Cập nhật lúc

Covid-19 làm tham vọng ngoại giao năm 2020 của TQ đổ bể; Hệ thống y tế Nhật có nguy cơ sụp đổ vì đại dịch

Trong 24h qua, thế giới có thêm hơn 80.000 người nhiễm mới và hơn 5.000 ca tử vong do COVID-19. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.

Covid-19 làm tham vọng ngoại giao năm 2020 của TQ đổ bể; Hệ thống y tế Nhật có nguy cơ sụp đổ vì đại dịch - Ảnh 1.

(Ảnh: Reuters)

Tối 3/5, Bộ Y tế liên bang Ấn Độ thông báo thêm hơn 280 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số ca tại quốc gia này vượt 40.000 ca.

Cụ thể, số ca nhiễm mới là 283 ca tính từ sáng 3/5 trong khi số ca tử vong cũng tăng thêm 5 ca, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 40.263 và 1.306 ca. Số liệu cập nhật sáng cùng ngày cho thấy Ấn Độ có 39.980 ca nhiễm và 1.301 ca tử vong.

Theo các quan chức Bộ Y tế Ấn Độ, tới nay có 10.887 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện sau khi hồi phục trong khi số ca đang được điều trị là 28.070 ca.

46
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ vượt 40.000 ca

    Covid-19 làm tham vọng ngoại giao năm 2020 của TQ đổ bể; Hệ thống y tế Nhật có nguy cơ sụp đổ vì đại dịch - Ảnh 1.

    (Ảnh: Reuters)

    Tối 3/5, Bộ Y tế liên bang Ấn Độ thông báo thêm hơn 280 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số ca tại quốc gia này vượt 40.000 ca.

    Cụ thể, số ca nhiễm mới là 283 ca tính từ sáng 3/5 trong khi số ca tử vong cũng tăng thêm 5 ca, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 40.263 và 1.306 ca. Số liệu cập nhật sáng cùng ngày cho thấy Ấn Độ có 39.980 ca nhiễm và 1.301 ca tử vong.

    Theo các quan chức Bộ Y tế Ấn Độ, tới nay có 10.887 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện sau khi hồi phục trong khi số ca đang được điều trị là 28.070 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hệ thống y tế Nhật Bản đối mặt nguy cơ sụp đổ vì dịch Covid-19

    Các chuyên gia Nhật Bản lo ngại, việc sụp đổ hệ thống y tế đã đến giai đoạn gần nhất nếu không có những biện pháp mạnh mẽ.

    Từ đầu năm tới nay, tình hình dịch Covid-19 ngày càng trở nên phức tạp. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh hàng ăn, vui chơi giải trí.

    Đêm 30/4 vừa qua, cảnh sát quận Nerima, Tokyo đã xác nhận một người đàn ông chủ cửa hàng ăn đã tử vong. Nguyên nhân xác định là do người đàn ông này đã sự sát bởi cửa hàng phải đóng cửa lâu ngày do dịch Covid-19.

    Nhật Bản vốn là quốc gia có tỷ lệ tự sát khá cao trong khu vực và thế giới. Trong cú sốc Covid-19 này, nước ngày đang lo ngại những trường hợp tự sát như người đàn ông trên sẽ gia tăng.


    Theo Cục cảnh sát và Bộ Y tế và Lao động, số người tự sát cao nhất trong lịch sử Nhật Bản là năm 2003 với 34.427 người. Tình hình dịch bệnh nếu kéo dài, con số này sẽ khó tưởng tượng.


    Bệnh viện vốn là nơi hy vọng lớn nhất đối với bệnh nhân. Nhưng trong bối cảnh số người nhiễm tăng nhanh, lây nhiễm tập thể thường xảy ra tại chính các bệnh viện, do đó, bệnh viện quá tải đã không thể tiếp nhận các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có triệu chứng nhiễm virus.

    Đài NHK dẫn số liệu của chính quyền thủ đô Tokyo cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 1-18/4, có khoảng 1.390 bệnh nhân cấp cứu nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đã bị từ 5 bệnh viện trở lên từ chối, hoặc buộc phải đợi hơn 20 phút mới tìm được điểm đưa đến cấp cứu. Tình trạng như vậy là nhiều gấp 4 lần so với bình thường, khi mà chỉ có khoảng 20 trường hợp như vậy xảy ra mỗi ngày. Một bệnh nhân thậm chí còn bị đến 110 cơ sở y tế từ chối tiếp nhận. Đây là một con số nhiều đến ngỡ ngàng và hầu như chưa có trường hợp nào như vậy.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hệ thống y tế Nhật Bản đối mặt nguy cơ sụp đổ vì dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Washington Post: Chiến thắng trước đại dịch COVID-19 của Việt Nam là "trường hợp ngoại lệ" và bài học dành cho Mỹ

    Nước Mỹ vừa trải qua một cột mốc đau thương trong tuần này vì đại dịch COVID-19, báo Washington Post (Mỹ) viết. Chỉ chưa đầy 3 tháng dịch bệnh bùng phát trên lãnh thổ của Mỹ, nước này đã liên tục lập những kỷ lục buồn và đứng đầu thế giới về số ca nhiễm (hơn 1,1 triệu) cũng như số ca tử vong (hơn 66 ngàn) do COVID-19.

    Trong khi đó, tình hình tại Việt Nam có thể nói là trái ngược so với Mỹ: Việt Nam đã hơn 2 tuần không có ca nhiễm mới và cũng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng mới.

    Tác giả của bài xã luận được đăng tải trên báo Washington Post hôm 30/4 vừa qua cho rằng thành công của Việt Nam có thể trở thành những "bài học" dành cho Mỹ, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch COVID-19.

    Theo lời tác giả bài viết, mặc dù Việt Nam có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc và người dân có thu nhập không cao, mật độ dân số lại dày đặc, nhưng Việt Nam đã đạt được thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và đã bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế được áp dụng từ hồi tháng 2 và cao điểm là trong tháng 4 này.

    Theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam "về cơ bản đã đẩy lùi dịch bệnh". Tác giả bài viết đã nhận định rằng Việt Nam chính là một trường hợp thành công ngoại lệ.

    Vì sao Việt Nam lại là "ngoại lệ"? Bởi Việt Nam không phải là nơi nổi tiếng về công nghệ như Hàn Quốc hay Đài Loan, và cũng không phải là nơi có diện tích nhỏ để dễ dàng kiểm soát như đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) hay Iceland... Vậy, điều gì đã làm nên thành công của Việt Nam?

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành phố New York tự sản xuất kit xét nghiệm Covid-19

    Thành phố New York sẽ sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19 của riêng mình - thị trưởng Bill de Blasio nói ngày 3/5. Theo đó, thành phố sẽ làm việc với đối tác địa phương Print Parks để cung cấp que lấy mẫu cho bộ dụng cụ.

    New York đang trong quá trình đạt năng suất 50.000 que bông lấy mẫu/tuần, với lô 30.000 que đầu tiên dự kiến hoàn thành vào cuối tuần tới.

    Bộ kit do New York sản xuất sẽ được chuyển đến các bệnh viện một sách sớm nhất - ông Blasio cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hoãn chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở Mỹ về nước vì vướng thủ tục

    Trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam, từ giữa tháng 4/2020, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đã phối hợp liên hệ, lập danh sách để cơ quan có thẩm quyền trong nước tổ chức chuyến bay đưa các công dân Việt Nam tại Mỹ, chủ yếu là trẻ em, học sinh dưới 18 tuổi, du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa, người cao tuổi, người có bệnh nền và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác về nước.

    Tuy nhiên, do thủ tục phía Mỹ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau nên hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chưa tiếp nhận đủ các giấy phép cần thiết để thực hiện chuyến bay theo thời gian dự kiến. Hiện Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đang tích cực phối hợp, hỗ trợ Vietnam Airlines làm việc với các cơ quan chức năng sở tại, giải quyết các thủ tục cần thiết cũng như tìm các phương án phù hợp để đưa công dân ta về nước trong thời gian sớm nhất có thể.

    Trước tình hình nhiều công dân đã di chuyển tới sân bay quốc tế San Francisco chờ chuyến bay để về nước, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã cử nhiều nhóm cán bộ ra sân bay, tới các địa điểm những công dân này đang tạm trú để hỗ trợ, giúp thu xếp phương tiện di chuyển và đưa về nơi ở an toàn, cung cấp nhu yếu phẩm và đồ bảo hộ cho những người có nhu cầu, khuyến cáo công dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Mỹ cũng đang hết sức tích cực hỗ trợ công dân ta.

    Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân bình tĩnh, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch của sở tại và hướng dẫn của các Cơ quan đại diện Việt Nam.

    Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam có thể liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ theo các số điện thoại 001.202.716.8666/ 001.202.999.6938/ 001.202.999.6589, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco theo số điện thoại 001.415.619.2951 hoặc 001.415.319.5446, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston theo số điện thoại 001.346.775.0555 hoặc số điện thoại Tổng đài Bảo hộ Công dân của Cục Lãnh sự Việt Nam +84.981.84.84.84.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hoãn chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở Mỹ về nước vì vướng thủ tụcwww.tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiệp định RCEP dự kiến vẫn được ký kết trong năm nay

    Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing ngày 3/5 khẳng định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vẫn đang trong quá trình dự kiến được ký kết vào cuối năm nay.

    Theo ông Chan, tất cả các bên tham gia đàm phán đều nhất trí rằng việc ký kết được RCEP trong năm 2020 là rất quan trọng nhằm củng cố và thúc đẩy lòng tin với nền kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay.

    Ông Chan Chun Sing cũng cho biết các cuộc họp, thảo luận chuyên sâu theo hình thức trực tuyến của các bên tham gia đàm phán RCEP đã và đang được tiến hành, đồng thời không có bất kỳ dấu hiệu đáng kể nào cho thấy có sự chậm trễ hoặc trì hoãn ký kết thỏa thuận này.

    Tuy nhiên, theo ông, diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện tại sẽ phải được suy tính kỹ lưỡng để xem xét liệu việc ký kết có thể được tiến hành trong một cuộc họp hay phải được tiến hành theo một hình thức khác.

    Cũng theo quan chức trên, một động thái đáng chú ý là việc các nước đàm phán RCEP cũng đã có lời mời Ấn Độ quay trở lại tham gia tiến trình đàm phán thỏa thuận này trong các cuộc họp diễn ra vào tháng tới. Mặc dù vậy, trong trường hợp không có sự tham gia của Ấn Độ trong các cuộc họp này thì tiến trình ký kết RCEP vào cuối năm nay vẫn được thúc đẩy.

    Hiệp định RCEP nếu được ký kết sẽ là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, với 15 thành viên là các nước thành viên ASEAN cùng với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Tháng 11/2019, Ấn Độ đã đột ngột rút lui khỏi thỏa thuận này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lao động di cư ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Đông Nam Á

    Sự bùng phát số trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng lao động di cư đang tạo ra làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại một số quốc gia Đông Nam Á.

    Với những bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Singapore vừa qua, chính phủ các nước khu vực đang lên kế hoạch ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn từ lực lượng này, trong bối cảnh nhiều nước đang bắt đầu thực hiện các nới lỏng hạn chế.

    Singapore và Thái Lan là hai quốc gia chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng nhanh do lực lượng lao động di cư đến từ những khu vực khác làm việc trong lĩnh vực xây dựng hay những ngành công nghiệp có mức lương thấp.  

    Singapore- quốc gia từng được coi như "hình mẫu" chống dịch thành công giai đoạn đầu đã trở thành "điểm nóng" dịch của châu Á thời gian qua, với gần 80% số ca mắc liên quan đến lao động di cư. Thái Lan cũng chứng kiến mức độ gia tăng mạnh các ca nhiễm mới sau khi phát hiện 42 ca nhiễm trong số lao động di cư bất hợp pháp.

    Với việc các quốc gia đang bắt đầu nới lỏng biện pháp hạn chế, làn sóng lao động di cư tiếp tục đổ về có thể là nguồn nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn cho khu vực. Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới Mike Ryan cũng nhấn mạnh, đây là một trong những nhóm nguy cơ có thể tạo ra làn sóng virus thứ 2 tại nhiều quốc gia.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Lao động di cư ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Đông Nam Ávov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Khoảng 175 tỷ USD đã được rót vào gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ thứ hai

    Tham vọng ngoại giao năm 2020 của TQ đổ bể vì Covid-19; hơn 1 triệu chữ ký đòi tổng giám đốc WHO từ chức ngay - Ảnh 1.

    Bộ trưởng tài chính mỹ Steven Mnuchin (Ảnh: AP)

    Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/5 cho biết đã có ít nhất 2.2 triệu khoản vay, tương đương 175 tỷ USD, được cung cấp trong vòng thứ hai của gói hỗ trợ liên bang khẩn cấp dành cho doanh nghiệp nhỏ nhằm khắc phục tác động của Covid-19.

    Gói cứu trợ thứ hai được ông Trump ký duyệt thành luật vào ngày 24/4, bao gồm 310 tỷ USD dành cho Chương trình bảo vệ thanh toán (PPP), và tiền bắt đầu phân bổ đến doanh nghiệp từ ngày 27/4.

    Trong thông cáo chung sáng 3/5, bộ trưởng tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Lãnh đạo Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ (SBA) liên bang Jovita Carranza cho hay giá trị trung bình mỗi khoản vay theo chương trình kể trên trong đợt hỗ trợ mới là khoảng 79.000 USD.

    Trong đợt cứu trợ đầu tiên, đã có những phê bình về việc một số doanh nghiệp quy mô lớn hay các thực thể không thuộc đối tượng của chương trình (như các trường học tư) đã nộp đơn đăng ký và được cho vay.

    Chính quyền Trump khẳng định, kể từ khi PPP khởi động, khoảng 3.8 triệu khoản vay với trị giá lên đến hơn 500 tỷ USD đã được giải ngân

    "PPP đang cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và hàng chục triệu người Mỹ cần cù," ông Mnuchin và ông Carranza nêu trong thông cáo, nhấn mạnh giá trị trung bình của khoản vay thể hiện rằng "chương trình có nền tảng và hỗ trợ rộng rãi đối với các doanh nghiệp nhỏ và nhỏ nhất".


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Quân đội báo cáo 2.600 trường hợp lây nhiễm Covid-19

    Bộ quốc phòng Nga xác nhận, tính đến ngày 2/5, nước này đã xác nhận khoảng 2.600 trường hợp mắc Covid-19 trong lực lượng vũ trang cùng các cơ sở giáo dục của quân đội.

    Theo đó, 1.177 quân nhân Nga đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2, trong đó 345 người đang được điều trị tại bệnh viện quân đội, 317 người cách ly ở các điểm phục vụ. Ngoài ra, 505 người điều trị tại gia, 10 người nhập viện ở các cơ sở y tế dân sự, và 145 bệnh nhân đã điều trị khỏi. 

    Đến nay, 322 nhân viên dân sự làm việc trong quân đội Nga đã mắc Covid-19. 1.195 quân nhân trong các cơ sở giáo dục, gồm học viên và sinh viên các trường đại học quân sự, cũng bị xác định lây nhiễm virus corona mới.

    Vào hôm 1/5, Bộ quốc phòng Nga báo cáo ghi nhận 1.099 ca mắc trong quân đội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản dự kiến kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng

    Chính phủ Nhật Bản dự kiến ngày mai, 4/5, sẽ thông báo quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng. Điều này sẽ ảnh hưởng tiếp tục tới kinh tế đất nước, sinh hoạt người dân. 

    Tình hình dịch Covid-19 tại Nhật Bản vẫn hết sức phức tạp khi số người lây nhiễm tập thể vẫn tăng, số người tử vong tại nhà tăng.

    Nhật Bản bước vào kỳ nghỉ dài 5 ngày liên tiếp từ ngày 2/5. Do yêu cầu hạn chế ra ngoài, di chuyển và tụ tập, nên hầu như các tuyến đường sắt tàu cao tốc (Shinkansen) và các chuyến bay nội địa bị hủy.

    Các chuyến tàu cao tốc Shinkansen chỉ còn duy trì ở mức 5%, các chuyến bay từ 5,5%-9,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trên các tuyến giao thông đường bộ, cao tốc không có hiện tương xảy ra tắc đường-vốn thường xuyên xảy ra trong các dịp nghỉ lễ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đối mặt khả năng "mất trắng" hàng chục tỷ USD ở châu Phi vì Covid-19

    Các hoạt động thương mại của Trung Quốc ở châu Phi, điển hình như đầu tư, cho vay, và các dự án cơ sở hạ tầng, trong thời gian dài đã luôn trở thành tâm điểm của những sự chỉ trích và hoài nghi. Những cáo buộc nhằm vào Bắc Kinh hướng tới mục tiêu kiểm soát các nguồn tài nguyên quý giá, thông qua việc đẩy những quốc gia ở lục địa Đen vào "bẫy nợ".

    Nhưng khi giá dầu, cũng như các tài nguyên như khoáng sản và đồng được khai thác tại châu Phi giảm mạnh do tác động từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, kéo theo đó là triển vọng ảm đạm của các dự án đầu tư do Trung Quốc tài trợ.

    Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép từ bỏ hàng chục tỉ USD khoản vay cho các quốc gia châu Phi kể từ những năm đầu 2000.

    Thậm chí cả trọng tâm của hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại châu Phi, các dự án phát triển hạ tầng thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường với giá trị lên tới hàng nghìn tỉ USD, cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc khi ghi nhận mức suy thoái 6,8% trong quý 1.

    Đã có nhiều nghi hoặc liệu Trung Quốc còn khả năng tài chính thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường trong tương lai, mà một dấu hiệu rõ ràng là trong các cuộc họp của Bộ chính trị Trung Quốc gần đây đã không còn nhắc đến sáng kiến này như một trọng tâm chiến lược, nhà bình luận Minxin Pei viết cho Nikkei Asian Review.

    Trên lý thuyết, Trung Quốc có thể đã đạt được mục đích về kinh tế. Dữ liệu chính thức ghi nhận kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi tăng từ 107 tỷ USD lên 204 tỷ USD vào 2018.

    Nhưng câu hỏi là liệu Trung Quốc có thể thúc đẩy thương mại và duy trì việc tiếp cận các nguồn tài nguyên ở châu Phi?

    Ván cược của Trung Quốc ở châu Phi có vẻ đã thất bại. Việc Trung Quốc đẩy mạnh sự hiện diện ở châu Phi cũng trùng với thời điểm giá cả hàng hoá và tài nguyên trên thị trường thế giới gia tăng chóng mặt, mà một phần cũng đến từ nhu cầu lớn từ phía Trung Quốc. Do đó, các công ty Trung Quốc buộc phải trả một cái giá "chát" cho những tài sản mà nhiều khả năng sẽ mất giá một khi thị trường toàn cầu quay về giai đoạn điều chỉnh.

    Ở thời điểm hiện tại, khi sự bùng phát của đại dịch đang tàn phá nền kinh tế và xã hội tại các nước châu Phi, Trung Quốc rõ ràng cần một chiến lược rút khỏi khu vực. Bắc Kinh cần nhận ra rằng họ khó có thể lấy lại phần lớn các khoản đầu tư và cho vay đã mất giá nhanh chóng bởi tác động nghiêm trọng của đại dịch lên nền kinh tế châu Phi, ông Minxin Pei cho hay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Tham vọng ngoại giao năm 2020 của TQ đổ bể vì Covid-19; hơn 1 triệu chữ ký đòi tổng giám đốc WHO từ chức ngay - Ảnh 3.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có thêm 1 ca mắc Covid-19 mới là chuyên gia dầu khí nhập cảnh từ Anh

    Theo Bộ Y tế tính đến 18h ngày 3/5 Việt Nam ghi nhận thêm ca 1 mắc Covid-19 mới. Nâng tổng số ca mắc lên 271 trường hợp.

    Bệnh nhân 271 (BN271): Bệnh nhân nam, 37 tuổi, quốc tịch Anh, là chuyên gia của Tập đoàn Dầu khí được nhập cảnh để thực hiện dự án kinh tế. Ngày 28/4, bệnh nhân bay từ Anh tới Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay riêng mang số hiệu AXY 2504 (không phải chuyến bay chở khách thương mại).

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 30.530, trong đó:


    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 246


    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.748


    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 24.192


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bill Gates: Vắc xin COVID-19 có thể có trong 9 tháng tới, chỉ cần hiệu quả 70% là đủ

    Là một trong những tỷ phú tích cực hỗ trợ công tác phòng chống dịch, Bill Gates đã quyên góp hàng tỷ USD để xây dựng nhà máy nghiên cứu, điều chế vaccine chữa Covid-19 sớm nhất có thể. 

    Ông tin rằng vắc xin COVID-19 có thể sẽ sẵn sàng để sản xuất sớm hơn dự kiến.

    "Tiến sĩ Anthony Fauci (chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ ) nói sẽ mất khoảng 18 tháng để phát triển vắc-xin COVID-19", Bill Gates viết trên trên trang blog chính thức của mình. "Về cơ bản, tôi đồng ý với ông ấy. Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể sẽ dao động, sớm nhất trong khoảng từ 9 tháng tới hoặc muộn nhất là trong vòng 2 năm."

    Bill Gates cho biết, trong tổng số 115 loại vắc xin COVID-19 đang được phát triển, có 8 đến 10 loại vắc xin đặc biệt tiềm năng. Vị tỷ phú công nghệ cũng đặt niềm tin vào vắc xin RNA và DNA, vốn có tốc độ nghiên cứu và sản xuất nhanh hơn vắc xin bình thường.

     

    Mọi thứ có thể mù mờ ở thời điểm hiện tại nhưng sẽ có ánh sáng nơi cuối đường hầm.

    Tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập hãng Microsoft

     Ông cũng kì vọng một loại vắc xin có độ đặc hiệu 70% là đủ để chặn đứng đại dịch. Trong khi đó, loại vắc xin có độ đặc hiệu 60% cũng có thể được sử dụng, song chúng ta có thể sẽ thấy một số đợt bùng phát cục bộ tại nhiều quốc gia.

    Gần đây nhất, trong buổi phỏng vấn với đài CNBC, Bill Gates cũng dự đoán dịch COVID-19 có thể sẽ được khống chế vào tháng 6.

    "Nếu chúng ta cùng nhau hành động, tuân thủ lệnh cách ly và tham gia xét nghiệm, chúng ta sẽ thấy nhiều nơi mở cửa trở lại vào tháng 6", Bill Gates dự đoán. "Hiện nay, mỗi quốc gia đều có biện pháp riêng để giải quyết cuộc khủng hoảng. Các quốc gia tại châu Á là ví dụ điển hình nhất trong việc chống lại COVID-19".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam đưa gần 300 công dân ở UAE về nước

    Trong hai ngày 2-3/5/2020, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng UAE tổ chức chuyến bay đưa gần 300 công dân Việt Nam trở về nước an toàn trong bối cảnh các đường bay thương mại giữa Việt Nam và quốc tế tạm dừng vì dịch Covid-19.

    Những công dân được đưa về nước trong đợt này gồm có trẻ em và học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, người đi du lịch, thăm thân đã hết hạn thị thực bị kẹt lại ở nước sở tại, lao động bị cắt hợp đồng hoặc nghỉ không lương nhiều tháng. 

    Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã cử các cán bộ trực tiếp đến sân bay Dubai phối hợp với các cơ quan chức năng UAE hướng dẫn, hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục lên máy bay về nước.

    Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.

    Trong thời gian tới, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước rà soát và tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước trên cơ sở nguyện vọng của công dân, diễn biến thực tế của dịch bệnh trong và ngoài nước, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam trở thành điểm sáng ghìm cương Covid-19

    Với các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của Covid-19 nhiều tháng qua, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có được tín hiệu tích cực: không có trường hợp nhiễm nội địa mới hoặc không có ca nhiễm Covid-19. Một trong số quốc gia đó có Việt Nam.

    Việt Nam được nêu tên trong những câu chuyện ứng phó dịch thành công, theo trang Axios. Việt Nam không có thêm ca nhiễm mới trong hơn 2 tuần qua và đến nay chưa có ca tử vong nào.

    Cây bút bình luận Adam Taylor của tờ Washington Post đã nói đến 3 chiến thuật then chốt khi đề cập đến câu chuyện chống Covid-19 thành công tại Việt Nam.

    Theo Adam Taylor, thành công đó đến từ 3 chiến lược then chốt được chính phủ áp dụng rộng rãi, bao gồm sàng lọc và kiểm tra thân nhiệt, khoanh vùng và phong tỏa khu vực có dịch và liên tục trao đổi thông tin.

    Tác giả Adam Taylor đánh giá cao việc Việt Nam tiến hành theo dõi dịch tễ của người bệnh và những đối tượng liên quan một cách chặt chẽ và rộng rãi, cùng với việc cách ly nghiêm ngặt những người bị nghi nhiễm Covid-19 ở các cơ sở y tế.

    Điều được lưu ý là chính phủ đã sử dụng tin nhắn và các ứng dụng để tuyên truyền và khuyến cáo người dân về tình hình dịch Covid-19. Cùng lúc đó, công bố rộng rãi số ca nhiễm bệnh và thông tin liên quan trên trang web của Bộ Y tế.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Việt Nam trở thành điểm sáng ghìm cương Covid-19nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 1 triệu chữ ký đòi tổng giám đốc WHO từ chức ngay lập tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cựu tổng thống Mỹ Bush kêu gọi người dân đoàn kết trong dịch Covid-19

    Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 2/5 phát đi thông điệp thúc giục lòng trắc ẩn và sự đồng cảm trong "khoảng thời gian thách thức và trang nghiêm trong cuộc sống của đất nước chúng ta và thế giới".

    Thông điệp của ông Bush được Trung tâm tổng thống George W. Bush đăng tải, nằm trong sự kiện có tên "Lời kêu gọi đoàn kết".

    Ông Bush kêu gọi người dân Mỹ nhớ rằng "chúng ta đã đối mặt với những thời điểm thách thức trước đây" và "sự đồng cảm cùng sự tử tế giản đơn là những công cụ có sức mạnh thiết yếu cho sự phục hồi của đất nước".

    "Chúng ta không phải là những người đối đầu đảng phái. Chúng ta là nhân loại, dễ bị tổn thương và cũng không kém phần tuyệt vời trong mắt Chúa. Chúng ta đứng lên và ngã xuống cùng với nhau," cựu tổng thống Mỹ nói.


    Tham gia chương trình kể trên còn có người tiền nhiệm của ông Bush là Bill Clinton, cùng nhiều khách mời danh giá khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha ghi nhận ngày có số ca tử vong do Covid-19 thấp nhất từ giữa tháng 3

    Thống kê của chính phủ Tây Ban Nha cho thấy số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đến hôm nay, 3/5, đã tăng lên 25.264 trường hợp, so với báo cáo 25.100 ghi nhận đến hôm 2/5.

    Đây là số ca tử vong do Covid-19 trong 1 ngày thấp nhất ở Tây Ban Nha kể từ giữa tháng 3. 

    Tổng số ca nhiễm được ghi nhận hiện nay là 217.466 trường hợp, so với 216.582 ca bệnh thống kê trước đó 1 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia thử nghiệm vaccine phòng chống Covid-19 trên chồn

    Theo Giám đốc Y tế Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Australia, ông Trevor Drew, trong hai loại vaccine này, một nhập từ Anh và loại còn lại nhập của Mỹ sẽ được tiêm trực tiếp hoặc kết hợp giữa tiêm và xịt vào mũi. Chồn là loại động vật được lấy làm thử nghiệm lần này.

    Cũng theo Giám đốc Y tế Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Australia, tìm kiếm loại vaccine điều trị Covid-19 đang được đẩy mạnh vào lúc này trong bối cảnh các ca lây nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 tăng nhanh trên thế giới. 

    Ông bày tỏ tin tưởng trong số hàng tá dự án nghiên cứu vaccine phù hợp đang diễn ra trên thế giới, sẽ có dự án sẽ dẫn đến loại vaccine hiệu quả vào năm tới. Ngay khi các nhà khoa học tìm được loại vaccine hiệu quả và an toàn, bước tiếp theo là làm thế nào để sản xuất đủ và cung cấp cho tất cả mọi người.

     

    Các tế bào trong phổi của chồn sương rất rất giống với tế báo phổi của người, Vì vậy, virus tác động tới phổi của người cũng sẽ tác động đến phổi của chồn sương.

    Giám đốc Y tế Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Australia, ông Trevor Drewhttps://vov.vn/the-gioi/austra...

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore có thêm 657 ca mắc trong 24 giờ

    Bộ Y tế Singapore ngày hôm nay (3/5) báo cáo ghi nhận 657 ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca mắc ở đảo quốc Đông Nam Á này lên 18.205 trường hợp.

    Phần lớn ca nhiễm mới tiếp tục được xác định là những người có giấy phép lao động, cư trú trong các khu ký túc xá cho lao động nước ngoài ở Singapore. Chỉ 10 người trong số ca mới là công dân hoặc người có thẻ cư trú dài hạn của Singapore.

    Trong những tuần gần đây, đảo quốc này đã chứng kiến tình trạng leo thang số ca lây nhiễm, khi hàng nghìn ca mắc mới có liên quan đến những cụm lây nhiễm ở các khu ký túc xá cho công nhân nước ngoài. Để kiểm soát đà lây lan, chỉnh phủ Singapore đã nỗ lực cách ly các khu ký túc, xét nghiệm cho công nhân và di chuyển bệnh nhân không triệu chứng vào các cơ sở cách ly.

    Tuy nhiên, các biện pháp trên khiến hàng trăm nghìn người lao động bị mắc kẹt trong các tòa nhà ký túc, sinh sống trong điều kiện chen chúc chật hẹp và làm cho việc giãn cách xã hội trở nên bất khả thi.

    Singapore thông báo kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế trong những tuần sắp tới, và hoạt động kinh tế thương mại dự kiến khôi phục đầy đủ hơn từ ngày 1/6.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kế hoạch ngoại giao 2020 của Trung Quốc đổ bể vì COVID-19

    Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến các chương trình nghị sự ngoại giao của Trung Quốc gián đoạn và dự đoán tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều cuộc gặp trực tiếp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều nguyên thủ các nước trong những tháng tới.

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), năm ngoái, các cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và những người đồng cấp là nền tảng ngoại giao của Trung Quốc. Chỉ trong 2019, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thăm tổng cộng 13 quốc gia châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, cũng như tham dự năm hội nghị quốc tế và đem lại nhiều kết quả đáng chú ý.

    Cụ thể, tháng 6/2019, sau cuộc hội đàm tại Nhật Bản bên lề Hội nghị cấp cao G-20, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo một "lệnh ngừng bắn" tạm thời chiến tranh thương mại. 

    Hay như chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới châu Âu trong tháng 3/2019 cũng mang về bản ghi nhớ với Italy – quốc gia đầu tiên trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) - chính thức gia nhập Sáng kiến "Vành đai và Con đường".

    Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối tháng 12 năm ngoái và nhanh chóng sau đó lan rộng ra gần 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến ít nhất 3,4 triệu người mắc bệnh và trên 240.000 người tử vong, hàng loạt kế hoạch công du của Chủ tịch Trung Quốc tới các nước khác cũng như các cuộc hội tụ nguyên thủ, lãnh đạo các nước tại Bắc Kinh đều bị hủy bỏ.

    Cụ thể, chuyến thăm Nhật Bản dự kiến đầu tháng 4 của ông Tập Cận Bình đã được thông báo phải hoãn do dịch COVID-19. Theo kế hoạch ban đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc có cuộc gặp Nhật Hoàng Naruhito và Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe. Cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa Bắc Kinh và Brussels vào cuối tháng Ba vừa qua cũng cùng chung cảnh, khiến ông Tập Cận Bình lỡ cơ hội gặp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) mới.

    Bên cạnh đó, nguy cơ làn sóng lây lan dịch bệnh thứ 2 trong năm nay có thể trì hoãn nhiều chương trình nghị sự ngoại giao, khiến kế hoạch biến 2020 thành "Năm châu Âu" của Trung Quốc phần nào ảnh hưởng.

    Tham vọng ngoại giao năm 2020 của TQ đổ bể vì Covid-19; 3/5 ủy viên thường trực HĐBA lọt top thiệt hại nặng nhất - Ảnh 2.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự hội nghị trực tuyến của nhóm G20 thảo luận về ứng phó dịch Covid-19, tháng 3/2020 (Ảnh: Xinhua)

    Trung Quốc hy vọng các các hội đàm về đầu tư sẽ có kết quả trong cuộc hội nghị thượng đỉnh tháng 9 năm nay, khi ông Tập Cận Bình dự kiến lần đầu tiên gặp gỡ đủ 27 lãnh đạo các nước thành viên EU tại Leipzig, Đức. 

    Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giới quan sát cho rằng mục tiêu đó khó có thể đạt được. Họ cho rằng sự cấp bách trong việc giải quyết vấn đề dịch bệnh và vực dậy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phủ bóng hội nghị tháng 9, trong khi kết quả không được như mong muốn vì không có đủ thời gian cho các bên thương thảo về thỏa thuận đầu tư.

    "Chúng tôi không muốn một thỏa thuận mà ra kết quả chỉ để đạt được hạn chót đề ra. Nếu như đại dịch COVID-19 không thể khống chế, hội nghị tháng 9 tới chưa chắc sẽ có kết quả", một nguồn tin ngoại giao từ châu Âu tiết lộ.


    Một vấn đề khác đối với ngoại giao Trung Quốc đang phải đối mặt là Bắc Kinh đang bị nhiều quốc gia đổ lỗi vì khiến virus SARS-CoV-2 lây lan. Theo một nguồn tin ngoại giao, trọng tâm trong chương trình nghị sự ngoại giao của Trung Quốc trong năm nay có thể chuyển sang giảm bớt thiệt hại.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Kế hoạch ngoại giao 2020 của Trung Quốc đổ bể vì COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Mỗi ngày có hơn 1.000 ca Covid-19 mới, bang Texas vẫn mở cửa hoạt động kinh tế

    Nhà hàng Ciscos tại Austin bang Texas là một trong số ít các nhà hàng mở cửa đón khách trở lại sau khi thống đốc bang Texas nới lỏng các biện pháp kiểm soát nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.

    Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại Texas vẫn còn vô cùng căng thẳng, số lượng các ca nhiễm mới Covid-19 tại Texas đạt 1.000 ca đến ngày thứ Ba. Texas hiện đang trải qua dịp cuối tuần đầu tiên tính từ khi mở cửa lại nền kinh tế bằng một số biện pháp hạn chế.

    Cơ quan Y tế bang Texas công bố 1.293 trường hợp dương tính với Covid-19 trong ngày thứ Bảy, đây là ngày có số lượng lây nhiễm Covid-19 cao thứ 2 tính từ khi dịch được bắt đầu phát hiện tại Texas. Đây cũng là lần đầu tiên bang Texas công bố trên 1.000 ca nhiễm mới đến ngày thứ 3 liên tiếp.


    Hiện tại, bang Texas của Mỹ có 30.552 trường hợp dương tính với Covid-19 và 847 ca tử vong. 

    Việc số lượng các ca lây nhiễm tăng cao vẫn diễn ra kể cả sau khi thống đốc bang Texas vào ngày 28/4/2020 đã cho phép một số loại hình doanh nghiệp mở cửa trở lại từ ngày 1/5/2020.

    Các điểm bán lẻ tại chỗ và điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà có thể hoạt động tối đa 25% công suất. Các rạp chiếu phim và trung tâm mua sắm cũng được cho phép hoạt động tối đa 25% công suất. 

    Trước đó, thống đốc bang Texas từng ra quy định yêu cầu người dân ở nhà vào ngày 2/4/2020.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỗi ngày có hơn 1.000 ca nhiễm mới Covid-19, bang Texas - Mỹ vẫn mở cửa hoạt động kinh tếbizlive.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [VIDEO] Phó thủ tướng Bỉ Koen Geens loay hoay đeo khẩu trang

    [VIDEO] Phó thủ tướng Bỉ loay hoay đeo khẩu trang

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh đặt tên con theo tên vị bác sĩ cứu mạng ông khỏi Covid-19

    COVID-19: Nga có kỉ lục hơn 10.000 ca mắc/ngày; 3/5 ủy viên thường trực HĐBA lọt top thiệt hại nặng nhất - Ảnh 1.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson và vị hôn thê Carrie Symonds tại London, Anh, ngày 9/3/2020 (Ảnh: Chris J Ratcliffe/Getty Images)

    Thủ tướng Anh Boris Johnson và vị hôn thê Carrie Symonds đã đặt tên con trai mới sinh của họ là Wilfred Lawrie Nicholas Johnson - theo thông báo hôm thứ Bảy, 2/5.

    Em bé của cặp đôi ra đời hôm thứ Tư, 29/4, và được đặt tên đệm "Nicholas" nhằm ghi nhớ hai vị bác sĩ đã điều trị cho ông Johnson trong khoảng thời gian ông bị nhiễm Covid-19 hồi tháng trước.

    "Wilfred được đặt theo tên ông của Boris [Johnson], Lawrie theo tên bà của tôi, và Nicholas theo tên của bác sĩ Nick Price và bác sĩ Nick Hart - hai vị bác sĩ đã cứu sống Boris vào tháng trước," bà Symonds chia sẻ trên Instagram cá nhân ngày 2/5.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có hơn 300 ca tái dương tính SARS-Cov-2, Hàn Quốc tiếp tục xúc tiến nới lỏng hạn chế

    Hàn Quốc ngày 3/5 tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trở lại mức trên 10 ca sau một ngày không có ca nhiễm mới nào. 

    Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), trong vòng 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận 13 ca nhiễm mới Covid-19, đưa tổng số ca lây nhiễm lên 10.793 trường hợp.

    Thời điểm Hàn Quốc có số ca nhiễm cao nhất trong ngày là ngày 29/2 vừa qua với 909 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh và dỡ bỏ cách ly đã tăng lên trên 300 ca.

    Theo nhà chức trách bản địa, Hàn Quốc gần như đã kiểm soát được tình trạng lây nhiễm Covid-19 trong nước và số ca bệnh mới chủ yếu là từ nguồn nhập cảnh, gồm 10/13 trường hợp. "Tâm dịch" Daegu ghi nhận 4 ca mới.

    Hàn Quốc dự kiến nới lỏng các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội sau thời gian "kỳ nghỉ Vàng" (30/4-3/5). Các biện pháp chi tiết dự kiến công bố vào cuối ngày hôm nay, có khả năng bao gồm cho phép trường học và công sở vận hành trở lại theo hướng dẫn của chính quyền.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Số ca lây nhiễm giảm, Hàn Quốc dần nới lỏng các biện pháp hạn chế vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 1/5 gia đình có trẻ em ở Anh bị đói do phong tỏa ngăn Covid-19

    Số hộ gia đình có trẻ em bị đói ở Anh đã tăng lên gấp đôi kể từ khi giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 bắt đầu, khi hàng triệu người dân phải chật vật để đáp ứng được nhu cầu về thức ăn.

    Số liệu mới do Quỹ Lương thực (Anh) chia sẻ với tờ Observer cho thấy gần 1/5 hộ gia đình có trẻ em tại Anh đang rơi vào tình trạng không thể tiếp cận đủ nhu cầu về thực phẩm trong vòng 5 tuần vừa qua, khiến các bữa ăn bị bỏ lỡ và trẻ em không có đủ thức ăn để ăn.

    Những gia đình thuộc nhóm dễ tổn thương phải đấu tranh với việc bị cách ly và mất đi nguồn thu nhập.

    Tình trạng tại với các gia đình có đông thành viên, cha mẹ đơn thân hoặc những gia đình có con em tàn tật, là căng thẳng và đáng ngại.

    Theo Guardian, báo cáo ước tính khoảng 30% gia đình cha mẹ đơn thân và 46% gia đình có con tàn tật đang đối diện với sự mất an ninh lương thực, cũng như gặp khó khăn trong việc điều tiết nhu cầu dinh dưỡng cơ bản khi phải ở trong nhà.

    Trong khi các trường học đóng cửa và không cung cấp bữa ăn cho những trẻ em phụ thuộc và các câu lạc bộ ăn sáng miễn phí hay bữa trưa tại trường, nhiều gia đình nghèo tại Anh đang đi tới khủng hoảng.

    COVID-19: Nga có kỉ lục hơn 10.000 ca mắc/ngày; 3/5 ủy viên thường trực HĐBA lọt top thiệt hại nặng nhất - Ảnh 2.

    Các tình nguyện viên chuẩn bị bữa ăn ủng hộ những cư dân thuộc nhóm dễ tổn thương ở Hackney, London, ngày 23/4/2020 (Ảnh: Kate Green/Getty Images)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Top 5 quốc gia bị dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất

    Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 3.4 triệu người bị lây nhiễm trên toàn thế giới và làm ít nhất 243.000 người tử vong - theo thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ).

    Thống kê trên cho thấy, 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhật của dịch bệnh - căn cứ theo thiệt hại về người - đều là các nước ở phương Tây, bao gồm 3 nước là ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc:

    • Mỹ: Hơn 1.1 triệu ca nhiễm và 66.300 ca tử vong
    • Tây Ban Nha: Hơn 216.000 ca nhiễm và 25.100 ca tử vong
    • Italy: Hơn 209.000 ca nhiễm và 28.700 ca tử vong
    • Vương quốc Anh: Hơn 183.000 ca nhiễm và 28.000 ca tử vong
    • Pháp: Hơn 168.000 ca nhiễm và 24.700 ca tử vong
    https://edition.cnn.com/world/...



    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines đình chỉ toàn bộ chuyến bay thương mại do Covid-19

    Philippines đã đình chỉ tạm thời toàn bộ chuyến bay chở khách và thương mại đến và đi khỏi nước này, có hiệu lực từ 8h sáng nay, ngày 3/5 (giờ địa phương), nhằm ngăn chặn virus SARS-Cov-2 lây lan.

    Trong thông báo vào tối ngày 2/5, cơ quan quản lý sân bay quốc tế thủ đô Manila cho biết "các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, vật tư y tế, tiện ích, và các chuyến bay bảo trì vẫn được duy trì".

    Philippines hiện có 8.928 ca mắc Covid-19 và 604 trường hợp tử vong - theo Bộ Y tế nước này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỷ lục gần 10.000 ca mắc COVID-19 mới/ngày tại Nga

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Bác sĩ đã nghĩ đến chuyện thủ tướng Anh tử vong

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Thủ tướng Boris Johnson và hôn thê Carrie Symonds. Ảnh: Reuters

    Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 3-5 tiết lộ các bác sĩ chăm sóc ông đã lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất khi ông được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.

     

    "Đó là một khoảnh khắc khó khăn trong quá khứ. Tôi sẽ không phủ nhận nó. Họ đã lên kế hoạch để đối phó với tình huống tôi thiệt mạng. Khi đó, tôi không trong tình trạng sức khỏe tốt và tôi biết đã có các kế hoạch dự phòng. Các bác sĩ đã chuẩn bị mọi thứ về việc họ sẽ làm gì nếu mọi chuyện xấu đi"

    Thủ tướng Anh Boris Johnson Thủ tướng Anh Boris Johnson

      – Thủ tướng Johnson nói về quãng thời gian ông nhập viện vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19.

    Trước đó, vào ngày 27-3, nhà lãnh đạo 55 tuổi thông báo ông bị nhiễm Covid-19 với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, sau 1 tuần tự cách ly, tình trạng sức khỏe của ông diễn biến xấu đi và ông được đưa đến bệnh viện vào ngày 5-4.

    Chỉ 24 giờ sau, ông được chuyển đến đơn vị chăm sóc đặc biệt và được hỗ trợ thở "hàng lít oxy" trong 3 ngày. Thủ tướng Johnson xuất viện vào ngày 12-4 và thừa nhận mọi chuyện có thể đã rất khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận thêm 447 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên trên 17.400 ca

    Ngày 2/5, Bộ Y tế Singapore đã ghi nhận thêm 447 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 17.485 ca.

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người lao động nước ngoài tại Singapore ngày 27/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trong số các ca nhiễm mới có 6 ca trong cộng đồng và 441 người sống trong các nhà tập thể ở khu lao động nước ngoài. Khoảng 93% các ca này có liên quan đến các ổ dịch hiện nay, trong khi số còn lại là những trường hợp đang chờ được truy dấu.

    Số ca nhiễm mới trong cộng đồng tại Singapore đã giảm, từ mức trung bình 23 ca/ngày xuống còn 12 ca/ngày trong tuần qua. Cũng trong ngày 2/5, đã có 79 bệnh nhân được xuất viện hay kết thúc thời gian cách ly cộng đồng. Tổng cộng có 1.347 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.

    Tại Thái Lan, Bộ Nội vụ nước này đã kêu gọi chính quyền các tỉnh trên toàn quốc cho phép những người đang ở Phuket trở về quê hương và không cần áp dụng biện pháp cách ly, do họ đã được kiểm tra và tiến hành cách ly tại hòn đảo nghỉ dưỡng này trong 30 ngày qua.

    Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi nhà chức trách tỉnh Krabi đã cấm một số người từ Phuket về hoặc đi qua tỉnh này do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Nakhon Ratchasima đã yêu cầu những người về từ Phuket phải tự cách ở nhà trong 14 ngày và được các nhân viên y tế tình nguyện đo thân nhiệt hằng ngày.

    Ước tính hơn 15.000 người, chủ yếu là làm việc trong khách sạn, nhà hàng, quán bar tại Phuket đã thông báo chính quyền các tỉnh về kế hoạch về nhà, bắt đầu từ ngày 1/5 vừa qua. Phuket nằm trong số các khu vực có nguy cơ cao của Thái Lan. Hiện chính quyền địa phương đã cho phép người dân trở về các tỉnh với điều kiện họ sẽ không quay lại đây làm việc cho đến khi tình hình bình thường trở lại.

    Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh thông báo vẫn đóng cửa một số địa điểm công cộng như các khu giải trí, phòng tập, các điểm du lịch trong nhà để ngăn ngừa dịch lây lan. Các tour du lịch liên tỉnh, trong và ngoài nước tiếp tục bị đình chỉ.

    Ngày 30/4 vừa qua, Bắc Kinh đã hạ mức ứng phó khẩn cấp từ cấp độ cao nhất sang mức cao thứ hai do tình hình dịch bệnh đã cải thiện.


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây. https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh đặt tên con trai mới sinh theo ân nhân cứu mạng

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tri ân những y bác sĩ tích cực điều trị cho ông trong thời gian ông nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) bằng cách lấy tên họ đặt cho con trai mới sinh.

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Bức ảnh đăng trên Instagram của vị hôn thê Carrie Symonds.

    Theo đài Sputnik, ngày 2/5, vị hôn thê của Thủ tướng Anh, cô Carrie Symonds đã đăng hình ảnh của con trai mới sinh 3 hôm trước lên mạng xã hội Instagram và thông báo cặp đôi quyết định đặt tên em bé là Wilfred Lawrie Nicholas.

    Symonds cho biết hai cái tên Wilfred và Lawrie lần lượt là tên của ông nội Thủ tướng Boris và Symonds, trong khi đó tên em bé Nicholas được đặt theo hai bác sĩ Nick Price và Nick Hart – hai nhân vật mà Thủ tướng Boris hết lòng cảm kích vì đã giúp ông chiến thắng trước dịch bệnh COVID-19 trong thời gian điều trị tại bệnh viện St Thomas hồi tháng Tư. Hai bác sĩ chữa trị cho nhà lãnh đạo Anh cho biết họ cảm thấy rất vinh dự khi được ghi nhận công lao bằng cách này.

    Trước đó, khi xuất viện vào ngày 12/4, Thủ tướng Boris cũng lên tiếng cảm ơn các y bác sĩ vì "sự chăm sóc kỳ diệu" dành cho ông trong những ngày ông nằm trong phòng chăm sóc tích cực.

    Ông Boris Johnson nhập viện ngày 6/4 sau khi bị những triệu chứng dai dẳng của bệnh COVID-19 trong suốt 10 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh tình của Thủ tướng Anh đã xấu đi và ông được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt ngày 7/4. Ông xuất viện sau đó 5 ngày và quay trở lại làm việc vào ngày 27/4. Đây là điều chưa từng xảy ra đối với một thủ tướng tại Anh thời hiện đại trong bối cảnh nước này đang ở trong tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh.

    Tính tới sáng 3/5, Anh đã ghi nhận 182.260 ca mắc COVID-19, trong đó có 28.131 ca tử vong. Anh áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 23/3 để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Biện pháp này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế của "xứ sở sương mù".

    Ngân hàng Anh (BoE - ngân hàng trung ương) ngày 23/4 cảnh báo nền kinh tế Anh đã bị tổn hại nặng nề do đại dịch COVID-19 và có khả năng rơi vào suy thoái trầm trọng nhất trong hơn 300 năm qua. Cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, Giáo sư Chris Whitty ngày 22/4 cho rằng người dân Anh sẽ phải chung sống với một số biện pháp xã hội phiền toái ít nhất cho đến tận hết năm nay.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây. https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức thúc đẩy nghiên cứu vaccine chống virus SARS-CoV-2

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine phòng cúm tại Berlin, Đức, ngày 29/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

    Ngày 2/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch triển khai sẽ có mặt trên toàn cầu.

    Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo EU đã kêu gọi gây quỹ trị giá 7,5 tỉ euro (khoảng 8,3 tỉ USD) để phục vụ công tác nghiên cứu và điều chế vaccine chống SARS-CoV-2. Tuy nhiên, theo bà Merkel, số tiền này thực tế vẫn chưa đủ. Trong một tuyên bố, nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh Berlin sẽ nhận trách nhiệm cũng như đóng góp một khoản tài chính đáng kể cho việc phát triển vaccine, thuốc cũng như những lựa chọn chẩn đoán tốt nhất cho tất cả mọi người trên thế giới.

    Ngoài ra, Thủ tướng Merkel cũng bày tỏ hoan nghênh khi không chỉ có các cơ quan chính phủ mà còn có các quỹ tài trợ tư nhân, các nhà sản xuất thuốc và điều chế vaccine cùng tham gia vào hoạt động này. Dự kiến ngày 4/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tham dự hội nghị các nước tài trợ cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 theo lời mời của Ủy ban châu Âu (EC).

    Bên cạnh đó, bà Merkel cũng cho biết thêm Đức dự định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong vấn đề này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản thông báo có 289 ca nhiễm virus corona mới

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images

    Bộ Y tế Nhật Bản thông báo 289 ca nhiễm COVID-19 mới và 34 ca tử vong trong 24h vừa qua.

    Thủ đô Tokyo là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch và đã ghi nhận 11.691 ca nhiễm và 141 trường hợp tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam thử nghiệm vắc xin phòng bệnh Covid-19 trên chuột

    Theo thông kê tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới. đã ghi nhận 3.413.913 người mắc; 239.777 người tử vong. Tại Việt Nam đến 6h00 ngày 3/5, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.Tổng cộng 219 người đã được chữa khỏi.

    Để đẩy lui đại dịch Covid-19 Việt Nam cũng đã bắt đầu công cuộc sản xuất vắc xin. TS. Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho hay, khi Việt Nam xuất hiện ca bệnh mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc-xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus.

    Quá trình hợp tác nghiên cứu các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus SARS-CoV-2.

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ.

    Theo đó thành phần vắc-xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc-xin.

    Bước đầu các nhà khoa học đã phát triển thành công dự tuyển vắc-xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong các tuần qua. Các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

    Cũng theo TS. Đỗ Tuấn Đạt cũng trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2.

    Tiếp sau đó, vắc-xin phòng Covid-19 dự tuyển sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn, tính sinh miễn dịch...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc có 13 ca nhiễm mới

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Các bác sĩ Hàn Quốc trong phiên thay ca. Ảnh: Jung Yeon-Je/AFP/Getty Images

    Hàn Quốc ngày hôm nay thông báo có thêm 13 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 10.793 trường hợp.

    Trong số 13 trường hợp nhiễm mới, có 5 ca từ nước ngoài trở về. Tổng cộng, Hàn Quốc có 250 người nhiễm virus corona và 9.183 người đã được xuất viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong ở Brazil tiếp tục tăng

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Ảnh: Miguel Schincariol/Getty Images

    Bộ Y tế Brazil thông báo nước này có thêm 421 ca tử vong vì virus corona trong 24h qua, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 6.750 trường hợp. Trong khi đó, Brazil cũng có hơn 96.000 ca nhiễm COVID-19, cao nhất trong các nước ở khu vực Mỹ La tinh.

    Trong khi đó, tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng virus corona không quá nguy hại, mà chỉ là "bệnh cúm nhẹ".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành phố Trung Quốc giáp biên giới Nga đóng cửa nhà hàng

    Nửa đêm ngày 2/5, thành phố Cáp Nhĩ Tân ở biên giới Trung Quốc - Nga đã đóng cửa toàn bộ nhà hàng. 

    Biện pháp này nhằm hạn chế các đám đông tụ tập tại tỉnh Hắc Long Giang trong dịp nghỉ lễ 1/5. 

    Gần đây, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ghi nhận có thêm nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng trong khi các tỉnh khác ở Trung Quốc đã bắt đầu gỡ bỏ phong tỏa.

    Chính quyền địa phương đã kêu gọi người dân thành phố Cáp Nhĩ Tân ở nhà trong dịp lễ và tuân thủ quy định "ra ngoài ít, không tụ tập nhóm, kể cả tập trung để ăn uống".

    Chính quyền Hắc Long Giang cho biết: "Dịp Quốc tế Lao động năm nay, chúng ta phải đặt sức khỏe và an toàn của bản thân và gia đình lên hàng đầu".

    Kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc kéo dài từ ngày 1/5 đến hết ngày 5/5.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    1 triệu người tới các điểm du lịch ở Thượng Hải vào ngày 1/5

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Nhiều người Trung Quốc tới các điểm du lịch lớn ở Thượng Hải vào ngày quốc tế lao động 1/5. Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images

    Theo Tân Hoa Xã, 130 điểm du lịch ở Thượng Hải đã đón hơn 1 triệu người trong dịp nghỉ lễ ngày 1/5. Lượng du khách đã tăng mạnh sau khi Cơ quan Quản lý Du lịch và Văn hóa Thượng Hải thông báo mở cửa các khu du lịch lớn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình sức khoẻ bệnh nhân phi công người Anh mắc Covid-19 nặng hiện nay ra sao?

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, bệnh nhân 91 (phi công, người Anh) tiên lượng còn nặng, tiếp tục thở máy.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng số trường hợp Covid-19 xác định đến ngày 03/5/2020: 54 trường hợp.Trong đó có 53 trường hợp đã xuất viện (03 ca ban đầu, giai đoạn 1; 50 ca mới. Các bệnh nhân đều được giám sát, kiểm tra sức khỏe tại nhà.

    Về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân 91 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM: hiện tại, tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, tràn khí màng phổi phải đã dẫn lưu, tiếp tục thở máy, tiên lượng còn nặng.

    Tình hình cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung của thành phố: Tổng số trường hợp hiện đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của thành phố: 74 trường hợp.

    Tại khu cách ly tập trung của quận, huyện: Tổng số trường hợp được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện tính đến chiều ngày 02/5/2020: 1.913 trường hợp, trong đó 1.909 trường hợp hết thời gian theo dõi 14 ngày và không có triệu chứng, trong ngày 02/5/2020 hiện đang còn theo dõi 15 trường hợp.

    Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú tính đến ngày 02/5/2020: 11.570 trường hợp, trong đó 11.392 trường hợp đã hết thời gian theo dõi 14 ngày, trong ngày 02/5/2020 hiện còn đang theo dõi 178 trường hợp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 khiến phe chống Trung Quốc trong chính quyền Mỹ thắng thế

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Ông Jared Kushner (phải) chuyển sang ủng hộ quan điểm cứng rắn chống Trung Quốc. Ảnh: NYtimes

    Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc), thế lực theo quan điểm cứng rắn ở cả Bắc Kinh và Washington đều gia tăng nỗ lực nhằm phân tách những cấu thành trong quan hệ song phương Mỹ-Trung.

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 2.

    Lực lượng an ninh Trung Quốc làm nhiệm vụ tại khu Tử Cấm Thành khi khu vực này được mở cửa trở lại từ ngày 1/5. Ảnh: Getty Images

    Một số quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày càng có quan điểm cứng rắn hơn đối với các vấn đề kinh tế, ngoại giao, khoa học trong tổng thể hợp tác song phương giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Điều này làm xấu đi mối quan hệ vốn đã rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

    Giới phụ tá Nhà Trắng trong tuần này đã thúc giục Tổng thống Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp, ngăn cấm quỹ lương hưu của chính phủ đầu tư vào các công ty của Trung Quốc. Đây là một động thái có thể làm dịch chuyển dòng chảy vốn khắp Thái Bình Dương. 

    Về phần mình, Tổng thống Mỹ ngày 1/5 cho biết ông sẽ ra quyết định hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong hệ thống truyền tải điện quốc gia của Mỹ có dính đến "một đối thủ nước ngoài" - cách đề cập không chính thức tới Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc cử 149 chuyên gia y tế tới 16 quốc gia để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Các thành viên của nhóm nhân viên y tế Trung Quốc tại một phòng khám tại Belgrade, Serbia. Ảnh: Tân Hoa Xã

    Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), cho biết Trung Quốc đã cử 149 chuyên gia y tế tới 16 quốc gia để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tại những nước này. 

    Người phát ngôn cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để chống dịch. NHC cho biết Trung Quốc chỉ có 1 ca nhiễm mới và không có ca tử vong nào trong 4 ngày liên tiếp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "New York sẽ không vội vàng mở cửa trở lại"

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Ga tàu vắng vẻ ở thành phố New York. Ảnh: Rob Kim/Getty Images

    Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết thành phố này vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi đại dịch và sẽ không vội vàng mở cửa trở lại.

     

    "Tôi muốn nói rằng đừng bao giờ nên quay lưng lại căn bệnh này, đừng coi thường nó. Tôi nhấn mạnh đây là căn bệnh nguy hiểm, cách chúng ta có thể đảm bảo vượt qua mọi sự tồi tệ là tuân thủ những quy định phòng dịch cứng rắn".

    Thị trưởng New York Bill de Blasio Thị trưởng New York Bill de Blasio

     "Tất nhiên chúng ta đều muốn khởi động lại mọi thứ, nhưng đây là điều không thể cho tới khi tình hình thay đổi hoàn toàn," ông de Blasio nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp sẽ gia hạn tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng

    Dự Luật gia hạn tình trạng y tế khẩn cấp đến ngày 24/7 sẽ được Thượng viện và Quốc hội Pháp thảo luận vào đầu tuần sau.

    Mặc dù tình hình dịch bệnh đã có diễn biến tích cực, nhưng nước Pháp vẫn trong tình trạng y tế đặc biệt khó khăn. Chính phủ nước này dự kiến sẽ kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng, với nhiều biện pháp chặt chẽ nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát trở lại.

    Ngày 2/5, đã có 166 ca tử vong vì dịch Covid-19 được ghi nhận trong vòng 24 giờ trên toàn nước Pháp. Trong một vài ngày gần đây, số lượng ca tử vong trong vòng 1 ngày tại Pháp đang giảm trông thấy. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân trong bệnh viện và trong các phòng hồi sức cấp cứu tiếp tục đà giảm từ nhiều tuần qua.

    Mặc dù các chỉ số liên quan dịch Covid-19 đang có xu hướng tích cực, nhưng xét về tổng thể, Pháp vẫn đang trong tình trạng y tế đặc biệt. Số ca bệnh nhiễm Sars-CoV-2 hiện phải điều trị tại bệnh viện là hơn 25.800 ca. Số ca chuyển biến nặng, phải cấp cứu là hơn 3.800 ca.

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19; Pháp gia tăng tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng - Ảnh 1.

    Dịch Covid-19 tại Pháp đã giảm nhưng vẫn phức tạp. Ảnh: Le Monde.

    Thống kê trong các phòng hồi sức cấp cứu cho thấy, số người nhập viện cấp cứu vì tất cả các nguyên nhân đang là hơn 6.400 người. Con số này vẫn còn vượt quá khả năng vốn có của nước Pháp là 5.000 giường bệnh cấp cứu trên toàn quốc. Ở một số vùng, số người bệnh cấp cứu vì Covid-19 vẫn rất cao, đặc biệt là Thủ đô Paris và các tỉnh lân cận, nơi chiếm tới khoảng 41% số ca cấp cứu vì Covid-19 trên toàn quốc.

    Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, nước Pháp sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc. Tuy nhiên, trước tình hình y tế vẫn còn khó khăn, phức tạp, Chính phủ nước này quyết định sẽ kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng nữa.

    Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 2/5, Bộ trưởng Y tế Pháp - ông Olivier Véran cho biết, theo ý kiến đồng thuận của Hội đồng khoa học, dự Luật được đệ trình trong phiên làm việc sáng 2/5 của Hội đồng Bộ trưởng, đề xuất gia hạn tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng, tới ngày 24/7.

     

    "Hội đồng khoa học thống nhất rằng, toàn bộ các biện pháp đấu tranh chống dịch Covid-19, trong đó có các biện pháp nằm trong luật tình trạng y tế khẩn cấp, tiếp tục cần thiết trong bối cảnh y tế hiện nay".

    ông Olivier Véran.

     Luật tình trạng y tế khẩn cấp tại Pháp được Quốc hội nước này thông qua hôm 24/3 khi dịch Covid-19 đang trong giai đoạn cao trào. Sau khi được đệ trình tại Hội đồng Bộ trưởng, dự Luật gia hạn tình trạng y tế khẩn cấp sẽ được Thượng viện và Quốc hội nước này thảo luận vào đầu tuần sau.

    Khi dỡ bỏ dần hạn chế đi lại của người dân, với việc tình trạng y tế khẩn cấp được gia hạn thêm 2 tháng, nước Pháp sẽ áp dụng nhiều biện pháp đấu tranh chống dịch Covid-19 dựa trên phương châm được Tổng thống Pháp đưa ra là "bảo vệ, xét nghiệm và cách ly".

    Trong thời gian tới, bên cạnh việc tình trạng y tế khẩn cấp tiếp tục được gia hạn, nước Pháp sẽ tiến hành cách ly tất cả những người đến từ nước ngoài và chỉ những đối tượng này mới bị cách ly bắt buộc. Đối với những người được xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2 nhưng đã có mặt trên lãnh thổ Pháp, việc cách ly là không bắt buộc nhưng Chính phủ nước này kêu gọi tinh thần tự giác và trách nhiệm các nhân của mỗi người.

    Bên cạnh đó, Pháp tiến hành theo dõi chặt chẽ lộ trình di chuyển và tiếp xúc của những người nhiễm virus, từ đó xác định danh tính và thông báo cho những người đã tiếp xúc với người bệnh biết, để áp dụng các biện pháp cần thiết (tự cách ly hoặc liên hệ bác sĩ để được thăm khám khi cần).

    Ngoài ra, người dân Pháp mặc dù được đi lại tự do sau ngày 11/5 nhưng vẫn bị giới hạn trong khoảng cách  00 km tính từ nơi cư trú. Để đảm bảo người dân tuân thủ biện pháp này, Bộ Nội vụ Pháp sẽ triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, đặc biệt trong các phương tiện giao thông công cộng, chẳng hạn như tàu cao tốc (TGV)./.

    Bấm link để đọc nguồn bài viết tại đây https://vov.vn/the-gioi/phap-s...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xe buýt TPHCM hoạt động lại từ 4/5

     - Ảnh 1.

    69 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ hoạt động lại từ ngày 4/5 sau hơn 1 tháng tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

    Chiều 2/5, Văn phòng UBND TPHCM cho biết Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đã chấp thuận phương án của Sở Giao thông Vận tải thành phố về tổ chức hoạt động vận tải ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM.

    Theo đó, dự kiến sẽ có 69 tuyến xe buýt có trợ giá bắt đầu hoạt động trở lại kể từ ngày 4/5 với công suất tối đa 50% số chuyến theo biểu đồ ngày thường. 27 tuyến xe buýt trợ giá còn lại tiếp tục ngưng do ít khách, phần lớn là các xe phục vụ học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên thành phố bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 kéo dài. Tuyến buýt sông dự kiến cũng hoạt động lại vào ngày 4/5 tới.

    Riêng các tuyến xe buýt không trợ giá và liên tỉnh liền kề, hoạt động trở lại bình thường theo biểu đồ chạy xe do Trung tâm Quản lý giao thông công cộng công bố trên cơ sở phương án hoạt động đã được thống nhất.

     - Ảnh 2.

    Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng nghìn xe buýt ở TPHCM "đắp chiếu" từ ngày 1/4

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có gần 3,5 triệu ca nhiễm COVID-19

     - Ảnh 1.

    Tính tới sáng ngày 3/5 (giờ VN), Mỹ có ít nhất hơn 1.159.000 ca nhiễm COVID-19 và hơn 67.000 ca tử vong do căn bệnh này. Số liệu đã bao gồm 50 bang, Washington, các lãnh thổ khác của Mỹ cũng như những trường hợp trở về từ nước ngoài và những bệnh nhân trong quân đội, bệnh viện quân y và nhà tù liên bang.

    Trong 24h vừa qua, Pháp có thêm 166 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số tử vong lên 24.760 người. Số lượng bệnh nhân phải điều trị tích cực tiếp tục giảm, chỉ còn 3.827 người.

    Tổng cộng, Pháp hiện đang điều trị cho 25.827 nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện trên khắp cả nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại