*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 360.000 ca mắc COVID-19 và 5.670 ca tử vong. Nga dẫn đầu thế giới về ca tử vong mới trong khi Mỹ đứng đầu ca nhiễm mới.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán được kỳ vọng có thể giúp ngăn một đại dịch như dịch SARS nhưng Trung Quốc gặp một đợt dịch nghiêm trọng hơn mà phòng thí nghiệm này bị "tố" có liên quan.
Với sự hỗ trợ từ Pháp, đây là phòng thí nghiệm đầu tiên của Trung Quốc được xếp hạng an toàn sinh học cấp độ 4 (P4), thuộc nhóm các phòng thí nghiệm an ninh nhất thế giới. Yuan, giám đốc phòng thí nghiệm, đã nỗ lực hơn 1 thập kỉ để đưa điều này trở thành hiện thực.
Yuan và các đồng nghiệp của mình tại Viện Virus học Vũ Hán kì vọng với phòng thí nghiệm này, họ có thể ngăn ngừa một thảm hoạ giống như đợt bùng phát dịch SARS vào 2003, khiến chính quyền Bắc Kinh hứng chịu sức ép chỉ trích từ dư luận và sau đó Bộ trưởng Y tế bị cách chức.
Nhưng chỉ vài năm sau đó, Trung Quốc lại đối mặt với một đợt dịch còn nghiêm trọng hơn, và nhóm của Yuan đã không thể ngăn chặn nó. Tồi tệ hơn, có nhiều ý kiến nghi ngờ các nhân viên phòng thí nghiệm có thể đã liên quan đến việc bùng phát đại dịch.
Yuan đã ngay lập tức bác bỏ bất cứ sự liên hệ nào của phòng thí nghiệm đối với nguồn gốc của đại dịch Covid-19. "Phòng thí nghiệm Vũ Hán chưa bao giờ chứng kiến bất kỳ tai nạn rò rỉ virus hay để lây nhiễm sang người kể từ khi đi vào vận hành năm 2018", Yuan nói trong cuộc họp báo.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hãng tin Russia Today vừa cho biết tại cuộc gặp các vận động viên Nga trở về từ ParaOlympic, tổng thống Nga tuyên bố không loại trừ khả năng sắp tới ông cũng phải tự cách ly.
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga bình luận với trang Life.ru về tuyên bố trên của ông Putin: "Vâng. Mọi người đôi lúc cũng bị ốm mà. Tổng thống có chế độ làm việc rất căng thẳng".
Trang RBC cho biết thêm nhà lãnh đạo Nga đã tiêm vaccine mũi 1 hôm 23/3, mũi 2 hôm 14/4/2021 và tình trạng sau tiêm của ông khá ổn định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tâm lý tự mãn của một bộ phận người dân Ấn Độ khi thấy số ca mắc và tử vong do COVID-19 trong nước giảm đang gây lo ngại rằng nhiều người có thể bỏ tiêm mũi vaccine thứ hai, ảnh hưởng tới những nhóm người dễ bị tổn thương bởi đại dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 9/9/2021. Ảnh: Hindustan Times/TTXVN
Đến nay Ấn Độ đã tiêm hơn 744 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, với 60% trong số 944 triệu dân số trưởng thành đã tiêm ít nhất một mũi và 19% tiêm đủ hai mũi.
Theo trang Our World in Data, Ấn Độ là quốc gia có số người được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 cao nhất trên thế giới, chủ yếu do khoảng cách các mũi tiêm kéo dài từ 12 đến 16 tuần.
Theo các chuyên gia y tế Ấn Độ, việc một số lượng lớn người bỏ qua mũi vaccine thứ hai sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chống dịch ở những khu vực trước đây ghi nhận số ca mắc COVID-19 thấp. Điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều người có ít kháng thể hơn và những cộng đồng đó sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn.
Bộ Y tế Ấn Độ đã chỉ thị các chính quyền bang khuyến khích người dân tiêm mũi thứ hai ngay khi có thể, tức là 12 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, để đảm bảo không ai bỏ lỡ mũi tiêm thứ hai.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Một khảo sát do Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan thực hiện cho thấy số người đã được tiêm chủng đầy đủ ở nước này tử vong vì dịch COVID-19 chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ những người chưa được tiêm phòng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới nhà xác bệnh viện ở tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, DDC đã theo dõi hồ sơ tiêm chủng của 13.637 trường hợp tử vong trên toàn quốc và phát hiện ra rằng 1.967 người trong số đó, tương đương 14,4%, đã được tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên.
Cuộc khảo sát cho thấy có 107 trường hợp tử vong ở những người đã tiêm hai liều, chỉ chiếm 0,8% tổng số, trong khi 8.803 trường hợp tử vong, tương đương 64,6%, là những người chưa được tiêm phòng. Có 2.760 trường hợp tử vong, tương đương 20,2%, không thể phân loại trong bất kỳ nhóm cụ thể nào do không có hồ sơ tiêm chủng trong cơ sở dữ liệu hoặc do thông tin mâu thuẫn.
Tuy nhiên, DDC không chia nhỏ các số liệu cho các loại vaccine khác nhau đang được sử dụng ở Thái Lan. Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 25/7 đến ngày 9/9, trong đó những người từ 60 tuổi trở lên chiếm đa số. Kết quả được Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) công bố ngày 13/9.
Hơn 60% số người tử vong được khảo sát ở vùng đô thị Bangkok mở rộng và 5% ở các tỉnh biên giới phía Nam. Đây được coi là những khu vực nguy hiểm nhất bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đến nay, hơn 27 triệu người trên khắp Thái Lan đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và khoảng 12 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai. Tính đến ngày 12/9, chỉ có 7/77 tỉnh ở Thái Lan, gồm thủ đô Bangkok, Pathum Thani, Samut Sakhon, Samut Prakan, Chachoengsao, Chon Buri và Phuket, đã có hơn một nửa dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bằng việc tận dụng nguồn vắc-xin dồi dào từ Trung Quốc, Campuchia đã biến Phnom Penh thành thủ đô có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, với khoảng 99% người trưởng thành được tiêm đủ hai mũi.
Một đối tác thân thiết khác của Trung Quốc trong việc phát triển vắc-xin COVID-19 là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), hiện có tỷ lệ tiêm chủng đủ liều cao nhất thế giới (77,1%), theo số liệu thống kê từ Our World in Data của Đại học Oxford. UAE bắt đầu chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất thế giới bằng loại vắc-xin do Sinopharm phát triển. Đây là quốc gia đầu tiên cung cấp miễn phí vắc-xin Trung Quốc cho công dân vào tháng 12/2020, đồng thời là nước đầu tiên trên thế giới có dây chuyền vắc-xin Trung Quốc. Hiện mỗi ngày UAE ghi nhận khoảng 700-800 ca mắc mới COVID-19, nhưng số ca tử vong chỉ dao động ở mức một con số.
Trong giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm chủng, Thái Lan chủ yếu sử dụng hai loại vắc-xin là Sinovac và AstraZeneca (của Anh). Đến thời điểm hiện tại, khoảng 38% dân số Thái Lan đã được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin ngừa COVID-19, và 17% được tiêm đủ hai mũi. Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 giảm mạnh, Thái Lan ngày 1/9 bắt đầu dỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế phòng COVID-19, cho phép tụ tập lên đến 25 người ở Bangkok và các khu vực có nguy cơ cao khác.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong tháng 9 này, Công ty Vabiotech sẽ làm thủ tục nhập bán thành phẩm vaccine COVID-19 Sputnik V về Việt Nam để nhanh chóng đóng ống, đóng gói, chủ động nguồn cung vaccine Sputnik V.
Lô vaccine đầu tiên 30.000 liều đã được đóng ống hoàn tất
TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cho hay: Vabiotech đã đóng ống vaccine Sputnik V từ bán thành phẩm, vào tháng 7. Quy mô gia công, đóng ống là 5 triệu liều một tháng, dự kiến nâng lên 100 triệu liều một năm. Công ty xây dựng nhà máy tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V.
Lô vaccine đầu tiên 30.000 liều đã được Vabiotech đóng ống, trong đó 10.000 mẫu được gửi sang Nga để kiểm định chất lượng. Sau khi có trả lời từ phía Nga, hiện nay Vabiotech đang làm việc với các đơn vị liên quan để xin cấp phép xuất xưởng cho lô vaccine này.
"Trong tháng 9 này, công ty chúng tôi sẽ làm thủ tục nhập bán thành phẩm vaccine Sputnik V về Việt Nam để nhanh chóng đóng ống, đóng gói, chủ động nguồn cung vaccine Sputnik V", ông Đạt chia sẻ.
Dây chuyền sản xuất vaccine Sputnik V tại VABIOTECH. Nguồn: VABIOTECH
Ngay cả khi phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất trên thế giới, nhiều quốc gia tại Đông Nam Á đang dần nhận ra rằng họ không còn đủ khả năng kéo dài những biện pháp hạn chế chống dịch nghiêm ngặt khiến nền kinh tế bị tê liệt. Bởi vậy, một số nước đang xem xét phương án mở cửa trở lại.
Người dân đeo khẩu trang đi bộ trên một con phố ở Singapore. Ảnh: Bloomberg.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Singapore vẫn ngần ngại trong việc thực hiện các biện pháp mở cửa trở lại và tuần trước đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế sau khi ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất trong hơn 1 năm.
Ngày 12/9, quốc gia 5,7 triệu dân này ghi nhận 555 ca mắc mới trong cộng đồng, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Ông Gan Kim Yong - đồng chủ tịch lực lượng tác chiến chống Covid-19 đa bộ ở Singapore cho biết, sự gia tăng số ca mắc "đáng lo ngại" hiện nay "có thể tăng lên 2.000 ca/ngày", đồng thời nhận định 2 - 4 tuần tới là thời điểm "then chốt". Alex Cook, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Singapore đánh giá, cuộc sống đã không được cải thiện "nhiều như chúng ta kỳ vọng", bất chấp việc Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới.
Singapore chủ yếu sử dụng vaccine Pfizer và Moderna trong khi một số người cao tuổi lựa chọn vaccine Sinovac của Trung Quốc.
"Số ca mắc trong cộng đồng thực sự đã tăng lên khi chúng ta đạt được độ phủ vaccine là 80%, một phần là bởi chúng ta cho phép nhiều sự kiện xã hội diễn ra hơn với những người đã tiêm vaccine và các biện pháp kiểm soát được thực hiện lỏng lẻo hơn", ông Cook nhận định với ABC.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tỉnh Battambang, Campuchia đang phải đối mặt với những lo ngại lớn về việc các tài xế xe tải - những người đi qua biên giới chở hàng hóa đã làm lây lan virus cho người dân địa phương.
Phó tỉnh trưởng Seam Borith nói với Khmer Times: “Biên giới có số lượng xe tải qua lại nhiều nhất là Trạm kiểm soát quốc tế Doung. Mọi người phải thực hiện test Covid-19 sau mỗi 72 giờ nếu các xe vẫn hoạt động như hiện nay."
Một ổ dịch mới được phát hiện tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, khiến giới chức phải đẩy nhanh nỗ lực tiêm chủng cho thanh thiếu niên.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 11/9 báo cáo 20 ca Covid-19 trong cộng đồng, tất cả đều được ghi nhận tại tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam đất nước.
Các ca nhiễm chủ yếu tập trung tại quận Tiên Du, thành phố Phủ Điền. Tại đây vào ngày 10/9 báo cáo 6 người từ hai gia đình có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19, trong đó gồm ba trẻ em, tuổi từ 10 đến 12.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một người dân ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, ngày 2/8. Ảnh: Xinhua.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một bệnh viện tư nhân ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã lên tiếng xin lỗi sau khi một y tá tiêm cho một người khác bằng kim tiêm đã được sử dụng trên một người tiêm trước đó.
Phát ngôn viên của Viện điều dưỡng Hồng Kông và bệnh viện ở Thung lũng Hạnh phúc cuối tuần trước xác nhận vụ việc liên quan đến một y tá trực tại trung tâm tiêm chủng công cộng của họ vào hôm 22/8.
"Nhân viên y tế đã giải thích tai nạn cho người tiêm và thực hiện các xét nghiệm máy ngay sau đó. Kết quả khám nghiệm bình thường," người phát ngôn cho hay.
Báo Mainichi đặt câu hỏi về vấn đề kiểm định độ an toàn của vaccine do nước ngoài sản xuất, liên quan đến 1,6 triệu liều vaccine Moderna bị đình chỉ ở Nhật Bản do tạp chất.
Nhà phân phối vaccine nội địa Takeda Pharmaceutical chỉ thông báo cho Bộ Y tế Nhật Bản về lô vaccine Moderna nhiễm tạp chất 9 ngày sau khi biết tin, Mainichi cho biết hôm 11/9.
Takeda nói rằng đã công bố báo cáo liên quan đến các chất màu đen có thể lẫn trong lô hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, thông tin trên chưa được thừa nhận rộng rãi.
Hôm 7/9, Nhật Bản ghi nhận công dân thứ 3 tử vong sau khi được tiêm từ số vaccine bị đình chỉ. Theo Guardian, người này có tiền sử dị ứng lúa mạch ba góc.
Đến nay, Bộ Y tế Nhật Bản chưa xác định được liệu cái chết của 3 người có liên quan tới vaccine Moderna dính tạp chất hay không. Trong khi đó, Moderna khẳng định các ca tử vong là ngẫu nhiên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Với số ca mắc mới hàng ngày hiện ở mức vài nghìn người, tỷ lệ giường bệnh đang sử dụng trên toàn quốc giảm xuống dưới 30%, dường như làn sóng dịch COVID-19 thứ hai do biến thể Delta hoành hành Indonesia từ tháng 7 đã có dấu hiệu chững lại.
Tờ Straits Times (Singapore) cho biết Indonesia có thể đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng trước biến thể Delta, nhưng việc áp dụng hạn chế khẩn cấp và nghiêm ngặt đối với các hoạt động công cộng trong giai đoạn cao điểm của đợt dịch COVID-19 thứ hai cùng và một số biện pháp khác đã giúp Indonesia vượt qua.
Tờ Jakarta Post (Indonesia) đánh giá cao chính phủ nước này khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết kể kiểm soát cơn bão mà biến thể Delta đem đến. Nhưng tờ báo nhấn mạnh rằng hiện nay, khi Indonesia đã dần khống chế được dịch và tạo ra cơ hội để mở cửa trở lại nền kinh tế thì chính phủ vẫn cần thận trọng để không tái phạm sai lầm và chuẩn bị cho làn sóng dịch COVID-19 thứ ba.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại một trung tâm thương mại ở Jakarta (Indonesia) ngày 2/9. Ảnh: EPA
Đọc toàn bộ bài viết tại đây