Người Dinka ở Nam Sudan được cả thế giới biết đến với chiều cao khủng. Quê hương của họ đôi khi được coi là vùng đất của những người khổng lồ.
Người Dinka, còn được gọi là Jieng, là một nhóm dân tộc Nilotic với khoảng 4,5 triệu người sống ở xung quanh các đầm lầy trung tâm của lưu vực sông Nile, chủ yếu phân bố ở Nam Sudan. Ngoài ra, người Dinka còn được biết đến với chiều cao đáng kinh ngạc của họ. Cùng với người Tutsi của Rwanda, họ được coi là những người cao nhất ở Châu Phi và có thể là trên toàn thế giới.
Người Dinka chủ yếu sống dọc theo sông Nile, từ Bor đến Renk, trong khu vực Bahr el Ghazal, Thượng sông Nile (hai trong số ba tỉnh trước đây nằm ở miền nam Sudan) và khu vực Abyei của Ngok Dinka ở Nam Sudan.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1953-1954, chiều cao trung bình của người Dinka là khoảng 182 cm. Đây là một chiều cao khá lớn so với phần còn lại của thế giới vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, ngày nay, tầm vóc của nam giới Dinka có vẻ thấp hơn một chút, điều này có thể do hậu quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài và xung đột thường xuyên.Họ có khoảng 4,5 triệu người, theo điều tra dân số Sudan năm 2008, chiếm khoảng 18% dân số của Sudan và là bộ tộc dân tộc lớn nhất ở Nam Sudan.
Theo đó, trong cộng đồng khoa học đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận về lý do vì sao người Dinka có thể cao được như vậy. Tuy nhiên cho tới nay, những lời giải thích vẫn chưa được thống nhất. Cách giải thích phổ biến nhất là chế độ dinh dưỡng - một chế độ ăn giàu calo, giàu các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và thịt đã khiến cho cơ thể của họ có thể cao lớn được như vậy.
Người Dinka chủ yếu kiếm sống từ nông nghiệp và mục vụ, họ dựa vào chăn nuôi gia súc để lấy sữa và các phụ phẩm tương tự như những người du mục trên toàn thế giới.
Theo những dữ liệu thu tập được, người Dinka có nguồn gốc từ Gezira ở khu vực ngày nay là Sudan. Vào thời trung cổ, khu vực này được cai trị bởi vương quốc Alodia , một đế chế đa sắc tộc theo Cơ đốc giáo do người Nubia thống trị. Từ thế kỷ 13, với sự tan rã của Alodia, người Dinka bắt đầu di cư ra khỏi Gezira, chạy trốn các cuộc tấn công thu thập nô lệ và các cuộc xung đột quân sự khác cũng như hạn hán.
Người Dinka gọi ngôn ngữ của họ là Dinka hoặc "Thuɔŋjäŋ" (Thoŋ ë Muɔnyjäŋ), là một trong những ngôn ngữ Nilotic thuộc hệ ngôn ngữ Đông Sudan. Họ viết bằng chữ cái Latinh với một số ký tự bổ sung.
Cũng giống như nhiều bộ lạc tại Châu Phi khác, người Dinka cũng phải trải qua nghi lễ trường thành. Vào một độ tuổi nhất định, các cậu bé sẽ được khắc trên trán một dấu hiệu hình chữ "V" tượng trưng cho quá trình chuyển đổi từ thanh thiếu niên thành nam giới. Đàn ông của bộ tộc Dinka ở Nam Sudan có vết sẹo trên mặt với ba đường thẳng song song trên trán để thể hiện sự dũng cảm với bộ tộc. Việc này thường được thực hiện bởi thầy mo của bộ tộc.
Vào khoảng năm 3000 TCN, ở phía nam Sudan, trên sông Nile, hơn 3 nhóm người chăn nuôi và ngư dân đã định cư tại khu vực đầm lầy lớn nhất này. Bộ lạc Dinka là một trong ba bộ tộc phát triển dần dần từ những người định cư ban đầu.
Về mặt biểu tượng và thực tế, gia súc có tầm quan trọng đối với người Dinka. Những động vật này tạo thành nền tảng của sinh kế, tôn giáo và cấu trúc xã hội của người Dinka. Các bộ lạc Dinka không giết mổ gia súc chỉ để lấy thịt. Họ coi đó là vật hiến tế cho thần linh. Một lý do chính khác khiến gia súc quan trọng đối với các bộ lạc Dinka là sản phẩm mà họ thu được từ gia súc.
Người Dinka có sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng giữa đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Vợ thường lo việc nấu nướng, và nuôi dạy con cái. Còn đàn ông thì làm việc nhà, chăm gia súc. Hiếm khi xảy ra trường hợp một người đàn ông Dinka vắt sữa bò, nhưng nếu anh ta bắt buộc phải làm vậy, thì anh ta không được phép uống sữa đó và tất cả đàn gia súc của anh ta sẽ chết.
Trước khi người Anh đến, người Dinka đã không sống trong những khu làng, thay vào đó họ sống du canh du cư trong các nhóm gia đình, sống trong nhà cửa tạm thời với gia súc của họ. Nhà cửa có thể được tổ chức thành cụm một hoặc hai có khi lên đến 100 gia đình.
Theo truyền thống, bộ tộc Dinka sẽ sống trong những túp lều bằng đất sét tròn với mái tranh hình nón. Những ngôi nhà này thường bao quanh bởi khu vườn, ngăn cách nhau là khu rừng cỏ rộng mở. Thông thường, đất vườn chỉ duy trì độ phì nhiêu trong vòng từ 10 tới 12 năm. Sau đó, khu vực này sẽ bị đốt cháy và những ngôi nhà mới được dựng lên ở gần đó.
Cũng giống như một số bộ tộc trên thế giới, người Dinka coi loài bò bản địa là linh vật thiêng liêng không kém gì nguồn sống của họ. Những con bò cỡ lớn với cặp sừng dài đã gắn bó với một phần linh hồn của mỗi cá nhân trong bộ tộc. Họ còn có phong tục dùng nước tiểu bò để gội đầu và rửa mặt. Trẻ nhỏ có thói quen ngậm trực tiếp vú bò để uống sữa, còn người lớn vắt sữa làm nguồn dinh dưỡng chính.