của hai vị tướng này.
Thực tế, ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, quân Hung Nô đã tranh đấu ác liệt với chính quyền Trung Nguyên. Có nhiều vị tướng lĩnh phải đóng quân nơi biên cương để đề phòng người Hung Nô tấn công.
Tướng quân Lý Mục của nước Triệu đã tiêu diệt hơn 10 vạn quân chủ lực của Hung Nô, đập tan thói ngạo mạn kiêu căng của Hung Nô.
Tranh minh họa.
Đến thời Tần Hán, Hung Nô vẫn không ngừng uy hiếp, lăm le mảnh đất Trung Nguyên. Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng, tu sửa Vạn lý trường thành, ngoài việc phục vụ cho mục tiêu phòng ngự quân sự ở mức độ nào đó, thì mục đích chính là để phòng ngừa quân Hung Nô, đảm bảo ổn định khu vực biên giới.
Bởi vì vó ngựa quân Hung Nô mỗi khi quấy nhiễu quan ải, khiến biên giới không yên, cần phải cắt cử người trấn giữ.
Bấy giờ, đại tướng quân Mông Điềm phụng mệnh tu sửa Trường thành, đảm bảo an ninh biên giới phía Bắc. Sau khi nhà Tần bị diệt vong, nhà Tây Hán được thành lập, tình thế giữa hai bên bấy giờ là Trung Nguyên yếu, Hung Nô mạnh.
Người Hung Nô chưa bao giờ từ bỏ tham vọng chiếm đoạt Trung Nguyên, bấy giờ xuất hiện một nhân vật là Thiền Vu Mặc Đốn, người này đã dẫn dắt, nâng cao thực lực quân sự cho quân Hung Nô.
Lưu Bang là vị Hoàng đế lập quốc trên lưng ngựa, đối mặt với thế tấn công mạnh mẽ của quân Hung Nô, Lưu Bang đã đích thân ngự giá thân chinh nhằm tiêu diệt kẻ thù.
Lưu Bang đích thân chỉ huy hơn 32 vạn đại quân tấn công, kết quả trúng phải kế của kẻ thù bị vây suốt 7 ngày 7 đêm. Nếu như lúc ấy không sử dụng kế sách của Trần Bình, thuyết phục được vợ của Thiền Vu thì cũng chẳng thể may mắn thoát mạng.
Qua trận này đã khiến Lưu Bang nhận ra được sự mạnh mẽ của quân đội Hung Nô, cho nên buộc phải duy trì thái độ nhượng bộ, nhằm duy trì trạng thái hòa bình hai bên.
Mỗi năm nhà Hán phải cống nộp cho Hung Nô lượng lớn vàng bạc, còn phải gả con gái của tông thất nhà Hán làm vợ cho người Hung Nô. Xét về mặt nào đó, đây chính là kiểu chiến tranh khuất nhục, song bởi vì tình thế bấy giờ cho nên tạm thời không thể làm gì khác hơn được.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bang trên phim.
Sau khi Lưu Bang qua đời, Thiền Vu đã sỉ nhục Lã Hậu, nói chồng bà đã chết, bảo bà phải thuộc về hắn. Thân là Thái hậu, lại phải chịu sự sỉ nhục lớn như thế, Lã Hậu vô cùng tức giận, muốn xuất binh trừng phạt Hung Nô. Nhưng cuối cùng lại bị các đại thần can ngăn, lựa chọn cách nhẫn nại, sự việc đến đó coi như cho qua.
2. NHỮNG DẤU TÍCH ANH HÙNG
Đến thời Hán Vũ Đế, nhà Hán sau cố gắng xây dựng bao đời, cũng đã trở thành quốc gia giàu mạnh, hùng cường. Thái độ đối xử với người Hung Nô cũng bắt đầu chuyển từ trốn tránh sang chủ động tấn công, nhiều danh tướng cũng đã xuất hiện trong thời kỳ này.
Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh đều là những vị tướng vô cùng nổi tiếng, tuy là ngoại thích, nhưng lại rất có tài thao lược, quân sự.
Những trận chiến đánh bại quân Hung Nô, đều không thể thiếu đi hình bóng của hai người này, mạnh mẽ đánh tan sự kiêu căng ngạo mạn của quân Hung Nô, khiến bọn chúng không còn dám khinh thường Đại Hán.
Công nguyên năm 127, Vệ Thanh dẫn theo binh sĩ, chiếm lĩnh được vùng Hà Sáo, công nguyên năm 124, trong trận Mạc Bắc, Vệ Thanh lợi dụng lúc chủ tướng quân Hung Nô đang say khướt, dẫn quân tấn công, đánh cho quân Hung Nô đại bại.
Nhiều năm sau, cháu trai của Hoắc Khứ Bệnh tiếp nhận vị trí của cậu mình, 18 tuổi đã dẫn theo 800 kỵ binh tiến sâu vào Đại Mạc.
19 tuổi được đề bạt lên vị trí Tướng quân, hai lần chỉ huy trận Hà Tây, tiêu diệt gần 10 vạn quân Hung Nô. Trong quá trình đó còn thu phục được khu vực dải Hà Tây, đây cũng là lần đầu tiên chính quyền Trung Nguyên chiếm đóng được khu vực này.
Tranh minh họa.
3. TRẦN THANG – MỘT TRẬN ĐÁNH LƯU DANH SỬ SÁCH
Mấy chục năm sau, nhà Tây Hán xuất hiện thêm một vị tướng lĩnh đánh bại quân Hung Nô. Mặc dù cả đời ông chỉ dẫn quân đánh có một trận, nhưng đã đủ để danh tiếng của ông vang danh thiên cổ, người đó chính là Trần Thang.
Người đời sau thường bàn luận Trần Thang cùng Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh, điều đó đã cho thấy công lao của ông cao đến nhường nào.
Trần Thang thuở nhỏ gia cảnh nghèo khó nhưng ông lại rất thích đọc sách, tài hoa hơn người. Sau khi thành niên, Trần Thang đến Trường An làm việc, cũng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí trên triều.
Thời Hán Nguyên Đế, Trần Thang phụng mệnh đi sứ Tây vực, được phong làm Phó Hiệu úy Đô hộ phủ Tây Vực, kết quả trên đường đi gặp phải chuyện bất ngờ, cũng chính nó đã tạo cơ hội giúp Trần Thang tạo lập danh tiếng sau này.
Bấy giờ, Hán Nguyên Đế cử sứ thần hộ tống con trai Thiền Vu Chất Chi trở về Tây vực, trên đường đi không biết đã xảy ra chuyện gì khiến Thiền Vu Chất Chi giết chết sứ giả nhà Hán. Sau khi giết sứ giả, Thiền Vu Chất Chi vội vàng bỏ trốn, ông ta cho rằng kể cả nếu nhà Hán muốn truy cứu trách nhiệm của ông ta thì cũng sẽ vì khoảng cách xa xôi mà không dám manh động xuất binh.
Tranh minh họa.
Suy xét đến đại cục, triều đình nhà Hán quyết định nhân nhượng, không truy cứu trách nhiệm của Thiền Vu Chất Chi, chỉ ba lần cử sứ giá đến gặp Chất Chi yêu cầu được mang di thể của các vị sứ giả về nước. Không biết có phải vì thái độ của nhà Hán như thế khiến Chất Chi cảm thấy mình bị lừa, cho nên khi gặp mặt sứ giả đến, Chất Chi không những không trả người mà còn dám ngông cuồng buông lời nhục mạ triều đình nhà Hán.
Sau khi biết chuyện Trần Thang vô cùng tức giận, quyết định phải đánh cho bằng được Hung Nô.
Trần Thang giả truyền thánh chỉ của Hán Nguyên Đế, mượn 4 vạn binh từ Xa Trì Quốc (nay thuộc khu vực Tân Cương) cùng các nước phiên thuộc xung quanh. Trần Thang dẫn binh tấn công thẳng vào hang ổ của Thiền Vu Chất Chi, đối phương không thể ngờ được, ngay giữa đất Tây vực mà có kẻ dám chủ động tấn công mình, kết cục bị đánh cho thua tan tác, Trần Thang giết Thiền Vu Chất Chi, sau đó giải cứu hai vị sứ thần nhà Hán đang bị giam trong ngục.
4. ẢNH HƯỞNG ĐẾN 300 NĂM
Khách quan mà nói, trận đánh của Trần Thang quả thực rất hiển hách, trận đánh này không chỉ báo được thù, mà còn khiến Hung Nô không còn dám manh động tấn công nhà Hán.
Sự việc này xảy ra không bao lâu, Thiền Vu Hô Hàn Tà cầu thân với nhà Hán, nhờ sự giúp đỡ của nhà Hán thống nhất Hung Nô, chấm dứt quãng thời gian chiến tranh suốt hơn trăm năm giữa hai bên.
Từ đó hai bên rất lâu không hề xảy ra cuộc tranh chấp quy mô lớn nào, gần như là suốt hơn 300 năm vẫn luôn duy trì trạng thái hòa bình, chỉ đến sau khi xảy ra loạn Bát Vương Tây Tấn, người Hung Nô mới dám lần nữa tấn công Trung Nguyên. Chiến công này của Trần Thang không chỉ giúp bản thân ông có được quan cao lộc hậu mà còn có được sự tán dương thiên cổ.
Tuy rằng nếu so về chiến tích, Trần Thang còn kém xa so với Vệ Thanh hay Hoắc Khứ Bệnh, nhưng ý nghĩa trận đánh của ông với các thế hệ sau lại hơn rất nhiều.