Theo Aman, người Drokpa sống trong các bộ tộc dọc theo sông Indus ở vùng Jammus và Kashmer, Ấn Độ, được biết đến tên gọi như người Aryans của dãy Himalaya. Drokpa có nghĩa là Aryan hoặc da trắng ở Ladakhi gồm 3000 thành viên còn sót lại được cho là con cháu của những người lính ở thời Alexander Đại đế.
Những người phụ nữ của bộ tộc Drokpa mặc trang phục truyền thống.
Họ thường mặc trang phục truyền thống, đeo phụ kiện vào những dịp đặc biệt, Như trong ảnh, họ đang tham dự tục đổi vợ truyền thống.
Những bộ trang phục bắt mắt là “trợ thủ đắc lực” giúp phụ nữ thu hút sự chú ý của phái mạnh.
Những bức ảnh tuyệt vời này được lưu lại trong dịp người Drokpa tham gia vào tiệc đổi vợ - tục lệ đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Toàn bộ ảnh được Aman tổng hợp và cho ra cuốn sách có tựa đề The Last Avatar nhằm lưu giữ những văn hóa cổ xưa của Ấn Độ trước khi nó biến mất mãi mãi.
Người Drokpa hiện nay vẫn sử dụng tiếng Phạn cổ - thứ ngôn ngữ đã bị Đức Quốc xã khi xưa nỗ lực xóa bỏ. Đối với người dân, thời trang là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa bộ lạc.
Nhiếp ảnh gia Aman đã chụp lại hình ảnh những người sót lại cuối cùng của bộ lạc để hoàn thành cuốn sách của mình.
Một người phụ nữ từ bộ lạc sống dọc theo sông Ấn đang mang trên người những trang sức bằng bạc thủ công đầy tinh tế và khéo léo.
Cộng đồng tộc Drokpa hiện tại chỉ còn khoảng 3000 người
“Trong những dịp đặc biệt, phụ nữ thường mặc trang phục truyền thống, mũ, áo choàng da dê cùng vô số phụ kiện như vòng tay, hoa, lông và vỏ sò. Đó là những món đồ cần thiết để họ thu hút các chàng trai và được lựa chọn làm đối tượng kết hôn”, Aman cho hay.
“Đổi vợ là phong tục tập quán có từ lâu đời và được khuyến khích của bộ lạc Drokpa. Xét trên phương diện ngày nay, phong tục này không tuân theo các tiêu chuẩn xã hội chuẩn mực nên đã bị chính quyền địa phương can thiệp ít nhiều. Tuy nhiên, người dân thi thoảng vẫn lén lút tổ chức như một món ăn tinh thần không thể thiếu”, Aman cho biết thêm.
Hiện tại, tục đổi vợ đang bị chính quyền cấm vì không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện nay nhưng người dân vẫn lén lút thực hiện như một nghi thức thiêng liêng khó bỏ.
Người dân Drokpa chủ yếu sống nhờ sản xuất nông nghiệp như trồng rau và trái cây.
Aman Chotani nói thêm rằng Drokpa sống một cuộc sống 'dễ dàng hơn và tự do hơn so với hầu hết các bộ tộc cổ xưa còn sống sót và hầu hết làm nông dân.
Người dân Drokpa duy trì cuộc sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Họ trồng trái cây, rau củ, hoa và sau đó buôn bán, trao đổi thành phẩm.