Bộ lạc có tính... "cà khịa" bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt

VŨ HUẾ |

Tất nhiên là cà khịa với người khác thôi. Với bộ tộc này, nhổ nước bọt không phải hành vi khiếm nhã, mà là biểu hiện của sự nhiệt tình và trân trọng nhau nhất.

Maasai là một bộ lạc thiểu số thuộc bộ tộc bán du mục Nilotic, sinh sống tại Kenya và Tanzania (hai quốc gia ở Đông Phi).

Văn hóa gia trưởng: Đàn ông đứng đầu, phải có thật nhiều con cái và gia súc

Theo truyền thuyết dân gian của người Maasai, tổ tiên họ xuất hiện từ Thung lũng Sông Nile, tại vị trí phía Bắc của Hồ Turkana. 

Đến khoảng Thế kỷ XV thì bắt đầu di cư về phía Nam, cuối cùng tỏa rộng ra khắp Kenya và Bắc Tanzania như ngày nay.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 1.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 2.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 3.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 4.

Dân tộc thiểu số bán du mục Maasai

Văn hóa Maasai theo nếp gia trưởng, đàn ông trụ cột, quyết định tất tần tật các việc lớn nhỏ trong nhà và ngoài cộng đồng. Một người đàn ông càng có nhiều gia súc và con cái bao nhiêu, thì càng đáng ngưỡng mộ bấy nhiêu.

Để được xếp vào hàng "đức cao vọng trọng", đàn ông Maasai cần có đàn gia súc từ 50 con trở lên. Họ cũng được phép lấy nhiều vợ. 

Thuở xưa, tộc Maasai còn thực hành nghi thức "bỏ giường". Vào ngày ấy, các "đức ông chồng" sẽ để vợ ngủ một mình. Nếu vợ của họ quan hệ với đàn ông khác và có con, đứa con ấy cũng được tính là con của họ.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 5.

Gia súc là tài sản quý báu nhất của người Maasai.

Đặc biệt trân trọng nước, xem nước bọt là "nước quý"

Châu Phi là vùng đất nóng bức, ít nước, thừa nắng. Mọi dân tộc sống ở đây đều hiểu rõ nước quan trọng đến mức nào. Người Maasai, dĩ nhiên, cũng rất thể hiện sự tôn kính với nước và cũng ở ngưỡng cao nhất.

Nhờ có nước, cây cỏ mới mọc lên. Có cỏ mới nuôi sống được gia súc. Có gia súc thì mới có thịt, sữa và máu nuôi sống con người. Thế nên trong tất cả tạo vật trên đời, nước là cần thiết và thiêng liêng nhất.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 6.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 7.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 8.

Nhổ nước bọt là cách bày tỏ sự chân thành và lòng nhiệt tình

Nước bọt cũng là một loại nước. Mọi con người đều phải có nước miếng trong miệng thì mới sống được. 

Thế nên, nước bọt chính là thứ nước quý giá nhất. Người Maasai cực kỳ trân quý nước bọt, chỉ nhổ ra ngoài khi gặp bằng hữu tốt, người thân xa cách lâu năm hay nhân dịp chúc mừng sinh con, đám cưới…

Nhổ nước bọt: Biểu hiện nhiệt thành cao nhất

Phải là khi chào mừng hoặc chia tay với bạn tốt, người Maasai mới nhổ nước bọt vào lòng bàn tay, sau đó thân ái bắt tay. 

Cho dẫu các nền văn hóa khác đánh giá nhổ nước bọt là hành vi khiếm nhã đến thế nào thì với họ, đó vẫn là biểu hiện của sự nhiệt tình và tôn trọng cao nhất.

Khi một đứa trẻ Maasai chào đời, cha mẹ sẽ đón mừng bằng cách nhổ "nước quý" của bản thân lên đầu bé. 

Miếng nước bọt là sự chúc mừng, bày tỏ niềm hạnh phúc to lớn và lời cầu nguyện em bé sẽ trưởng thành khỏe mạnh, sống lâu.

Có một số tài liệu còn ghi chép rằng trước khi gả con gái về nhà chồng, người cha sẽ thể hiện sự chúc phúc bằng cách nhổ nước bọt lên trán và ngực cô dâu.

Ngoài ra, nước bọt còn được xem là "tấm lòng thành". Trước khi trao tặng món quà gì đó cho nhau, người Maasai sẽ nhổ lên nó rồi mới đưa. 

Nếu không nhổ nước bọt mà đưa, thì đó cũng có nghĩa là… miễn cưỡng phải tặng.

Đàn ông chăn thả, đàn bà... đi xây nhà

Bộ lạc Maasai chỉ chiếm một lượng dân số cực kỳ nhỏ của Kenya: khoảng 0,7%. Theo số liệu thống kê năm 2009, họ có khoảng 841.600 người. 

Bất chấp chính phủ Kenya nỗ lực khuyến khích từ bỏ lối sống bán du mục, tất cả kiên quyết giữ gìn cách sống truyền thống.

Mặc dù cũng có trồng trọt, cuộc sống của các cư dân Maasai phụ thuộc hoàn toàn vào đàn gia súc. 

Chúng cung cấp cho họ mọi thứ, từ sữa tươi cho đến thịt. Cứ mỗi buổi bình minh lên, nam giới Maasai lại quần áo gọn ghẽ, lùa đàn gia súc quý báu ra đồng.

Bộ lạc có tính... cà khịa bậc nhất: Từ chào hỏi đến chúc tụng, tất cả đều khởi đầu bằng pha nhổ nước bọt thẳng mặt - Ảnh 9.

Khẩu phần hàng ngày của người Maasai là sữa tươi và thịt sống, đôi khi bao gồm cả máu tươi của động vật (để uống). 

Gần đây, do lượng gia súc bị thu hẹp (vì dịch bệnh và thiếu đất chăn thả), họ bắt đầu chuyển dần sang trồng trọt. Các loại cây yêu thích bao gồm cao lương, lúa, khoai tây và bắp cải. Chế độ ăn uống cũng từ từ thay đổi, trở nên cân bằng hơn.

Có một điểm rất thú vị trong văn hóa gia trưởng của Maasai: Phụ nữ làm nhà. Kiến trúc truyền thống của Maasai là các dạng nhà tạm thời, hình chữ nhật hoặc vuông, tròn, quây lợp hoàn toàn bằng các vật liệu tự nhiên sẵn có.

Mỗi khi di chuyển đến nơi ở mới, các chị em sẽ lo cắt cỏ, đốn cây chuẩn bị làm nhà. Họ chôn các thân gỗ làm khung, sau đó xếp các cành nhánh làm tường, lấy lá cỏ lợp mái và che chắn xung quanh. 

Cuối cùng gia cố bằng hỗn hợp bùn, phân bò, nước tiểu (của cả người và vật nuôi). Chúng có tác dụng chống thấm, giữ ấm cho người (hoặc gia súc) ngủ nghỉ bên trong.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại