Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào?

Giang Spiderium |

Chương trình giáo dục của nhiều nước đặt nặng việc tiếp thu kiến thức tổng quát mà không chú trọng đến sự sáng tạo và khả năng giao tiếp của học sinh. Điều này vô tình gây ra những áp lực học tập không đáng có. Nhiều nơi trên thế giới đã có những đổi mới trong giáo dục và thu được bước đầu thành công.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc giảng dạy thường mang tính chất một chiều. Học sinh chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ thầy cô và giáo trình mà không hề thắc mắc.

Học sinh ít được tìm tòi, phát biểu ý kiến và khám phá những gì hợp với sở thích cá nhân. Điều này dẫn đến việc áp lực thi cử đề nặng lên học sinh, sinh viên.

Ở nhiều nơi đặc biệt là các nước Đông Á, do áp lực thi cử quá nặng nề, chính phủ các nước đã phải đề ra một số quy định đặc biệt nhằm giảm tải thời lượng lên lớp, tránh tình trạng trầm cảm và tự tự trong học sinh, sinh viên đang ngày càng tăng cao.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 1.

Nhiều quốc gia không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét, đồng thời gộp và bỏ bớt các kì thi không cần thiết.

Một trong số đó là giảm bớt các kỳ thi ở các bậc học, các bài kiểm tra định kỳ chỉ dùng để kiểm chứng học sinh, không được dùng để so sánh cao thấp.

Nhiều nơi không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét, đồng thời gộp và bỏ bớt các kì thi không cần thiết.

Việc này giúp giảm áp lực rất nhiều cho học sinh, sinh viên và nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều thành phần xã hội.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp ở phần nổi. Khi mà áp lực học tập chỉ tạo ra sự ganh đua khép kín mà không tạo ra những giá trị khác thì điều đó cần phải suy xét lại.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu thử nghiệm những thay đổi trong nền giáo dục ở nước mình. Hãy cùng điểm qua xem các nền giáo dục lớn trên thế giới đã làm những gì nhé!

Suốt 12 năm đến trường, học sinh Phần Lan chỉ phải tham dự đúng một kỳ thi

Giáo dục ở Phần Lan hoàn toàn miễn phí và không có các cuộc thi nhằm phân loại học sinh.

Giáo sư Pasi Sahlberg, công tác tại Bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan cho hay: "Chúng tôi dạy các em phương pháp tự học chứ không phải dạy cách vượt qua một kì thi".

"Chúng tôi không tin vào thi cử, không nghĩ rằng tổ chức một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học.

Nhờ thế, thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử.

Trường học của chúng tôi sẽ phải là điểm đến ưa thích của các em học sinh.

Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội".

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 2.

Giáo dục ở Phần Lan hoàn toàn miễn phí và không có các cuộc thi nhằm phân loại học sinh.

Nhật Bản: Các bài đánh giá năng lực học sinh rất đơn giản và thường có gợi ý của giáo viên

Giáo dục Nhật Bản hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập và không ỷ lại vào xung quanh.

Giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh "học sinh là trung tâm" và tâm niệm rằng, rèn luyện một người trước hết là phải rèn luyện tâm hồn.

Học sinh Nhật Bản phải nắm được các quy tắc ứng xử và những giá trị đạo đức cá nhân từ rất sớm. Người Nhật tin rằng, với việc giáo dục đạo đức thì mỗi học sinh Nhật sẽ tự tìm được con đường học tập phù hợp cho bản thân.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 3.

Giáo dục Nhật Bản hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập và không ỷ lại vào xung quanh.

Người Nhật cũng cho rằng, điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của từng cá nhân và mỗi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Vì lý do đó nên Nhật chỉ có kì thi vào trung học và đại học.

Các bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mỗi kì cuối cấp cũng đơn giản và thường kèm theo lời gợi ý của giáo viên. Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật không gây áp lực thi cử cho học sinh.

Đức: Học tập để tìm một công việc phù hợp, không phải để hơn thua

Một trong những đặc điểm nổi bật của giáo dục Đức là tính bình đẳng giữa các học sinh.

Trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có "phát ngôn viên" để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 4.

Trong lớp học ở Đức không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có "phát ngôn viên" để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

Điểm số ở Đức cũng không có sự phân hóa nhằm tránh tạo cảm giác phân biệt giữa các học sinh.

Ngoài ra, ở giáo dục Đức rất quan tâm đến tính trải nghiệm thực tế. Trong hoạt động thực tế, học sinh Đức sẽ được trải nghiệm những khóa học và kiến thức về nhiều ngành nghề đa dạng.

Qua đó, mỗi người sẽ dần hiểu và hình thành đam mê của mình. Đó là lý do vì sao hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì vào đại học.

Người Đức quan niệm rằng, không thể đánh giá nghề này cao quý hơn nghề kia. Vì thế, học tập là để tìm kiếm một công việc phù hợp chứ không phải để hơn thua.

Đó là lý do các chương trình đào tạo nghề của Đức được đánh giá cao trên toàn thế giới. Học sinh ở Đức được hướng nghiệp từ rất sớm và vì thế việc học được giảm tải và thay đổi để phù hợp với nhu cầu trên.

Mỹ: Bạn không cần giỏi nhưng bạn nên khác biệt

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày.

Chính vì điều này, chương trình học tại các trường ở Mỹ giàu tính trải nghiệm và có sự phân bố đồng đều giữa các môn học. Học sinh ở Mỹ cũng dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động và sự kiện xã hội.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 5.

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày.

Do vậy, áp lực học tập ở Mỹ được giảm thiểu đáng kể. Học sinh tại quốc gia này luôn khao khát sáng tạo nên các cuộc thi như thế được khuyến khích rất cao, trong khi các cuộc thi truyền thống học thuật thì ít được coi trọng.

Các trường đại học của Mỹ khi tuyển sinh viên cũng đề cao tính sự sáng tạo của mỗi người. Câu nói phổ biến trong giới học sinh, sinh viên ở Mỹ là bạn không cần giỏi nhưng bạn cần khác biệt.

Trung Quốc: Giảm dần bài tập, tránh nhồi nhét kiến thức

Các trường học ở Trung Quốc đang làm mọi cách để giảm tải áp lực thi đại học ở Trung Quốc. Đầu tiên là thay đổi giờ học và giảm dần bài tập.

Bài tập về nhà được coi là áp lực nặng nề nhất đối với học sinh Trung Quốc, khi mà học sinh Trung Quốc cần trung bình 3 giờ mỗi ngày để hoàn thành bài tập về nhà. Một cách khác là phân bố lại môn học và các kì thi.

Giờ đây các kì thi ở Trung Quốc được phân bố đều hơn với nhiều lựa chọn môn thi hơn, tránh tình trạng nhồi nhét học và ôn thi một vài môn nhất định.

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất: Các nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào? - Ảnh 6.

Giờ đây các kì thi ở Trung Quốc được phân bố đều hơn với nhiều lựa chọn môn thi hơn, tránh tình trạng nhồi nhét học và ôn thi một vài môn nhất định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại