*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thời sự thế giới ngày 23/12 có nhiều điểm đáng chú ý.
Chiếc nhẫn "Good Shepherd" là một trong những biểu tượng Cơ đốc giáo lâu đời nhất, được Israel tìm thấy trong một con tàu đắm của người La Mã cùng với những đồng xu và các đồ tạo tác khác.
Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel (IAA) cho biết các xác tàu đắm được tìm thấy gần thị trấn Caesarea bên bờ Địa Trung Hải của Israel. Nơi đây từng là trung tâm hoạt động của người La Mã.
Đế chế La Mã và Vương quốc Hồi giáo Mamluk đã cai trị những vùng đất rộng lớn phía Đông Địa Trung Hải trong vài thế kỷ.
Các nhà khảo cổ cho biết những con tàu đắm có niên đại 1.700 và 600 năm trước.
Chiếc nhẫn cổ "Good Shepherd" có từ 1.700 năm trước. Nhẫn gắn một viên đá quý màu xanh lá cây có khắc hình "Người chăn cừu tốt bụng", thể hiện hình dạng của một cậu bé chăn cừu đang cõng một con cừu trên vai. Mô-típ được cho là có liên quan đến Chúa Giê-su được lưu truyền vào thời La Mã, trước khi các tổ chức Cơ đốc giáo bắt đầu xuất hiện.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau khi bất bình do mất hợp đồng sản xuất tàu ngầm Australia vào tay Mỹ, Pháp đã đạt được thỏa thuận bán vũ khí nhiều tỷ USD với UAE.
Vào đầu tháng 12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến thăm Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar cùng Saudi Arabia. Tại UAE, nhà lãnh đạo Pháp đã "chốt" được hợp đồng 80 chiến đấu cơ Rafale và 12 trực thăng quân sự trị giá 19 tỷ USD.
Mỹ lại không gặp may như vậy sau khi UAE trong tháng 12 tuyên bố ngưng hợp đồng vũ khí trị giá 23 tỷ USD.
Vào tháng 9 vừa qua, Pháp đã thể hiện bất bình về thông tin Mỹ cùng Anh sẽ giúp Australia phát triển tàu ngầm. Theo đó, Australia đã rút khỏi thỏa thuận 66 tỷ USD mua tàu ngầm do Pháp thiết kế. Điều này đồng nghĩa với thất thu cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp nhưng lại là "mẻ lưới lớn" cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Công ty dược phẩm AstraZeneca hôm nay cho biết liệu trình 3 liều vaccine COVID-19 của hãng này có hiệu quả chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Theo dữ liệu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Đại học Oxford, Anh, sau một liệu trình 3 liều AstraZeneca, người tiêm có mức độ trung hòa chống lại biến thể Omicron tương đương như mức độ chống lại biến thể Delta sau 2 liều.
Dù kết quả nghiên cứu ban đầu là tích cực, song AstraZeneca cho biết công ty này đang phối hợp với đối tác tại Đại học Oxford để sản xuất một loại vaccine dành riêng cho biến thể Omicron. Kết quả này là tín hiệu lạc quan trong bối cảnh các công ty đang chạy đua để đánh giá các loại vaccine hiện nay có hiệu quả như thế nào đối với biến thể mới và liệu các mũi tiêm tăng cường có cần thiết để ngăn chặn Omicron hay không./.
Sau khi trả lời một loạt các vấn đề về an sinh xã hội, tình hình ở Afghanistan, cuộc tẩy chay Olympic Bắc Kinh của Mỹ và các nước phương Tây,... ông Putin kết thúc buổi họp báo với lời chúc mừng năm mới.
Trả lời câu hỏi về tình hình ở Donbass trong cuộc họp báo lần thứ 17 ngày 23/12, ông Putin cho biết một số ý chính.
Theo tổng thống Nga, những người sống ở đây nên tự quyết định tương lai của họ. Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột, trái ngược với những điều mà một số bên tuyên bố. Thay vào đó, những người Ukraine đổ lỗi cho Nga về các vấn đề của họ nên quy trách nhiệm cho các những quan chức Ukraine mà họ bầu lên.
Về việc ai đó sẽ ra lệnh cho quân đội Nga bắn vào người Ukraine, ông Putin đáp rằng các nhà lãnh đạo ở Kiev đã không ngần ngại ra lệnh cho quân đội Ukraine bắn vào người Ukraine sống ở Donbass, mặc dù họ tuyên bố coi những người đó là người của mình.
Ông nhắc nhở người đặt câu hỏi về lộ trình giải quyết xung đột ở miền đông Ukraine. Việc này cần tới một lệnh ân xá và cải cách hiến pháp nhưng hiện các quan chức ở Kiev đã từ chối làm theo.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một câu hỏi được gửi từ vùng Novgorod hỏi rằng: "Ông [Tổng thống Putin] sẽ chọn thành phố nào trong khu vực này để sống và khu vực Novgorod có thể mong đợi sự phát triển cơ sở hạ tầng như thế nào?".
"Tôi yêu nơi sinh của mình, St.Peterburg", Tổng thống Nga cho biết, ông không thích việc đóng khung câu hỏi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
"Nga chỉ muốn được an toàn", ông Putin nhấn mạnh.
Trong buổi họp, có một người đặt ra câu hỏi: "Ông có thể hứa rằng Nga sẽ không tấn công các quốc gia khác không? Và ông tin rằng phương Tây không hiểu gì về Nga?"
Ông Putin trả lời: Hành động của Nga phụ thuộc vào những mối đe dọa mà nước này phải đối mặt. Trong thời điểm hiện tại, Nga cho rằng việc mở rộng thêm nữa của NATO ở châu Âu là không thể chấp nhận được vì nó sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga.
Ông Putin nói, chẳng hạn, Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận việc triển khai các hệ thống tên lửa gần biên giới của mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu quan hệ giữa Mexico và Mỹ trở nên xấu đi vì mối hận thù lịch sử và Mexico trở thành thù địch?
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT
Ông cũng cho hay, nền kinh tế Nga sẵn sàng với những cú sốc hơn nhiều nền kinh tế phát triển khác.
"Nền kinh tế của chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức và những hạn chế bắt buộc, tuy nhiên, hóa ra lại phải vận động và sẵn sàng cho những cú sốc hơn nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, ví dụ nhóm G20", ông nói.
Tổng thống Putin tiết lộ thêm, hiện nợ nước ngoài của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trên thế giới. Nợ nước ngoài của Nga giảm 4%, trong khi dự trữ quốc tế tăng từ 595 tỷ USD lên 625,5 tỷ USD.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ông Putin cho rằng Nga phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ bên trong từ những kẻ theo đuổi lợi ích của các chính phủ nước ngoài.
Ông nhắc lại quan điểm của Nga về vụ đầu độc Navalny bị cáo buộc, nói rằng các quốc gia cáo buộc Nga âm mưu ám sát nhân vật đối lập đã không đưa ra bằng chứng nào về tuyên bố của họ.
Đối với luật đăng ký đại lý nước ngoài, Nga có ít hạn chế hơn so với luật tương tự ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Mỹ - ông nói. Nga chỉ đơn giản muốn những người tham gia vào chính trị trong nước, những người lấy tiền từ các nguồn nước ngoài phải công khai về điều đó. Số lượng các điệp viên nước ngoài được xác định ở Nga cũng tương tự như ở Mỹ. Và các hình phạt của Nga đối với những người vi phạm đã ít nghiêm khắc hơn nhiều - ông Putin nói thêm.
Cuộc họp báo lớn của Tổng thống Vladimir Putin là một sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2001. Theo thông lệ, mở đầu cuộc họp báo, người đứng đầu Điện Kremlin công bố các chỉ số chính về kinh tế và xã hội của đất nước. Sau đó các nhà báo sẽ đặt các câu hỏi cho Tổng thống.
Sự kiện đã được bắt đầu lúc 16h ngày 23/12/2021 (giờ Việt Nam).
Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên ban tổ chức hạn chế số lượng nhà báo tham dự. Do đó, chỉ khoảng 500 nhà báo được mời dự sự kiện, ít hơn 2-3 lần so với số người tham gia các cuộc họp báo trước đây.
Để tham gia, các đại diện truyền thông phải có kết quả 3 lần xét nghiệm PCR âm tính. Thư ký báo chí Điện Kremlin, ông Dmitri Peskov nhấn mạnh rằng việc giữ khoảng cách và các quy định khác liên quan đến COVID-19 gây ra bất tiện, nhưng đây là một biện pháp cần thiết.
Để phù hợp với bối cảnh bình thường mới, cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Putin đã chuyển từ địa điểm họp truyền thống là Trung tâm Thương mại quốc tế sang địa điểm mới Trung tâm triển lãm Manezh.
Số ca nhiễm COVID-19 nặng là 1.083 ca, xu hướng tăng 4 ngày liên tiếp và là con số cao nhất kể từ đầu dịch. Số ca tử vong do COVID-19 đã tăng thêm 109 ca chỉ trong một ngày. Tính đến nay đã có tổng cộng 246 ca nhiễm biến thể Omicron.
Nghi phạm trong vụ hỏa hoạn chết người tại một bệnh viện tâm thần ở Osaka tuần trước có thể đã nghiên cứu vụ đốt phá xưởng phim hoạt hình Kyoto năm 2019.
Trở lại năm 2019, một vụ phóng hỏa nghiêm trọng đã xảy ra tại xưởng phim hoạt hình Kyoto Animation tại thành phố Kyoto. Một kẻ tấn công đã xông vào tòa nhà, rải xăng gần cửa ra vào và đốt tòa nhà khiến 36 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương, tạo nên cú sốc lớn đối với người dân Nhật Bản và những người hâm mộ phim hoạt hình trên toàn thế giới.
Vụ hỏa hoạn chấn động thế giới tại xưởng phim hoạt hình Kyoto Animation tại thành phố Kyoto năm 2019. Ảnh: DW.
Năm 2001, một vụ hỏa hoạn tại tòa nhà thuộc khu Kabukicho của Tokyo cũng gây chấn động với 44 người thiệt mạng.
Cảnh sát Osaka đã xác định được Morio Tanimoto, 61 tuổi, là nghi phạm chính trong vụ hỏa hoạn xảy ra hôm 17/12 tại phòng khám chuyên cung cấp dịch vụ điều trị tâm thần trên tầng 4 của một tòa nhà 8 tầng trong khu thương mại chính Kitashinchi của trung tâm Osaka, phía tây Nhật Bản. Vụ hỏa hoạn cũng khiến 2 người bị thương nặng, trong đó có Tanimoto.
Vụ việc gây chấn động khắp cả nước và và đồng thời gợi lại vụ tấn công gây chết người ở Kyoto hai năm trước.
Số ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 ở Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh một cách khó lý giải. Giáo sư Taro Yamamoto của Viện Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Nagasaki thừa nhận: "Thành thật mà nói, chúng tôi không biết chính xác vì sao ca nhiễm và ca tử vong giảm đột ngột như vậy".
Các nhà nghiên cứu đã xem xét yếu tố lịch sử đã trải qua các bệnh truyền nhiễm tương tự, gen di truyền, chế độ ăn uống và các yếu tố khác có thể giúp các nước Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc chống lại đại dịch Covid-19
Tại Nhật Bản, các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra các yếu tố như thời tiết, mô hình chu kỳ lây lan của virus và khả năng đã từng nhiễm virus với chủng nhẹ trước đó. Các chuyên gia cho rằng, các đặc điểm di truyền tiềm ẩn của người Nhật Bản có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh hơn đối với virus nhưng cho biết cần phải nghiên cứu thêm mới có thể đưa ra kết luận chính xác.
Nhật Bản hiện đã tiêm đầy đủ cho hầu hết dân số và người dân nước này rất tuân thủ việc đeo khẩu trang. Điều này có thể giải thích cho con số thấp kỷ lục như hiện nay.
Hải quân Mỹ xác nhận Hạm đội 5 đã thu giữ 1.400 khẩu súng trường tấn công AK-47 và 226.600 viên đạn từ một tàu đánh cá không rõ quốc tịch ở phía bắc biển Ả Rập hôm 21-12.
Theo báo The Maritime Executive, tàu tuần tra USS Tempest và USS Typhoon đã phát hiện ra các loại vũ khí và đạn dược khi dừng tàu để khám xét và tiến hành xác minh quốc tịch theo luật quốc tế.
Hiện toàn bộ số vũ khí bị tịch thu đã được chuyển đến tàu khu trục USS O'Kane chờ tiêu hủy. 5 thủy thủ trên tàu đều là công dân Yemen và sẽ được trả về nước.
Cảnh sát Áo trấn áp người biểu tình phản đối các quy định phòng dịch và yêu cầu tiêm vắc xin Covid-19. (Ảnh: AP)
Một thành phố ở Áo đăng tin tuyển dụng nhân viên săn lùng và xử phạt những người từ chối tiêm vắc xin Covid-19.
Thành phố Linz của Áo đăng quảng cáo tuyển nhân viên làm nhiệm vụ xử phạt những người chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19. Động thái này được đưa ra trước vài tuần Áo áp dụng quy định bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19 đối với người dân từ tháng 2/2022.
RT đưa tin, theo mô tả công việc, các ứng viên trúng tuyển sẽ chịu trách nhiệm phạt tiền, xử lý đơn khiếu nại và thi hành các biện pháp đối với những người không chịu nộp phạt do chưa tiêm ngừa. Thông tin tuyển dụng nhấn mạnh thêm, công việc này sẽ phù hợp với những người "thích làm việc liên quan tới luật pháp và thủ tục hành chính".
Đáng nói, phụ nữ sẽ được ưu tiên hơn khi ứng tuyển công việc dù họ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn như nam giới.Mức lương tháng khởi điểm là 2.774 euro (3.126 USD). Ứng viên dự tuyển cần đáp ứng các yêu cầu như có quốc tịch Áo, tốt nghiệp trung học cơ sở, có tính kiên trì và sẵn sàng làm việc thêm giờ, không có tiền án tiền sự và quan trọng là phải có giấy xác nhận đã tiêm phòng hợp lệ, hoặc có giấy chứng nhận vừa phục hồi sau khi mắc Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 22-12, sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Campuchia, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Theo tuyên bố chung, Việt Nam và Campuchia đánh giá cao ý nghĩa trọng đại của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Campuchia trên cương vị Chủ tịch nước, đồng thời cũng là sự kiện mở màn cho "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022".
Cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp ứng phó với những tác động về y tế, kinh tế và xã hội của đại dịch Covid-19, hai bên sẽ thúc đẩy trao đổi tiến tới công nhận lẫn nhau về hộ chiếu vắc-xin/giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19, tạo thuận lợi đi lại cho công dân hai nước, thúc đẩy sớm mở lại đường bay thẳng giữa hai nước một cách an toàn.
Việt Nam - Campuchia khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ các hiệp ước về hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và các hiệp định, thỏa thuận liên quan đến biên giới giữa hai nước.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trong nhiều thập kỷ qua, nhà ga Hua Lumphong ở Bangkok, đã trở thành điểm khởi hành và dừng chân quen thuộc của nhiều người dân và du khách khi đến Thái Lan. Tuy nhiên, các tuyến đường sắt của nhà ga trung tâm 105 năm tuổi này sẽ sớm bị cắt đứt, khi nước này vận hành một nhà ga mới thay thế, có giá trị tới 4,8 tỷ USD.
Nhà ga Bang Sue Grand – với 26 sân ga và diện tích sàn hơn 270.000 mét vuông, một trong những nhà ga đường sắt lớn nhất Đông Nam Á – đã được xây dựng theo kế hoạch kết nối đường sắt cao tốc của Thái Lan với Lào và Trung Quốc. Nhà ga này được xây dựng nhằm thay thế Hua Lumphong trở thành ga cuối cho tất cả các dịch vụ đường sắt đường dài đến Bangkok.
Tuy nhiên, Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Thái Lan (SRT), đơn vị điều hành ga Hua Lumphong, khẳng định toà nhà chính của ga vẫn sẽ được duy trì theo một số hình thức. Toà nhà nhà này được xây dựng vào năm 1916 theo thiết kế của các kiến trúc sư người Italy, dưới sự ủy quyền của Vua Rama V, vị vua có công lớn trong việc hiện đại hóa du lịch, mang những ý tưởng quản trị, thiết kế và công nghệ của châu Âu đến Thái Lan.
Đầu xe lửa hơi nước có tuổi đời hàng thế kỷ rời Ayutthaya từ ga Hua Lumphong của Bangkok vào đầu tháng này. Ảnh: EPA
Với những chiếc cột được xây dựng theo phong cách thời kỳ Phục hưng, giếng trời lớn và cửa sổ kính màu, ga Hua Lumphong được nhiều người yêu mến vì mang vẻ đẹp cổ kính giữa thành phố đang bị "lấn át" bởi những tòa nhà cao tầng, chung cư và trung tâm mua sắm hiện đại.
Tuy nhiên, các khu rộng lớn của nhà ga và phần đất liền kề xung quanh nhà ga đã được SRT bán cho các nhà phát triển, để có chi phí trả bớt các khoản nợ của nhà điều hành đường sắt với tổng số tiền khoảng 5,68 tỷ USD.
Tổng giám đốc WHO cảnh báo xu hướng nước giàu tích trữ vaccine để tiêm tăng cường diện rộng sẽ khiến đại dịch kéo dài thay vì kết thúc.
"Các chương trình tiêm tăng cường diện rộng có thể khiến nguồn cung vaccine được chuyển tới những nước đã có tỷ lệ tiêm chủng cao, tạo điều kiện cho virus có cơ hội lây lan và đột biến", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo hôm 22/12.
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc từ lâu cảnh báo bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine sẽ khiến nhiều người dễ bị tổn thương ở những nước nghèo không được tiêm ít nhất một mũi, trong khi những nước giàu thúc đẩy chiến dịch tiêm tăng cường rộng rãi.
"Không quốc gia nào có thể tự tăng cường để thoát đại dịch", ông Tedros nói thêm.
Reuters đưa tin, Mỹ hôm 22/12 đã cho phép sử dụng thuốc uống chữa Covid-19 của Pfizer để sử dụng tại nhà cho những người từ 12 tuổi trở lên. Đây là phương pháp điều trị tại nhà và thuốc uống đầu tiên cũng như một công cụ mới chống lại Omicron.
Theo dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của công ty, thuốc có hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong ở bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng.
Pfizer đã nâng dự kiến sản xuất năm 2022 từ 80 triệu lên 120 triệu liệu trình và cho biết họ đã sẵn sàng để giao hàng ngay cho khách hàng tại Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu đưa ra 2 dự báo quan trọng: cần 3-4 tuần để xác định mức độ nguy hiểm của Omicron và biến thể này sẽ thống trị lục địa già vào đầu năm 2022.
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin Reuters ngày 22-12, ông Hans Kluge - giám đốc WHO tại châu Âu, đã cảnh báo các quốc gia phải chuẩn bị cho "sự gia tăng đáng kể" các ca mắc COVID-19.
Ông Kluge khẳng định biến thể Omicron đã thống trị ở Anh, Đan Mạch, Bồ Đào Nha và có khả năng chiếm ưu thế trên toàn châu Âu "trong một vài tuần".
"Không còn nghi ngờ gì nữa, châu Âu lại một lần nữa trở thành tâm chấn của đại dịch toàn cầu", ông Kluge nói.
Nam Phi là quốc gia đầu tiên cảnh báo về biến chủng Omicron (Ảnh: AFP)
Reuters dẫn nghiên cứu của nhóm chuyên gia của Viện Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Nam Phi ngày 22/12 cho biết, nguy cơ nhập viện ở những người nhiễm biến chủng Omicron ở Nam Phi trong thời gian từ ngày 1/10 đến 30/11 giảm 80% so với những người nhiễm biến chủng khác cùng thời điểm đó.
Từng tự tin tuyên bố đã đẩy lùi được đại dịch Covid-19, Đan Mạch hiện giờ nghĩ rằng giai đoạn nghiêm trọng nhất của đại dịch mới chỉ bắt đầu.
Đan Mạch từng tuyên bố Covid-19 không còn là mối đe dọa nghiêm trọng (Ảnh: EPA).
Bộ Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke ngày 21/12 cho biết, trong vòng 24h qua, số ca Covid-19 mới ở nước này tiếp tục tăng kỷ lục lên hơn 13.500 ca. Số ca mắc Covid-19 ở Đan Mạch bắt đầu tăng mạnh trở lại gần đây, đặc biệt, số ca nhiễm biến chủng Omicron cứ tăng gấp đôi sau 2 ngày. Omicron hiện trở thành chủng trội ở Đan Mạch.
Tại một quốc gia mà công tác xét nghiệm được đánh giá là toàn diện bậc nhất và tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 tương đối cao, đó là những dấu hiệu đáng lo ngại. Giới khoa học ở đây e rằng, đợt sóng lây nhiễm mới chỉ vừa bắt đầu.