Bloomberg: Bức tranh hậu Thế Chiến 2 cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh sau đại dịch

Tất Đạt |

Theo Bloomberg, tin tốt lành là có thể tình hình kinh tế sau khi kết thúc đại dịch sẽ hồi phục giống như sau Thế Chiến 2.

Mỹ đã quyết định chi 2,6 nghìn tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, cuộc chiến với dịch bệnh chưa kết thúc và việc bảo vệ kinh tế trong năm 2020 có thể là khoản tiền lớn nhất mà Mỹ đã phải chi. Theo Bloomberg, tin tốt lành là có thể tình hình kinh tế sau khi kết thúc đại dịch sẽ hồi phục giống như sau Thế Chiến 2.

Trong đại dịch lần này, nhìn chung Mỹ không muốn người lao động bỏ việc, chuyển chỗ làm, mở các doanh nghiệp mới hay tìm việc ở chỗ khác. Chính phủ muốn người dân ở nhà, khỏe mạnh, không lây nhiễm cho người khác và sẵn sàng quay lại làm việc khi điều kiện khá hơn.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng phải đảm bảo rằng các khoản tiền bơm vào nền kinh tế và hệ thống tài chính sẽ quay trở lại. Trên thực tế, một số khoản sẽ về với chính phủ một cách tự nhiên. Các khoản vay sẽ được trả lại, những khoản đảm bảo sẽ hết hạn, trái phiếu và các tài sản khác được mua bởi Fed có thể được bán lại hoặc được phép đáo hạn. Tuy nhiên, kể cả vào lúc đó, hàng nghìn tỉ USD bơm vào thị trường vẫn chưa thể thu hồi.

Tác giả trên tờ Bloomberg cho rằng tình hình như vậy có thể liên tưởng tới thời kì Thế Chiến 2. Khi binh lính tham gia chiến tranh, lệnh phong tỏa đã khiến người lao động không thể tham gia sản xuất kinh tế tư nhân, đồng thời hạn chế tiêu thụ hàng hóa phổ thông. Chính phủ phải nhận thêm nhiều khoản nợ hơn và ngân hàng trung ương tiếp tục phải ghi chép những con số khổng lồ.

Khi chiến tranh kết thúc, người dân có tiền nhưng không có hàng hóa và dịch vụ để tiêu. Điều này dẫn tới suy thoái và lạm phát nếu nền kinh tế không thể kịp đón nhận sự trở lại của những người lính và biến dây chuyền sản xuất thời chiến thành sản xuất mặt hàng cho thời bình.

Tuy nhiên, tình hình nước Mỹ sau Thế Chiến 2 không quá tệ. Lạm phát có xảy ra khi chính phủ ngừng kiểm soát giá cả, nhưng nỗi lo sợ lạm phát không khiến người dân tiêu hết tiền trước khi tiền mất giá trị. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ 8 năm sau đó chỉ với một giai đoạn suy thoái nhẹ vào năm 1949. Giá các loại tài sản không tăng cao.

Rõ ràng, tình hình năm 2020 không giống như năm 1945, tuy nhiên nền kinh tế có thể sẽ phản ứng tương tự. Theo Bloomberg, những tổn thất tới nền kinh tế có thể không phải là mãi mãi, và nỗ lực bù đắp kinh tế sẽ không bị kiểm soát và dẫn tới lạm phát hay thất nghiệp.

1/4 - Nỗi ám ảnh của người dân Mỹ: Tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước, nợ thẻ tín dụng đều đến hạn phải trả! - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại