Bước sang tuổi tứ tuần, có một thói quen vừa “hại não” vừa tốn thời gian: Thì ra giới thượng lưu đã sớm loại bỏ nó khỏi cuộc sống từ rất lâu

Thùy Anh |

Không phải tự nhiên hãng xe xa xỉ nổi tiếng Lamborghini không bao giờ chi tiền cho quảng cáo trên TV. Và đây là một trong những lý do mà nhiều người chưa biết đến.

Bước sang tuổi 40 đồng nghĩa với cuộc sống của bạn có nhiều thay đổi, nhưng nó thường là một cột mốc mà mọi người không hề mong đợi. 

Nghiên cứu từ Đại học Warwick và Cao đẳng Dartmouth đã phân tích 2 triệu người trên 80 quốc gia cho thấy, đối với cả nam giới và phụ nữ, xác suất trầm cảm lên đến đỉnh điểm rơi vào giai đoạn đầu 40.

Vì vậy, để chuẩn bị cho những năm tháng trước mắt đầy thử thách đối với rất nhiều người trong chúng ta, đã đến lúc chuyển trọng tâm vào những thay đổi bạn có thể thực hiện để giải tỏa tâm trí và chuẩn bị cho thành công. 

Trong suốt bốn thập kỷ của mình, rất có thể bạn đã tích lũy được một lượng khá lớn những thứ, một số thứ sẽ luôn ở gần và thân thiết với trái tim bạn và một số thì tốt hơn là bạn nên buông bỏ một lần và mãi mãi.

Tất nhiên, có thể khó để biết bắt đầu từ đâu, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng điều đầu tiên bạn nên loại bỏ khỏi cuộc sống của mình sau khi bước sang tuổi 40 là tivi.

Bước sang tuổi tứ tuần, có một thói quen vừa “hại não” vừa tốn thời gian: Thì ra giới thượng lưu đã sớm loại bỏ nó khỏi cuộc sống từ rất lâu - Ảnh 1.

Một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bang Louisiana đã phân tích 3.201 người trưởng thành ở Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng trầm cảm đặc biệt phổ biến ở người lớn từ 36 đến 50 tuổi. 

Các phát hiện cũng cho thấy rằng những người "dành hơn bốn giờ mỗi ngày để xem TV... Có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm vừa hoặc nặng hơn những người dành ít hơn bốn giờ mỗi ngày để xem TV".

Một bài báo năm 2015 được trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 65 của Hiệp hội Truyền thông Quốc tế cũng cho thấy tác động tiêu cực của việc xem tivi nhiều đối với sức khỏe tâm thần.

Những người xem truyền hình nhiều hơn trải qua nhiều cảm giác chán nản và cô đơn hơn, đồng thời cũng báo cáo các vấn đề về sự thiếu tự chủ.

Và một bài báo năm 2020 được xuất bản trên tạp chí Translational Psychiatry cho thấy rằng: "Xem truyền hình có liên quan tích cực đến nguy cơ trầm cảm, trong khi sử dụng máy tính thì không". 

Sự khác biệt chính nằm ở bản chất thụ động của việc xem tivi so với việc kích thích trí tuệ của việc đọc hoặc tương tác trực tuyến.

Bước sang tuổi tứ tuần, có một thói quen vừa “hại não” vừa tốn thời gian: Thì ra giới thượng lưu đã sớm loại bỏ nó khỏi cuộc sống từ rất lâu - Ảnh 3.

Xem TV cũng góp phần gây ra các hành vi khác có thể dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng sức khỏe tâm thần. 

Một nghiên cứu năm 2019 trên 59.400 người tham gia có độ tuổi trung bình là 43 tuổi cho thấy những người tham gia xem truyền hình hơn 5 giờ có xu hướng uống nhiều rượu hơn, hút thuốc lá, ăn nhiều thức ăn không lành mạnh, béo phì và có mức độ trầm cảm cao hơn và ít hoạt động thể chất hơn những đối tượng ít xem TV. 

Rõ ràng, chúng ta đều biết những yếu tố trong số đó đều có thể làm giảm tuổi thọ của bạn.

Huấn luyện viên cá nhân Lizzy Williamson, người ngoài 40 tuổi, đã từ bỏ TV vào năm 2015 để giúp cô đạt được ước mơ viết sách. Cô chia sẻ: "Xem TV vào buổi tối đã từng là một trong những thói quen khó bỏ của tôi. 

Từ khi thay đổi nhịp sinh hoạt và không dành thời gian cho TV nữa, tôi bắt đầu thức dậy lúc 5 giờ sáng và đi dạo. 

Trong thời gian đó, tôi ghi lại tài liệu cho cuốn sách của mình... Tôi đã thực hiện kế hoạch của mình trong một năm và kết thúc với một bản thảo hoàn chỉnh và tác phẩm đã được xuất bản."

Bước sang tuổi tứ tuần, có một thói quen vừa “hại não” vừa tốn thời gian: Thì ra giới thượng lưu đã sớm loại bỏ nó khỏi cuộc sống từ rất lâu - Ảnh 4.

Lisa Ienco, ở độ tuổi ngoài 40, buộc phải từ bỏ việc xem TV, nhưng đó là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cô đã chọn. 

"Chiếc tivi bị hỏng, và chúng tôi không có ý định thay thế nó". Trước đây, cô là một người thường xuyên xem TV và ăn uống vô độ. 

"Tôi đã làm việc tám giờ một ngày và có lẽ đã xem TV trong khoảng thời gian tương tự - mặc dù tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó. 

Tôi không biết mình đã ăn bao nhiêu và khi nào mình no". Khi ngừng xem TV, cô ấy bắt đầu trở nên năng động hơn và "rất nhiều cơ hội mới trong cuộc sống của tôi đã được mở ra", cô ấy giải thích.

Mặc dù khó có thể hình dung cuộc sống mà không có TV vì nhu cầu cập nhật tin tức và giải trí của chúng ta vẫn còn. 

Trước hết, bạn có thể bắt đầu từ một ngày hạn chế sử dụng TV và nhìn nhận cảm giác của bản thân. Rồi từ cơ sở đó, bạn có thể cắt dần thời gian xem TV và thay thế nó bằng những thói quen lành mạnh hơn.

Nguồn: Best Life

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại