Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại?

DIỆU MINH |

Xu hướng kiểm tra hình thể nhận nhiều cảnh báo do tác động tiêu cực lên người trẻ.

TikTok gần đây ghi nhận sự phát triển các dạng nội dung thử thách Body-checking thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Điển hình có thể kể đến xu hướng khoe khéo thân hình đồng hồ cát sau lớp áo quần áo rộng.

Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại? - Ảnh 1.

Các hastag ăn theo trào lưu cũng ghi nhận lượt xem tăng đột biến. Hashtag #jawlinecheck trên TikTok có 343,8 triệu lượt xem, #smallwaist đã nhận được 736,7 triệu lượt xem và #sideprofile đạt 1,2 tỷ lượt xem.

Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại? - Ảnh 2.

Lợi bất cập hại?

Thoạt nhìn, dạng nội dung này giống như hình thức cổ vũ tập luyện, thể hiện tinh thần tích cực. Thế nhưng trào lưu này lại đem đến nhiều hệ lụy hơn chúng ta nghĩ.

Tiến sĩ Allison Chase, nhà tâm lý học, giám đốc khu vực Trung tâm Phục hồi Ăn uống Pathlight ở Texas, bày tỏ lo ngại khi các thử thách hình thể ngày càng trở nên phổ biến. Việc các nội dung như trên nhận được sự quan tâm, càng có nhiều người bắt “trend” từ đó dần trở thành mối nguy hại khi người trẻ có “những suy nghĩ và hành vi ám ảnh về cơ thể của chính mình”.

Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại? - Ảnh 3.

“Khi gặp một chiếc gương, đa phần mọi người chỉ nhìn qua. Trong khi đó, những người gặp trở ngại với ngoại hình của mình, họ sẽ rất bận tâm, dành nhiều thời gian để cân nhắc về hình thức của bản thân”, Chelsea M. Kronengold, giám đốc truyền thông tại Hiệp hội Rối loạn Ăn uống (NEDA) cho biết.

Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại? - Ảnh 4.

Chuyện cũ lặp lại nhưng hệ lụy nguy hiểm hơn gấp nhiều lần

Không khó để nhận thấy sự tương đồng giữa xu hướng TikTok này với chuyện từng xảy ra trên các mạng xã hội Instagram hay Tumblr.

Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại? - Ảnh 5.

Các trào lưu khi ấy là việc so sánh các bộ phận cơ thể vào một định mức nhất định như: vòng eo nhỏ bằng giấy A4, xương quai xanh đựng vừa quả trứng, đồng xu.

Lịch sử lặp lại dấy lên nỗi lo ngại về sự lên ngôi của hội chứng rối loạn ăn uống. Mới đây, NHS (Dịch vụ y tế quốc gia) ghi nhận con số điều trị tình trạng rối loạn ăn uống gia tăng kỉ lục.

Martha Williams, điều phối viên tư vấn lâm sàng cấp cao của Beat cho biết: “Mặc dù một người không có khả năng phát triển chứng rối loạn ăn uống chỉ bằng cách xem các video body-checking trực tuyến, nhưng chúng tôi biết từ những bệnh nhân đang chữa trị rằng nó có thể làm trầm trọng tình trạng rối loạn ăn uống hiện có.”

Tiến sĩ Zibarras cũng cho biết: “Trào lưu này tạo ra những suy nghĩ cảm xúc tự phê bình một cách luẩn quẩn: từ nhận thức sai lệch về cơ thể dẫn đến việc kiểm soát cân nặng, kích thước cơ thể thái quá. Sau đó có thể dẫn đến trầm cảm, tự ti và giam cầm bản thân trong cảm giác tội lỗi và kiểm soát cơ thể nặng nề hơn. Vòng lặp độc hại cứ thế tiếp diễn.”

May mắn thay, khi xu hướng Body-checking xuất hiện, một số người dùng cố gắng báo cáo những video độc hại của xu hướng này. Hashtag #stopbodychecking thu hút 110.000 lượt xem cùng với những thảo luận sôi nổi.

TikTok cũng hợp tác với Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia nhằm nỗ lực ẩn và xóa nội dung kích động chứng rối loạn ăn uống.

Body-checking: Trào lưu TikTok lợi bất cập hại? - Ảnh 6.

Theo Theo NY Post, Dexerto, Yahoo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại