Lãng phí thực phẩm dù để trong tủ lạnh
Rau củ, thịt cá dù có cất vào tủ lạnh nhưng kiểu gì cũng phải bỏ đi một nửa - Đây từng là câu chuyện diễn ra như cơm bữa tại nhà chị Thu Thảo (28 tuổi), một người nội trợ đang sống tại Hà Nội.
Công việc bận rộn nên chị và chồng chỉ có thể tranh thủ chủ nhật đi mua thức ăn tích trữ cho cả tuần. "Đi siêu thị về là mất nửa ngày rồi, thế nên mình chỉ nhanh chóng xếp đồ trong tủ lạnh sao cho chứa được hết chỗ thực phẩm đã mua cho xong. Ngăn nào hết chỗ thì mình nhét đồ vào ngăn còn lại" - chị Thảo chia sẻ.
Thế là đồ đã nấu, đồ tươi sống nhiều khi được xếp sát cạnh nhau. Chị cũng chẳng phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Và có lúc chị mua nhiều đồ đến nỗi, thịt để trong ngăn đông đến 2-3 tháng mới nhớ ra để rã đông và sử dụng.
Hệ quả là cứ dăm bữa nửa ngày, bữa cơm của gia đình chị lại hơi mặn vì được chan thêm nước mắt. Hôm thì rau lẫn mùi tanh của cá, hôm thì chị phải bỏ đi cả 1kg rau sắng đắt đỏ dù đặt cả tháng mới mua được, chỉ vì lúc lấy ra khỏi tủ lạnh, rau đã bị dập và héo. Dở khóc dở cười nhất là hôm chị "khai quật" được miếng bít tết trong ngăn đá. Thịt đông đá một cục, rã đông thì lâu mà khi ăn thì không còn thấy vị thịt đâu nữa.
Bài học kinh nghiệm dành cho người nội trợ
Sau vài bận đổ bỏ thực phẩm, chị Thảo quyết định phải thay đổi để bữa cơm gia đình ngon miệng hơn, đủ dinh dưỡng hơn và vợ chồng chị cũng đỡ "xót ví" hơn. Chị lân la khắp các hội nhóm yêu bếp để học cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Sau một thời gian, chị đã rút ra một vài kinh nghiệm và bài học "xương máu" để chia sẻ cho các chị em cùng chung mối quan tâm.
Đầu tiên, chị em cần chú ý vệ sinh định kỳ cho tủ lạnh, 1 tuần/lần hoặc ít nhất 1 tháng/lần. Không để quá nhiều đồ hoặc bọc màng thực phẩm với các loại thực phẩm tươi sống để tủ lạnh hoạt động hiệu quả, không bị quá tải dẫn đến thực phẩm kém tươi.
Bên cạnh đó, chị Thảo gợi ý nên chọn tủ lạnh có 2 Dàn lạnh độc lập để chuyên biệt hóa 2 vùng bảo quản thực phẩm. Với tủ lạnh thông thường, luồng hơi lạnh di chuyển luân phiên giữa ngăn đông và ngăn mát, điều này vô hình làm giảm độ ẩm, khiến rau quả kém tươi và nhanh chóng mất chất dinh dưỡng. Chưa kể, điều này sẽ khiến mùi tanh của hải sản lan khắp tủ, dễ ám mùi lên các thực phẩm khác.
Còn với tủ trang bị 2 Dàn lạnh độc lập cho từng ngăn, độ ẩm trong ngăn mát luôn được bảo toàn ở mức tối ưu 70%. Nhờ vậy, rau củ quả sẽ tươi lâu hơn gấp 2 lần so với thông thường, giữ được vị giòn, ngọt, trọn hương vị nguyên bản.
Bí quyết tiếp theo mà chị Thảo rút ra sau vụ "bít tết hóa thạch" chính là bỏ thịt cá vừa mua vào ngăn đông mềm chuẩn -1 độ C để giữ được vị tươi ngon, nguyên bản. Tủ lạnh cũ nhà chị không có chức năng này nên thịt, cá thường bị đông đá, mất vị lẫn dưỡng chất ban đầu.
Khác với ngăn mát hay ngăn đông, ngăn đông mềm chuẩn -1 độ C sẽ lưu giữ trọn giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đây được xem là nhiệt độ lý tưởng để có thể bảo quản thịt cá luôn tươi ngon và giữ hương vị trọn vẹn như lúc vừa được đánh bắt. Thực phẩm được bảo quản ở ngăn đông mềm chuẩn -1 độ C không bị đông cứng thành đá mà vẫn giữ nguyên được độ đàn hồi, mềm mại, dễ dàng cắt, thái và tiết kiệm thời gian nấu ăn khi không cần đợi rã đông.
Và với chị em nào chưa có kinh nghiệm chọn tủ lạnh, hoặc đang đắn đo trước "rừng" sản phẩm dày đặc trên thị trường thì thế hệ tủ lạnh mới của Samsung chính là gợi ý rất đáng tham khảo. Sản phẩm này đã được trang bị đầy đủ cả công nghệ Ngăn đông mềm Optimal Fresh Zone chuẩn -1 độ C và 2 Dàn lạnh độc lập Twin Cooling Plus, giúp các bà nội trợ bảo quản thực phẩm tươi ngon mà không tốn sức, mang đến những bữa cơm nhà chất lượng mỗi ngày.