Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn 'thần sầu'

Minh Kiên |

Tại miền trung Tanzania, bộ tộc Hadza trải qua hàng chục nghìn năm sinh sống vẫn không hề thay đổi phong tục tập quán, từ chối tiếp nhận văn hóa hiện đại và giờ đang phải vật lộn với mọi thứ để tránh khỏi sự tuyệt chủng.

Trong suốt hơn 10.000 năm tồn tại, các thành viên của bộ tộc Hadza sinh sống hoàn toàn nhờ vào săn bắn. Người ta tin rằng đây là bộ tộc sinh tồn bằng cách săn bắn, hái lượm cuối cùng còn tồn tại trên Trái Đất.

Nhưng hiện nay, trước sự biến đổi quá nhanh của môi trường nên cuộc sống của họ đang bị đe dọa trực tiếp, họ sợ sẽ bị buộc phải làm quen thậm chí là sinh sống theo văn hóa xã hội phương Tây. Theo ước tính, tổng số người còn lại ở bộ tộc là khoảng trên 1.000 người và nơi sinh sống hiện nay của họ là khu vực hồ Eyasi, Tanzania (quốc gia châu Phi).

Tộc người Hadza sử dụng loại ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau và giới khoa học vẫn đang dành thời gian nghiên cứu về ngôn ngữ của họ.

Thức ăn của bộ tộc này gồm quả từ cây bao báp, các loại rau củ từ tự nhiên, giống như củ cải hay cần tây, thịt động vật như khỉ đầu chó, nhím.

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 1.

Một số thợ săn thuộc bộ tộc Hadza đang chia thịt từ con khỉ đầu chó vừa săn được. Họ đã sinh sống chủ yếu phụ thuộc vào săn bắn hái lượm trong hơn 10.000 năm kể từ khi hình thành. Ảnh: Getty Images

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 2.

Đồ ăn của họ bao gồm quả từ cây bao báp, sau khi nghiền ra họ sẽ được thứ nước có vị giống như sữa lắc vị cam. Ảnh: Getty images

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 3.

Người thợ săn của bộ tộc Hadza trở về với chiến lợi phẩm là một con khỉ đầu chó. Tộc người này đang đứng dưới nguy cơ buộc phải thích nghi với xã hội phương Tây hiện đại, điều mà họ luôn từ chối tiếp nhận trong suốt hơn 10.000 năm tồn tại. Ảnh: Getty Images

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 4.

Một trong những thành viên của bộ tộc - Manu 14 tuổi - đang giương cung lên bắn con mồi. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 5.

Alagu, 68 tuổi, vác trên vai chiếc rìu đi kiếm mật ong. Người dân Hadza sử dụng rìu, cung tên để tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 6.

Giaga, 50 tuổi, cũng đang cầm một chiếc rìu tương tự. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ giúp cho người Hadza không phải đối mặt với các loại bệnh tật phổ biến như ở các nước hiện đại ở phương Tây như béo phì, tiểu đường tuýp 2. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 7.

Ngoài săn bắt khỉ đầu chó, tộc người này còn sử dụng thịt nhím, người ta nói rằng nó có vị không kém gì thịt nướng. Họ còn ăn các loại củ tự nhiên vị giống với củ cải hay cần tây. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 8.

Người Hadza có ngôn ngữ riêng và hầu như chẳng có bất kỳ mối liên hệ nào với các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ của họ không có dạng chữ viết. Đây là điều khiến cho các nhà khoa học vô cùng đau đầu trong quá trình nghiên cứu. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 9.

Hiện chỉ còn lại khoảng 1.000 người Hadza đang sinh sống quanh khu vực hồ Eyasi, Tanzania. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 10.

Họ đang sợ rằng nếu không tìm ra cách để bảo vệ quyền sở hữu mảnh đất của mình, rất có thể cả bộ tộc sẽ phải sử dụng nước bẩn và chẳng còn động vật tự nhiên để săn bắn nữa. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 11.

Trẻ em ở bộ tộc này cũng tham gia vào các hoạt động săn bắn hái lượm, và tốn khoảng 5 giờ đồng hồ mỗi ngày. Họ ngủ trong những túp lều làm từ cành cây và cỏ. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 12.

Các thành viên của bộ tộc lo sợ lối sống của họ sẽ biến mất trước một xã hội phương Tây hoàn toàn xa lạ. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 13.

Các chuyên gia nói rằng với cách sống nguyên thủy của mình, người Hadza đã và đang phải đối mặt với sự xâm lấn của những người nông dân và sự hiện diện của công viên quốc gia do chính phủ Tanzania đặt gần đó. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 14.

Họ không có điện, tiền tệ hay bất cứ thứ gì liên quan đến đời sống hiện đại. Để có được quần áo, giày dép trang phục, người Hadza phụ thuộc chủ yếu vào các vụ trao đổi nhỏ lẻ với các bộ tộc khác. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 15.

Vì là tộc người có tập quán săn bắn hái lượm nên người Hadza không bao giờ nuôi gia cầm gia súc hay trồng trọt. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 16.

Một giáo sư thuộc trường Đại học King, trụ sở tại London cho biết các thành viên của bộ tộc này đều có số lượng vi khuẩn đường ruột cao hơn 40% so với lượng vi khuẩn có trong bụng của người phương Tây, điều giúp cho họ có thể chống chọi lại với các bệnh như hen suyễn, tiểu đường tốt hơn. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 17.

Một điểm đặc biệt khác của người Hadza đó là họ có tập tục quần hôn, theo đó một người có thể kết hôn với nhiều người khác nhau. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 18.

Nhiều người phụ nữ còn chẳng thể nhớ nổi ai là bố đứa trẻ. Họ quan hệ tình dục rất tự do. Có thể người ngoài thấy điều này thật kì dị nhưng chuyện đó đối với họ chẳng quan trọng. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn thần sầu - Ảnh 19.

Như người đàn ông trong ảnh, Gudo, tuy đã 70 tuổi nhưng ông có tận 12 đứa con. Cậu bé đứng kế bên là Osama, cậu con trai 12 tuổi của ông. Hiện giờ Osama đang ở với một người thầy dạy tiếng Anh, điều đó khiến cho bố cậu rất vui mừng. Có thể thấy, trước những tác động xấu đến bộ lạc, cuối cùng thì người Hadza vẫn phải thay đổi, học tập và thích nghi với cuộc sống hiện đại nếu như không muốn bị cả thế giới lãng quên. Ảnh: Stefan Kleinowitz

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại