Bước sang tuổi 40, đọc 2 câu này của người xưa sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn mười năm vất vả: Bài học hàng nghìn năm vẫn đúng

Lâm Ngọc |

40 tuổi, cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Ở độ tuổi này, bạn đã có kinh nghiệm sống phong phú, trí tuệ và tài thao lược đã đạt đến một trình độ nhất định. Nhưng bạn phải biết sử dụng chúng phù hợp để gặt hái thành công.

Không một ai có thể chống lại được quy luật của tạo hóa, 40 tuổi chính là thời điểm mà thể lực cũng như tinh thần của chúng ta bắt đầu xuống dốc. Vậy, cuộc sống của chúng ta nên tiếp tục như thế nào?

Hai câu "kim chỉ nam" cổ này của tổ tiên sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn mười năm chật vật, đặc biệt đáng học hỏi cho mọi người hiện nay!

1. Sử dụng sự khôn ngoan để đạt được lợi ích chính đáng chứ không phải để xu nịnh

Sử dụng trí tuệ như cầm con dao hai lưỡi, hại người hại mình. Có người dùng trí khôn của mình hãm hại người khác để đạt được lợi ích. Tuy nhiên, điều này lại đồng thời làm tổn thương đến chính bản thân. Ngược lại, người sử dụng một cách khéo léo thì "con dao trí tuệ" này lại là một công cụ hữu ích để đạt được thành công.

Do đó, cần phát huy sự tháo vát, khôn ngoan để nâng cao hiệu quả và hoàn thành công việc. Nhưng sử dụng những tính toán thông minh và xu nịnh để lấy lòng người khác sẽ khiến bản thân gặp bất lợi.

Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế là một hoàng đế nhà Minh trong lịch sử, nhưng bà nội của ông là Phùng Thái hoàng thái hậu không ưa ông đến mức lên kế hoạch phế truất cháu. Sau khi Văn Đế lớn lên, có người ngỏ ý muốn diệt trừ nhà họ Phùng để lấy lòng ông. Thấy vậy, Hoàng đế Hiếu Văn Đế rất tức giận trước ý đồ nịnh hót và sự gian xảo này nên đã giáng chức và trục xuất khỏi triều đình.

Không những vậy, ông còn đặc biệt hoan nghênh những người dám đưa ra ý kiến ​​liên quan đến chính trị và luật pháp của triều đình. Ông quan tâm đến những ý kiến ​​có lợi cho triều đình ngay cả khi họ bác bỏ thể diện của hoàng đế. Dưới chính sách cai trị đất nước tuyệt vời, những kẻ lẻo mép, xu nịnh đều bị trừng trị xứng đáng, và đất nước ngày càng hùng mạnh.

Bước sang tuổi 40, đọc 2 câu này của người xưa sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn mười năm vất vả: Bài học hàng nghìn năm vẫn đúng - Ảnh 1.

Cuộc đời là giấc mơ cho kẻ khôn, trò chơi cho kẻ ngốc, hài kịch cho kẻ giàu, và bi kịch cho kẻ nghèo. Ảnh: Aboluowang

Kết quả của việc sử dụng mưu lược, trí khôn ngoan được xác định bởi cách người dùng sử dụng nó. Nếu bạn sử dụng sự khôn ngoan để học tập và làm việc, thì ánh sáng của sự khôn ngoan có thể chiếu sáng thành công. Còn khi sự khôn ngoan được dùng để xu nịnh và tính toán, điều này sẽ trở thành một hòn đá nặng và đẩy bạn xuống địa ngục.

Vì vậy, nhà trường không chỉ dạy kiến ​​thức, mà còn rèn luyện tính cách, là để chúng ta sử dụng đúng hướng trí tuệ của mình và trở thành "người khôn ngoan".

Do đó, người thật sự khôn ngoan không nên dùng sự khôn ngoan của mình để tính toán cho người khác.

2. Nhượng bộ, không kiêu, không tự mãn là công cụ bất khả chiến bại của nhà thông thái

Thành ngữ cổ có câu: "Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp", kẻ tài trí giả như ngu dốt, kẻ dũng mãnh giả như khiếp sợ. Những nhà thông thái chân chính sẽ không tùy ý phô diễn tài năng của mình, còn những người nói tục thì thường là kẻ nửa vời.

Cổ nhân cũng từng nói: "Lùi một bước thấy trời cao biển rộng, lùi ba bước bình an hạnh phúc". Nhượng bộ không có nghĩa là nhu nhược, yếu thế mà ngược lại là thể hiện sự tài trí, bao dung và cao thượng. Và người như vậy mới thật sự là người chiến thắng.

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều bậc tài trí nhờ dựa vào "nhược ngu, nhược khiếp" mà thành tựu được sự nghiệp to lớn.

Thời Tam Quốc, trên phương diện trị quốc, Gia Cát Lượng được người đời đánh giá là người toàn năng. Đối với Lưu Bị mà nói, văn phải nhờ đến Gia Cát Lượng, võ thì không thể rời xa Quan Vũ, Trương Phi, nhưng vì sao ba người họ lại một lòng phục tùng Lưu Bị?

Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" có chi tiết về việc Lưu Bị ba lần đích thân đến lều tranh thỉnh mời Gia Cát Lượng trợ giúp mình thì chúng ta có thể hiểu được điều này. Sở dĩ Lưu Bị có thể thu phục được người tài là bởi vì ông dùng lòng tôn kính, thậm chí là kính nể để đối đãi với mọi người. Đây là điều mà người bình thường khó có thể làm được.

Trong lịch sử Việt Nam, vua Lê Nhân Tông- một đấng minh quân tài đức vẹn toàn, cũng rất chú trọng cách dùng thái độ tôn kính để đối đãi với người khác. Từ xưa đến nay thực sự có rất nhiều người đều hiểu được nên đối đãi với người khác bằng thái độ ôn hòa và tôn kính. Kỳ thực, học được tôn kính người khác là bước khởi đầu cho sự thành công của một người.

Điển cố "Hàn Tín chịu nhục chui háng" cũng là thể hiện "đại trí giả ngu". Nếu khi ấy Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi nhục chui dưới háng của đồ tể. Nhưng ông đã nhẫn nhịn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người.

Hàn Tín có thể chui dưới hai chân của kẻ vô lại không phải hèn nhát, cũng không phải ngu ngốc. Đó là biểu hiện cao thượng của tâm đại nhẫn và đại trí. Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang và giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.

Lời khuyên "Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại âm vô thanh, đại tượng vô hình" của Lão Tử thực sự không chỉ là thể hiện của sự khiêm tốn mà còn là một loại trí tuệ cao thượng. Cổ nhân cho rằng theo đuổi sảng khoái nhất thời và lợi ích hiện thực trước mắt trong những việc nhỏ nhặt chẳng qua chỉ là sự khôn vặt của người đời.

Bước sang tuổi 40, đọc 2 câu này của người xưa sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn mười năm vất vả: Bài học hàng nghìn năm vẫn đúng - Ảnh 3.

Chỉ người không so đo tính toán "được – mất" ở thế gian, luôn dùng tâm đại nhẫn, "tôn người hạ mình" mà thiện đãi tất cả mọi người trong thiên hạ mới đúng là biểu hiện của bậc đại trí tuệ chân chính. Ảnh: Aboluowang

"Gỗ đẹp rừng già gió sương tàn". Ngày nay, chúng ta đang ở trong một môi trường phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Xung quanh chúng ta chắc chắn không thiếu những ảnh hưởng xấu, tiêu cực. Việc vênh váo, lộ liễu không chỉ thể hiện những khuyết điểm của bản thân mà còn dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.

Nhẫn không phải là dấu chấm hết, mà là một phương tiện chúng ta phải học. Nhẫn nhịn là cách duy nhất để đánh bại kẻ thù, vượt qua đối thủ trong im lặng luôn dễ dàng hơn là vượt qua đối thủ một cách vênh lựa, tự đắc.

Nhẫn nhịn không giống như thu hẹp và thỏa hiệp, mà là để tránh những trở ngại không cần thiết và đạt được mục tiêu tốt hơn thông qua cách ít gây ra rắc rối hơn với chi phí thấp nhất. Nó giống như một tấm khiên nặng nề, ngăn chặn những ánh mắt tò mò của kẻ thù và bảo vệ trí tuệ của bạn.

Trong cuộc sống cũng vậy, tạm thời lùi một bước nhiều khi lại là cách lựa chọn thông minh, lùi không có nghĩa là yếu đuối mà lùi để mà chiến thắng, lùi để tiến xa hơn.

Theo Aboluowang

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại