Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn

NHẬT THÀNH |

Chiến thắng này là một sự công nhận cho nỗ lực tuyệt vời của nhiếp ảnh gia người Nga sau quá trình dài kiên trì theo dõi để bắt lấy khoảnh khắc đắt giá.

Bức ảnh chụp con hổ cái "đứng dậy" bằng 2 chi sau và dùng chi trước để ôm lấy thân cây linh sam ở khu rừng hẻo lánh của Siberia (Nga) đã giành được chiến thắng một trong những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá nhất thế giới.

Để có được tác phẩm này, nhiếp ảnh gia người Nga Sergey Gorshkod đã mất tới 11 tháng cùng nhiều máy ảnh giấu kín. 

Sự kiên nhẫn và hi sinh của anh đã được đền đáp xứng đáng khi được Công nương Kate xướng danh tại buổi trao giải thưởng nhiếp ảnh động vật hoang dã của năm 2020 do bảo tàng Lịch Sử Tự nhiên London tổ chức.

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 1.

Bức ảnh "hổ ôm cây" chiến thắng giải nhiếp ảnh hoang dã của năm 2020

Vượt qua hơn 49.000 bài dự thi, nhiếp ảnh gia người Nga đã là người chiến thắng trong cuộc thi năm nay. 

Roz Kidman Cox, trưởng ban giám khảo đã gọi tác phẩm này là "một cái nhìn độc đáo về một khoảnh khắc thân mật trong rừng già diệu kỳ".

Xuất hiện trong bức ảnh là một chú hổ Amur hay hổ Siberia, sống chủ yếu ở những khu rừng thuộc miền đông nước Nga và một số nhỏ ở biên giới Trung Quốc, Triều Tiên. 

Do nạn săn bắt và khai thác rừng, số lượng hổ Siberia đang ngày càng thu hẹp và tiến sát tới bờ vực tuyệt chủng.

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 2.

Bức ảnh cáo săn ngỗng của tác giả Liina Heikkinen đã giành được giải nhiếp ảnh gia trẻ của năm

Kidman Cox cho rằng bức ảnh này là câu chuyện về sự xuất hiện trở lại của một biểu tượng hoang dã nước Nga, hổ Siberia. 

"Đây là một khung cảnh độc nhất. Những tia nắng nhẹ của mùa đông đã tô điểm cho sự cổ kính của khu rừng linh sam và bộ lông của con hổ cái khi nó đang ôm chặt lấy thân cây, hít hà mùi hương của loài hổ trên từng dòng nhựa cây, tiện thể đưa ra thông điệp về chủ quyền.", nữ trưởng ban giám khảo nhận xét. 

Được biết, lãnh thổ sinh sống của hổ Amur có thể lên tới 2.000km đối với con đực và 450km với con cái, điều khiến việc tác nghiệp trở nên cực kỳ khó khăn.

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 3.

Bức ảnh đoạt giải nhiếp ảnh báo chí về động vật hoang dã của năm

Gorshkov chia sẻ rằng anh biết cơ hội của mình là rất ít nhưng anh vẫn quyết tâm làm. Để đạt được mục tiêu, nhiếp ảnh gia người Nga đã khảo sát các dấu hiệu trên thân cây, từ mùi hương, lông, nước tiểu và cả những vết cào...

Một thành viên của ban giám khảo kiêm giám đốc khoa học của bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Tim Littlewood nói số lượng hổ Amur đang ngày càng suy giảm. 

Nhưng vị giám đốc cho rằng bức ảnh này có thể mang tới hi vọng trong nỗ lực bảo vệ loài hổ Siberia. "Bằng sức mạnh của mình, nhiếp ảnh đã diễn tả vẻ đẹp của thế giới tự nhiên và nhắc chúng ta về trách nhiệm bảo vệ nơi này." - Littlewood nói.

Một số tác phẩm dự thi giải nhiếp ảnh hoang dã của năm do bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London tổ chức:

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 4.

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 5.

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 6.

Bức ảnh hổ ôm cây giành giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, tác giả tiết lộ quá trình tác nghiệp càng thấy đáng khâm phục hơn - Ảnh 7.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại