*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Mới đây, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết, để gia tăng năng lực cho các phòng thí nghiệm, New York cần thêm cơ chế thu thập mẫu xét nghiệm và ông sẽ ký thông qua 1 lệnh hành pháp, cho phép tất cả các hiệu thuốc tại bang này trở thành địa điểm lấy mẫu thử.
Hiện nay New York có khoảng 5.000 hiệu thuốc và một số chuỗi cửa hàng lớn đã thực thi công tác này rồi, ông Cuomo cho hay.
Theo Thống đốc New York, bang sẽ chịu trách nhiệm đưa các phòng thí nghiệm ở New York vào hoạt động và điều hành.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, hiện nay có ít nhất 906.551 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 và 51.042 người tử vong vì loại virus này ở Mỹ.
CNN cho biết, ĐH Johns Hopkins đã cập nhật dữ liệu khi các bang đưa vào tính cả những "trường hợp tử vong nhiều khả năng" do COVID-19. Trong những ngày tới, sự thay đổi này có thể cho thấy sự gia tăng trong số ca tử vong ở Mỹ.
Số trường hợp mắc COVID-19 ở Mỹ chiếm khoảng 1/3 số ca bệnh toàn cầu khi mà thế giới vừa vượt mốc 2,7 triệu về số ca nhiễm virus corona chủng mới.
Gần đây, những người nghèo trong khu ổ chuột lớn nhất ở thủ đô Kenya đã giẫm đạp lên nhau để nhận phân phối bột và dầu ăn miễn phí, khiến hàng chục người bị thương và hai người chết.
Ở Ấn Độ, hàng ngàn công nhân xếp hàng hai lần một ngày để chờ bánh mì và rau xào chống đói.
Trên khắp Colombia, các gia đình nghèo khó treo cờ và trang phục màu đỏ bên cửa sổ và ban công, điều đó có nghĩa là họ đang thiếu cái ăn.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới hàng triệu người trên thế giới. Lệnh phong tỏa và biện pháp giãn cách xã hội đang gây ra sự gián đoạn công việc và thu nhập, có thể phá vỡ các tuyến sản xuất và cung ứng nông nghiệp, khiến hàng triệu người lo lắng về vấn đề lương thực.
Theo NYT, một số người gọi virus corona là "máy cân bằng" khi khiến cả người giàu và người nghèo đều mắc bệnh, nhưng khi nói đến thực phẩm, loại phân biệt đối xử này không còn tồn tại nữa. Những người nghèo - bao gồm hầu hết người dân ở các nước nghèo - đang đói ăn và phải đối mặt với nguy cơ chết đói.
Đọc bài đầy đủ trong link dưới:
Các chuyến bay vốn đầy người đi công tác hay du lịch. Nhưng họ đã "biến mất" hoàn toàn do dịch Covid-19, chỉ còn lại hành khách có mục đích rất cần thiết mới tiếp tục di chuyển. Điều đó khiến tiếp viên cảm thấy như máy bay "đang gánh vác sức nặng của thế giới".
Molly Choma là nữ tiếp viên của hãng Alaska Airlines (Mỹ). Hầu hết chuyến bay của Molly đều có rất ít hành khách, nhưng họ đang thực hiện chuyến hành trình vì những mục đích đặc biệt, bao gồm y bác sĩ đến điểm nóng dịch bệnh hay gia đình mong ngóng đoàn tụ với người thân.
Trong những lúc rảnh rỗi trên chuyến bay, cô đã ghi lại những hình ảnh khó quên của đồng nghiệp.
Mời bạn cùng xem những khoảnh khắc được Molly ghi lại trên các chuyến bay:
Ngày 24/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị 19 về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó, Chỉ thị của Thủ tướng cho phép được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.
Trong Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:
Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao , sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.
Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.
Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hàng chục bác sĩ và y tá ở Pakistan đã tuyệt thực để phản đối tình trạng thiếu khẩu trang bảo hộ và các thiết bị khác phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo Hiệp hội Bác sĩ Trẻ ở Punjab, tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở Pakistan, hơn 150 bác sĩ Pakistan đã cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Một số y bác sĩ còn tử vong vì căn bệnh này, một quan chức tiết lộ với AFP.
Các y bác sĩ vẫn tiếp tục làm việc tại các bệnh viện của họ trong khi thay nhau biểu tình bên ngoài văn phòng của cơ quan y tế ở thủ phủ Lahore.
"Chúng tôi không định dừng lại cho tới khi chính phủ lắng nghe ý kiến của chúng tôi", người đứng đầu Liên minh Y tế của Punjab Salman Haseeb nói, "Chúng tôi đang ở tuyến đầu chống lại virus này và nếu chúng tôi không được bảo vệ thì toàn dân đều gặp nguy".
Theo quan chức y tế Pakistan, khoảng 79% các ca nhiễm COVID-19 ở Pakistan là lây lan trong cộng đồng. Ảnh: Reuters
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố, hiện nay không có bằng chứng cho thấy những người đã khỏi COVID-19 được bảo vệ trước nguy cơ nhiễm bệnh lần hai kể cả họ đã có kháng thể.
Trong thông cáo, WHO cảnh báo trước động thái cấp "hộ chiếu miễn dịch" hoặc "chứng nhận không có nguy cơ" đối với những người đã nhiễm bệnh và cho rằng điều này có thể làm gia tăng khả năng lây nhiễm khi họ phớt lờ các khuyến cáo tiêu chuẩn.
WHO cũng cảnh báo rằng tính chính xác và độ tin cậy của các xét nghiệm kháng thể đối với virus corona chủng mới là không chắc chắn.
"Các xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán thiếu chính xác có thể phân chia người dân 1 cách nhầm lẫn theo 2 hướng", WHO nói trong báo cáo khoa học mới nhất.
"Thứ nhất là các xét nghiệm có thể gắn nhầm những người nhiễm bệnh vào nhóm âm tính, thứ hai là những người chưa nhiễm bệnh bị nhầm thành dương tính. Cả hai lỗi này đều dẫn tới hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới nỗ lực kiểm soát".
Hồi tuần trước, Chile cho biết nước này sẽ bắt đầu trao các "hộ chiếu y tế" cho những người được cho là đã khỏi COVID-19, Reuters đưa tin. Ngay khi được xét nghiệm để xác định xem họ đã phát triển kháng thể giúp miễn nhiễm với virus chưa, họ có thể lập tức tái gia nhập lực lượng lao động.
Tuy nhiên, WHO cho rằng: "Tại thời điểm này của đại dịch, chưa có đủ bằng chứng về sự hiệu quả của miễn dịch ảnh hưởng từ kháng thể để đảm bảo tính chính xác của 'hộ chiếu miễn dịch' hay 'chứng nhận không có nguy cơ'. Việc sử dụng những chứng nhận như vậy có thể làm gia tăng nguy cơ truyền nhiễm tiếp diễn".
Tác giả Kenneth Rapoza đánh giá trong bài phân tích trên Forbes hồi đầu tháng 4, nói rằng sự toàn cầu hóa với Trung Quốc làm trung tâm đang trở nên "lỗi thời".
Công ty tư vấn sản xuất toàn cầu Kearney, Mỹ, đã công bố chỉ số Reshoring Index - chỉ số đo lường quá trình chuyển dịch doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp có trụ sở tại một quốc gia khác trở về quốc gia ban đầu - thường niên lần thứ 7, cho thấy "màn đảo ngược đầy kịch tính" của xu hướng trong 5 năm, khi sản xuất trong nước của Mỹ năm 2019 chiếm tỉ trọng lớn hơn đáng kể so với 14 nhà xuất khẩu châu Á khác được theo dõi trong nghiên cứu.
Các công ty Mỹ trong năm ngoái cũng đã chủ động xem lại về chuỗi cung ứng của mình, hoặc là thuyết phục các đối tác phía Trung Quốc chuyển địa điểm về Đông Nam Á để tránh thuế quan, hoặc là từ chối hoàn toàn nguồn cung từ Trung Quốc.
Những quốc gia hưởng lợi chính từ việc này là những quốc gia nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu là Việt Nam. Với việc Hiệp định Thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được hoàn tất năm 2019, quốc gia Trung Mỹ Mexico cũng trở thành thành một nguồn cung ứng được ưa thích.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
NATO đã lên tiếng hối thúc các bên tham chiến ở Afghanistan tuyên bố ngừng bắn ngay lập tức trong bối cảnh đất nước này ghi nhận số lượng đáng kể ca COVID-19 suốt 3 ngày liên tiếp do tình trạng lây nhiễm gia tăng ở Kandahar, Guardian đưa tin.
Trong thông cáo, NATO đề nghị cả hai bên "thể hiện thiện chí bằng cách tăng cường phóng thích tù nhân" như 1 biện pháp xây dựng lòng tin, thực thi lời kêu gọi "ngừng bắn nhân đạo" của cộng đồng quốc tế.
"Tình trạng lây lan tiếp diễn của đại dịch COVID-19 cho thấy tính cấp thiết của những biện pháp như vậy. Chúng tôi kêu gọi Taliban làm phần việc của mình để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng người dân Afghanistan".
Lời hối thúc của NATO được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Taliban khước từ đề nghị ngừng bắn của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani.
Trong khi đó, Bộ Y tế Afghanistan ghi nhận số lượng ca nhiễm kỷ lục trong 3 ngày liên tiếp. Trong 24 giờ qua, 133 ca nhiễm mới được ghi nhận, khiến tổng số ca bệnh tăng lên 1.463 ca. Số trường hợp tử vong do COVID-19 là 47 người.
Hy Lạp đang chuẩn bị chấm dứt các biện pháp phong tỏa và Thủ tướng nước này Kyriakos Mitsotakis đang thực hiện nhiều cuộc họp trực tuyến để thảo luận cách thức tốt nhất nhằm tiến hành quá trình này, Guardian đưa tin.
Ảnh: Euronews
Thời điểm Hy Lạp quay trở lại bình thường dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 4/5, khi các cửa hiệu nhỏ, hàng cắt tóc, trung tâm chăm sóc sắc đẹp được mở cửa. Một cố vấn chính phủ Hy Lạp nhận định, việc mở cửa hiệu cắt tóc được xem như động thái cần thiết để "cải thiện tâm lý" sau gần 2 tháng phong tỏa.
"Người dân không thể cứ bị áp đặt", ông nói, "Họ cũng cần được hỗ trợ tâm lý".
Chính phủ Hy Lạp đã thực hiện 1 phương thức "cứng rắn và sớm" khi áp quy định hạn chế, đóng cửa trường học ngày 10/3 giữa lo ngại về nguy cơ quá tải hệ thống y tế. Trong vòng vài ngày, quán cafe, nhà hàng, trung tâm thương mại, bảo tàng và cửa hàng đã tuân thủ.
Gần 1/3 sản lượng thịt lợn của Mỹ đã bị cắt giảm. Các nhà máy chế biến gia cầm lớn cũng đã bị đóng cửa và các chuyên gia cảnh báo rằng nước Mỹ chỉ còn cách cuộc khủng hoảng thịt chỉ vài tuần.
Brazil, quốc gia xuất khẩu gà và bò số 1 thế giới, cũng đang phải đóng cửa hàng loạt các nhà máy vì dịch. Hàng loạt nhà máy chế biến thuộc sở hữu của JBS SA, công ty thịt lớn nhất thế giới, cũng đã bị đóng cửa tại Brazil. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Canada.
Trong khi hàng trăm nhà máy ở châu Mỹ đang hoạt động, sự gia tăng đáng kinh ngạc với sự gián đoạn nguồn cung tiếp tục reo rắc quan ngại với tình trạng thiếu hụt toàn cầu. Mỹ, Brazil và Canada chiếm khoảng 65% tổng số giao dịch thịt trên thế giới.
Đọc bài viết đầy đủ trong link dưới:
Từ Los Angeles tới Antwerp, Abu Dhabi tới Thượng Hải, chính quyền cảng ở 20 quốc gia khắp 3 châu lục đã ký thỏa thuận nhằm duy trì mở cửa thông thương cảng nhà giữa thời điểm dịch bệnh trong 1 nỗ lực do Singapore khởi động.
Các nước công nhận rằng khu vực hàng hải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lưu lương mậu dịch trong giai đoạn này.
Chính quyền các cảng cam kết cùng nhau nỗ lực để đảm bảo tàu thương mại vẫn có thể neo tại cảng nhằm tiến hành các hoạt động vận tải và duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu, chính quyền cảng và hàng hải Singapore tuyên bố mới đây.
Các bác sỹ và chuyên gia y tế Trung Quốc tiết lộ: Hiện Vũ Hán còn lại không nhiều bệnh nhân Covid-19 nhưng trong đó có nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 dài ngày mà không thể chuyển sang âm tính dù đã không còn triệu chứng bệnh.
Tính đến hết ngày 24/4, thành phố Vũ Hán chính thức không còn bệnh nhân nặng và nguy kịch. Tuy nhiên, trong số 47 ca bệnh còn lại tính đến hết ngày 23/4, có nhiều trường hợp là những bệnh nhân "dương tính dài ngày".
Các bác sĩ ở Vũ Hán từng phát hiện 1 số trường hợp mặc dù đã nhiều ngày không còn triệu chứng bệnh nhưng phải mất hơn 1 tháng, thậm chí hơn 40 ngày mới cho kết quả xét nghiệm âm tính. Nguyên nhân có thể liên quan tới phản ứng của hệ miễn dịch người bệnh với virus.
Bài viết được tham khảo từ VOV. Mời độc giả bấm link để đọc bài viết nguồn
Tính đến ngày 24/4, Singapore ghi nhận hơn 11.000 ca dương tính với SARS-CoV-2 và trở thành ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, thậm chí vượt cả số ca mắc của Hàn Quốc.
Hầu hết các ca mắc mới ở Singapore đều là những lao động nước ngoài sinh sống trong các khu ký túc xá, phần lớn đến từ Ấn Độ và Bangladesh.
Chính phủ Singapore thừa nhận rằng, một số lượng lớn các ca mắc Covid-19 trong những khu ký túc xá như vậy thực sự là "một vấn đề nghiêm trọng".
Ngày 21/4, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore đã tiến hành xét nghiệm một cách quyết liệt khi không chỉ xét nghiệm "cho những người sốt hoặc có các triệu chứng cúm mà cả những người khỏe mạnh và không có triệu chứng gì".
"Đó là lý do tại sao chúng ta thấy số ca tăng cao mỗi ngày, bởi đã có sự khoanh vùng vô cùng quyết liệt đối với các công nhân trong những khu ký túc xá này thậm chí cả khi họ không hề sốt và không có triệu chứng", Bộ trưởng Phát triển Quốc gia của Singapore Lawrence Wong nhận định trong một cuộc họp trực tuyến.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính đến thời điểm hiện tại, Nam Phi vẫn là nước châu Phi có nhiều ca COVID-19 nhất, trong khi Algeria ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất, Guardian dẫn nguồn số liệu từ văn phòng khu vực của WHO.
Hiện vẫn chưa xuất hiện làn sóng bùng phát ca bệnh được dự đoán ở châu Phi. Các biện pháp phong tỏa chặt chẽ khắp châu lục đang thành công trong việc ngăn ngừa sự lây lan của SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, mới đây, giám đốc khu vực châu Phi của WHO, bác sĩ Matshidiso Moeti đã đưa ra cảnh báo rằng, những áp lực đối với xã hội dân sự và hệ thống y tế từ các biện pháp phản ứng nhằm chống COVID-19 có thể khiến số trường hợp tử vong vì sốt rét tăng gấp đôi lên 700.000 người.
Giờ đây người dân ở bang Georgia (Mỹ) có thể đi làm móng, cắt tóc - thậm chí đi xăm mình hoặc massage - sau 3 tuần toàn bang yêu cầu người dân ở nhà.
Những hoạt động này có thể cho người dân Georgia cảm giác cuộc sống đang quay trở lại bình thường nhưng quyết định cho phép những cơ sở kinh doanh như vậy mở cửa trở lại của Thống đốc Brian Kemp là 1 lựa chọn rủi ro.
Trong khi chính quyền khắp thế giới bắt đầu quá trình nới lỏng phong tỏa - và trong khi tình trạng xuất hiện các ca nhiễm mới là không thể tránh khỏi - họ sẽ có cơ hội khác để đưa ra phản ứng đúng đắn.
Hiện nay đang tồn tại những lo sợ rằng việc mở cửa trở lại quá nhanh, quá mạnh có thể khiến làn sóng lây nhiễm ở Mỹ trở nên dữ dội như làn sóng đầu tiên.
CNN dẫn nguồn chuyên gia y tế nhận định: Nếu có thể rút ra được 1 bài học từ sự lây lan nhanh chóng và lượng người tử vong vì COVID-19 trong vài tháng qua thì đó là tầm quan trọng của xét nghiệm.
Theo phát ngôn viên của WHO, bác sĩ Margaret Harris, trong bối cảnh vẫn chưa có vaccine, điều mà các chính phủ cần làm để dỡ bỏ phong tỏa một cách an toàn là xét nghiệm, theo dõi dấu vết tiếp xúc và cách ly.
"Chúng ta cần biết virus ở đâu và sau đó tách người ốm khỏi người khỏe mạnh - đó là lý do vì sao anh cần xét nghiệm. Anh cần kiểm tra xem những người có triệu chứng thực tế có mang virus không rồi sau đó tìm người họ đã tiếp xúc và tiến hành cách ly".
Vũ Hán - nơi khởi phát đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới sợ hãi, cũng là thành phố đầu tiên tiến hành phong tỏa để đối phó với đại dịch. Sau 76 ngày sống trong sợ hãi, cuộc sống với cư dân Vũ Hán đang dần trở lại bình thường.
Nhưng sự "bình thường" ấy sẽ không bao giờ giống như trước nữa. Vết sẹo đớn đau vì đại dịch vẫn còn đó, khiến cư dân sống chậm hơn, trong trạng thái nơm nớp lo sợ làn sóng thứ 2 của dịch bệnh chồm lên.
Ở Vũ Hán lúc này, có thể coi như dịch bệnh đã được kìm hãm ổn định. Không thêm người nhiễm mới hay ca tử vong nào tại cả tỉnh Hồ Bắc, theo như báo cáo được công bố ngày 22/4. Những con phố chỉ vài tuần trước không có lấy một bóng người, với các chốt kiểm tra phong tỏa mọi con đường, thì nay bắt đầu tấp nập người qua lại. Những địa điểm công cộng - như sở thú, công viên... cũng dần mở cửa, chuẩn bị đón khách.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thành phố Mumbai (Ấn Độ) có 3000 ca nhiễm bệnh, trong tổng số 18 triệu dân sinh sống. Tổng cộng trên toàn quốc có 20.000 ca nhiễm, với dân số 1,3 tỉ dân.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng bang Maharashtra - ông Uddhav Thackeray nhận định, 70-75% ca nhiễm trong bang này có triệu chứng nhẹ, hoặc không có triệu chứng.
Quan chức tại Dharavi đã cố gắng làm xét nghiệm diện rộng, bao gồm cả những cư dân không có triệu chứng. Tuy nhiên, chính quyền New Delhi đã bác bỏ đề xuất này. Theo khuyến nghị, những người không có triệu chứng chỉ được xét nghiệm nếu họ cho thấy nguy cơ lây nhiễm cao, hoặc đã tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm.
Hệ quả, cả khu ổ chuột hơn 1 triệu dân, nhưng chỉ có 657 người được xét nghiệm. Điều này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại, rằng các bệnh viện khó lòng mà chống cự nổi nếu các ca nhiễm bệnh tăng lên. Mà thực tế, bệnh viện vốn cũng đang quá tải rồi.
Một cư dân Dharavi đang được chữa trị cho biết, anh không có bất kỳ triệu chứng nào suốt 3 tuần cách ly, và dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Thế rồi đột nhiên, anh bị đau họng, phát sốt, và giờ đã nhập viện hơn 9 ngày.
"Tôi cảm thấy bất lực, và rất lo lắng cho gia đình mình," - thanh niên này cho biết. Anh giấu tên, vì không muốn gia đình bị kỳ thị sau khi trở về.
"Việc chứng kiến nhiều người thiệt mạng vì dịch bệnh khiến tôi cảm thấy tồi tệ. Liệu chúng ta có thể thoát khỏi tình cảnh này không?"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 15h chiều nay có thêm 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có 2 bệnh nhân tại ổ dịch Hạ Lôi.
Trong 5 bệnh nhân (BN) được công bố khỏi bệnh trong chiều nay có 2 bệnh nhân tại ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội đó là bệnh nhân 253 và bệnh nhân 258. Hiện tại, cả 5 bệnh nhân sức khỏe đều ổn định.
- BN167 (20 tuổi, Nữ, Đan Mạch) nhập viện ngày 24/03/20. Bệnh nhân có kết quả âm tính ngày 20/04/20; 23/04/20. BN tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho dấu hiệu sinh tồn ổn định, tim đều, phổi không rale.
- BN176 (38 tuổi, Nữ, thị trấn Hưng Nhân - Hưng Hà - Thái Bình) ngày nhập viện 28/03/20. Bệnh nhân có kết quả âm tính ngày 21/04/20; 24/04/20. BN tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, tim đều, phổi không rale.
- BN195 (41 tuổi, Nữ, Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội) ngày nhập viện 30/03/20. Bệnh nhân có kết quả âm tính ngày 20/04/20; 24/04/20. BN tỉnh tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, tim đều, phổi không rale.
- BN253 (41 tuổi, Nữ, Mê Linh - Hà Nội), nhập viện ngày 07/04/20. Bệnh nhân có kết quả âm tính ngày 10/04/20, ngày13/04/20, ngày 16/04/20. BN tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định, phổi không rale.
- BN258 (47 tuổi, Nữ, Mê Linh -Hà Nội) ngày vào viện. Bệnh nhân có kết quả âm tính ngày 09/04/20 , ngày 20/04/20, ngày 23/04/20. Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, tim đều, phổi không rale, đại tiểu tiện bình thường.
5 bệnh nhân trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh do nhân vật cung cấp.
Mặc dù chỉ có rất ít người được tham dự trực tiếp hôn lễ của Clare và Mel Keefer, nhưng cặp đôi này vẫn có thể nhìn thấy những nụ cười của gia đình và bạn bè mình trong nhà thờ theo cách rất đặc biệt.
Những người thân trong gia đình của cặp đôi này đã mang đến điều bất ngờ khi treo những tấm ảnh của các vị khách không thể tham dự hôn lễ lên những chiếc ghế trong nhà thời Đức Mẹ Núi Carmel ở St. Francesville, bang Louisiana.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Theo lời các quan chức Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ - cơ quan phụ trách Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) - các bệnh viện, phòng thí nghiệm nghiên cứu, phòng khám và các công ty dược phẩm của nước này bị tin tặc tấn công hàng ngày hòng chiếm thông tin về COVID-19 của Mỹ.
"Nga và Trung Quốc chính là thủ phạm", quan chức giấu tên của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ nói.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng tỏ ra đặc biệt quan ngại trước thông tin về các cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc nhắm đến các bệnh viện và phòng thí nghiệm của Mỹ, hòng đánh cắp nghiên cứu liên quan đến virus corona và dịch COVID-19, theo CNN.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) mới đây đưa tin, một cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo G20 dự kiến diễn ra vào thứ Sáu (22/4) đã bị hoãn vào phút chót do tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ về vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
SCMP dẫn nguồn tin tiết lộ, vụ việc xảy ra do phía Mỹ khăng khăng yêu cầu WHO phải chịu trách nhiệm về các hoạt động ban đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19, trong khi Trung Quốc kiên quyết từ chối thảo luận về các đề xuất điều tra tổ chức này.
Do đó, hội nghị đã bị hoãn vào phút cuối nhưng hội nghị vẫn có thể được tổ chức trong tương lai gần nếu cả hai bên có thể đồng ý về một thỏa hiệp đối với WHO, hoặc ít nhất là về cách diễn đạt về WHO trong thông cáo G20, nguồn tin cho biết thêm.
Ngoài hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo vào cuối tháng 3, Ả Rập Saudi đã tổ chức một loạt các hội nghị trực tuyến giữa các bộ trưởng y tế, thương mại, tài chính, nông nghiệp của G20. Ảnh: Tân Hoa Xã
Hội nghị G20 trực tuyến lần này dự kiến có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ban tổ chức G20 hiện chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.
Trước đó, Mỹ tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho WHO do cáo buộc tổ chức này che giấu khủng hoảng, đặc biệt là thời điểm bùng phát ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.
"Trung Quốc cho rằng Mỹ đã ngừng tài trợ cho WHO để tránh liên quan đến sự lãnh đạo yếu kém trong ứng phó với Covid-19 và cố đổ lỗi cho Trung Quốc nhưng Mỹ cho rằng WHO là một phần của Trung Quốc và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những tổn thất nặng nề [do Covid-19 gây ra] ở Mỹ", ông Thẩm Đinh Lập, Giáo sư Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải nhận định.
"Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã xấu đi rất nhiều và điều đó rất đáng lo ngại. Tương lai sẽ trở nên tồi tệ hơn", ông này nhấn mạnh.
Trong vòng 24h qua, Thái Lan đã xác nhận thêm 53 ca nhiễm và 1 ca tử vong mới, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 2.907 người, số trường hợp tử vong tăng lên 51 người.
Như vậy, ngày 25/4 đã đánh dấu tình trạng tăng số ca nhiễm mới trở lại tại quốc gia Đông Nam Á này. Trong khoảng 2 tuần trước đó, số lượng ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận đã giảm từ 54 người vào ngày 9/4 xuống còn 13 ca vào ngày 23/4, và 15 ca vào ngày 24/4.
Một nghiên cứu khoa học công bố ngày 24/4 cho thấy những ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên tại Italy - "điểm nóng" của đại dịch ở châu Âu, đã xuất hiện từ tháng 1/2020.
Trên thực tế, Italy bắt đầu tiến hành xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi xác nhận ca bệnh đầu tiên vào ngày 21/2 tại thị trấn nhỏ Codogno thuộc vùng Lombardy. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng đột biến của các ca nhiễm virus và các ca tử vong sau thời điểm nói trên, các nhà nghiên cứu khoa học nhanh chóng đi đến nghi ngờ virus này đã tồn tại trong nhiều tuần tại nước này mà không ai hay biết.
Trong cuộc họp báo cùng với các quan chức y tế hàng đầu của Italy, ông Stefano Merler thuộc Viện Bruno Kessler cho rằng virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại Italy từ tháng 1, hoặc thậm chí sớm hơn. Theo quan điểm của ông, việc bùng phát các ca nhiễm tại Italy cho thấy virus Corona chủng mới này có thể lây nhiễm qua một nhóm người tới nước này, chứ không phải một cá nhân đơn lẻ.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên hứng chịu sự lây lan mạnh của đại dịch COVID-19 sau khi virus này bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) hồi tháng 12/2019. Đến nay, giới chức Italy ghi nhận tổng cộng khoảng 190.000 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 25.500 ca tử vong.
Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, Italy đã ngừng mọi chuyến bay đến và đi tới Trung Quốc từ ngày 31/1 sau khi 2 du khách Trung Quốc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại Rome. Trong khi đó, có một nhóm các nhà khoa học Italy cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã tới Italy từ Đức trong khoảng nửa đầu tháng 1, chứ không trực tiếp từ Trung Quốc.
Cũng trong ngày 24/4, truyền thông Italy đưa tin nước này dự kiến nới lỏng lệnh phong tỏa, vốn là biện pháp nghiêm ngặt nhất và dài nhất ở châu Âu, trong 4 tuần tới. Tuy nhiên, hiện chưa có xác nhận chính thức về vấn đề này.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Các cửa hàng bán lẻ cao cấp tại Mỹ đã hứng chịu đòn giáng mạnh khi Covid-19 bùng phát: Một loạt chi nhánh đóng cửa, trung tâm thương mại không một bóng người, đơn đặt hàng bị huỷ liên tiếp, đối mặt với rủi ro phá sản.
Các cửa hàng department store (cửa hàng bán lẻ cao cấp) từng là những địa điểm mua sắm nhộn nhịp trong những trung tâm thương mại và Phố Chính trên khắp nước Mỹ. Trong thập kỷ vừa qua, họ phải chịu đựng những đòn giáng mạnh, khi Macy’s đang phải đóng một số cửa hàng và sa thải nhân viên, Barneys New York thì đệ đơn phá sản hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, không điều gì có thể so sánh bằng cú sốc mà ngành này phải hứng chịu do đại dịch Covid-19. Doanh số bán quần áo và phụ kiện của các department store giảm 1 nửa trong tháng 3 và có thể còn đối diện với một xu hướng có thể còn tồi tệ hơn tháng 4. Toàn bộ đội ngũ điều hành của Lord & Taylor đã rời công ty trong tháng này, Nordstrom hủy 1 loạt đơn đặt hàng và ngừng trả tiền cho các nhà cung cấp. Trong khi đó, Neiman Marcus, chuỗi department store hào nhoáng nhất nước Mỹ dự kiến sẽ tuyên bố phá sản trong những ngày tới.
Theo Mark A. Cohen, giám đốc nghiên cứu ngành bán lẻ tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Columbia, các cửa hàng này vốn đã chịu sự sụp đổ từ từ trong thời rất dài và thực sự không thể vượt qua thời gian này.
Ở thời điểm các nhà bán lẻ thường đặt hàng cho các mùa mua sắm quan trọng trong năm, thì những công ty này lại sa thải hàng chục nghìn nhân viên tại cửa hàng, ban điều hành, lo lắng tích trữ tiền mặt và lên kế hoạch sống sót qua khủng hoảng. "Bóng ma" của tình trạng vỡ nợ hàng loạt đang được thảo luận sôi nổi. Dù có xảy ra hay không, thì sự biến động mà đại dịch gây ra sẽ thay đổi vĩnh viễn bức tranh của ngành bán lẻ và mối quan hệ của các thương hiệu với những cửa hàng đối tác.
Theo báo cáo tháng 1 của công ty nghiên cứu bất động sản Green Street Advisors, chuỗi cửa hàng department store chiếm khoảng 30% tổng diện tích trung tâm thương mại tại Mỹ, 10% trong đó là Sears và J.C. Penney. Ngay cả trước đại dịch, công ty này dự kiến sẽ có khoảng 1 nửa cửa hàng tại các trung tâm thương mại đóng cửa vào 5 năm tới.
Dù đã nỗ lực phát triển chiến lược bán hàng trên các ứng dụng thương mại điện tử, trang web, thì dịch bệnh đã cho thấy mức độ phụ thuộc của các department store vào doanh số bán hàng vật lý. Báo cáo doanh số bán lẻ tháng 3 của Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tuần trước cho thấy con số này là một "thảm hoạ". Tổng doanh số bán lẻ trong tháng này dự kiến còn tồi tệ hơn, do các cửa hàng hầu hết đều đóng cửa trong tháng 3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh minh họa: Reuters
Luật sư Liang Xuguang đề nghị Washington làm rõ thời điểm bùng phát đại dịch ở Mỹ, từ khi cơ quan y tế Mỹ còn coi các bệnh nhân COVID-19 là bệnh nhân cúm.
Theo đoạn video được đăng tải trên trang cá nhân, luật sư Liang Xuguang, đến từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), cho biết ông đã nộp đơn khiếu nại dân sự qua email đến Lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán.
Trong đơn, ông Liang cáo buộc chính quyền Mỹ, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Bộ Quốc phòng Mỹ và Ủy ban Thể thao Quân đội Mỹ cung cấp thông tin không chính xác về tình hình dịch COVID-19 ở nước này, gây ảnh hưởng đến công dân Trung Quốc.
Vị luật sư cũng đề nghị Washington làm rõ thời điểm bùng phát đại dịch ở Mỹ, từ khi cơ quan y tế Mỹ còn coi các bệnh nhân COVID-19 là bệnh nhân cúm.
"Là một luật sư Trung Quốc, tôi có trách nhiệm phải làm rõ vấn đề này. Và tôi hi vọng các đồng nghiệp của mình sẽ làm điều tương tự", ông Liang nói.
Cùng lúc đó, từ cuối tháng 3, ông Liang liên tục gửi tài liệu đến tòa Vũ Hán.
Theo thông tin mới nhất từ Global Times, đơn khiếu nại của ông Liang đã được tiếp nhận bởi cả Lãnh sự quán Mỹ và tòa án Vũ Hán.
Dù các đơn kiện kiểu này thường không được đưa ra xét xử, theo luật pháp quốc tế, nhưng nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Liang, trong bối cảnh Mỹ liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bùng phát của đại dịch COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
Ảnh: Getty
Theo bản tóm tắt kết quả điều tra về chuyến bay hồi hương công dân Mỹ từ Vũ Hán mà hãng thông tấn CNN có được, bang California đã nhận trách nhiệm tổ chức chuyến bay này, nhưng sau đó bang này đã nói rằng các điều kiện cơ sở vật chất trên phương tiện họ định sử dụng "không đảm bảo về điều kiện y tế".
Theo đó, các nhân viên trên chuyến bay đã không nhận được chỉ dẫn và trên máy bay cũng thiếu đồ bảo hộ cá nhân. khiến một số nhân viên làm nhiệm vụ phân phát thức ăn cho hành khách trên chuyến bay đã tiếp xúc gần với các công dân trở về từ Vũ Hán (trong bán kính 1,8m) khi không mặc đồ bảo hộ.
Báo cáo này cũng khẳng định rằng những công dân Mỹ hồi hương từ Vũ Hán đều không có triệu chứng, và khi trở về nước hồi tháng 3, những công dân này đều âm tính với virus corona chủng mới, theo CNN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ngày 24/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị 19 về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó, Chỉ thị của Thủ tướng cho phép được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.
Trong Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:
Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao , sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.
Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.
Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.
Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phân tích mới đăng trên tờ nhật báo quản lý công "Administrative Theory & Praxis" cho thấy sự thay đổi lớn về nhân khẩu học do đại dịch COVID-19 ở Mỹ có thể gây tác động lớn đến bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, báo Politico đưa tin.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tỉ lệ tử vong tại các bang của Mỹ, và phát hiện ra đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới nhiều bang quan trọng đối với chiến dịch bầu cử của Tổng thống Trump.
Giáo sư Andrew Johnson tại Đại học Texas A&M-Corpus Christi cho biết: "Đại dịch đang khiến nhiều người thiệt mạng ở các khu vực bầu cử bảo thủ trong mùa bầu cử này. Virus đang giết chết nhiều cử tri lớn tuổi và ở nhiều bang, số cử tri này có vai trò quan trọng trong chiến thắng của đảng Cộng hòa".
Ông Johnson cùng đồng nghiệp Wendi Pollock và Beth M. Rauhaus dự báo rằng ngay cả khi Mỹ vẫn yêu cầu người dân ở tại nhà, thì số cử tri Cộng hòa trên 65 tuổi tử vong vì COVID-19 trước cuộc bầu cử ở bang Michigan và Bắc Carolina có thể nhiều hơn so với đảng Dân chủ 11.000 người.
Tại bang Pennsylvania, con số này còn cao hơn. Nếu bang này chỉ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch, thì số cử tri già của đảng Cộng hòa tử vong trước ngày bầu cử có thể nhiều hơn 13.000 người so với đảng Dân chủ.
Nghiên cứu này dựa trên dự báo tử vong sớm từ trang CovidActNow.org. Số ca tử vong này cao hơn so với thực tế ở các bang chiến địa – điểm khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về kết quả của nghiên cứu.
Nội dung được tổng hợp và tham khảo từ bài viết https://baotintuc.vn/phan-tich...
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 23:59’ ngày 24/4, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 36.734 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.656 trường hợp mới mắc bệnh.
Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.330 người thiệt mạng tại Đông Nam Á, tăng 58 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, ngành y tế các nước trong khu vực đã điều trị thành công cho 9.310 bệnh nhân.
Trong vòng 24h qua, Singapore có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực trong ngày thứ 11 liên tiếp (897 người). Indonesia và Philippines vẫn đang chứng kiến hàng trăm ca mắc bệnh mới mỗi ngày khi chương trình xét nghiệm được mở rộng.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu chững lại tại một số nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào... Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một điểm sáng về phòng chống đại dịch COVID-19. Trong ngày 24/4, Việt Nam chỉ ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 nhưng đều là hai du học sinh vừa trở về từ Nhật Bản. Như vậy số ca mắc COVID-19 tại nước ta là 270, trong đó 225 người đã hồi phục.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Trả lời đài China Global Television Network hôm 23/4, ông Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết các loại vaccine đang được nước này thử nghiệm ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 có thể sẽ được sử dụng đối với một số nhóm đối tượng khẩn cấp như nhân viên y tế trong trường hợp có làn sóng dịch bệnh thứ 2.
Theo đó, 3 loại vaccine được cấp phép đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và bước sang giai đoạn thử nghiệm thứ 2 vào đầu tháng 4 này. Đã có 4.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.
Theo ông Gao, Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng vaccine cho các trường hợp đặc biệt vào tháng 9 năm nay để phòng nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát, và vaccine có thể sẽ được dùng cho cộng đồng vào đầu năm sau. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc và quá trình phát triển vaccine.
Hai chị em Trương Thị Linh Nhạn và Trương Cao Khôi, hiện đang là học sinh cấp hai tại Hà Nội, đã dùng tiền mừng tuổi dành dụm trong nhiều năm của mình để tặng 20,000 khẩu trang y tế cho Vương quốc Anh. Số khẩu trang này đã được vận chuyển về Anh vào tuần trước trên chuyến bay thương mại đặc biệt của Đại sứ quán Anh.
Để cảm ơn tấm lòng của Linh Nhạn và Cao Khôi, Đại sứ Anh Gareth Ward đã viết một bức thư đặc biệt để gửi đến hai em: "Virus corona đang là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu. Chú rất vui mừng khi hai cháu, ở độ tuổi còn rất nhỏ, đã biết quan tâm đến thế giới và đóng góp vào cuộc chiến toàn cầu chống coronavirus này. Chú tin món quà của các cháu sẽ rất có ý nghĩa với các bác sỹ, y tá và nhân viên y tế tuyến đầu tại Anh, những người đang làm việc ngày đêm để chiến đấu với virus và cứu sống tính mạng người."
Thông tin được trích dẫn từ nguồn https://www.facebook.com/ukinv...
Trong một thông báo đêm 24/4, Bộ Nội vụ Ấn Độ chính thức cho phép các cửa hàng bán đồ không thiết yếu được mở cửa trở lại từ ngày 25/4.
Theo đó, các cửa hàng nhỏ và tiểu thương tại các khu chợ dân cư có thể hoạt động trở lại với 50% công suất, nhưng vẫn phải đảm bảo giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Siêu thị và trung tâm thương mại chưa được phép hoạt động. Chính sách mới này không áp dụng tại các ‘điểm nóng’ dịch Covid-19.
Các hoạt động thương mại vẫn bị cấm. Động thái bất ngờ này được cho là bước chuẩn bị cho nền kinh tế Ấn Độ trở lại trạng thái bình thường sau thời điểm kết thúc phong tỏa toàn quốc lần 2 vào này 3/5 tới. Ngoài ra, cơ quan chức năng Ấn Độ cũng bày tỏ lạc quan trước khả năng nước này chặn được đà tăng của dịch bệnh Covid-19 vào ngày 3/5.
Những tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ đưa ra sau khi có những thông tin tích cực liên quan tới cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Ấn Độ đã nâng được tỷ lệ người hồi phục, ra viện lên gần 21%, và kiềm chế tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở mức 3%, so với mức trung bình 7% của thế giới.
Ngoài ra, theo các báo cáo mới nhất, thời gian để số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại nước này tăng gấp đôi cũng đã được kéo dài ra, từ 7,5 ngày hồi đầu tuần lên tới 10 ngày vào hôm 24/4.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/an-do-...
Đài Loan đau đầu lo đối phó với ổ dịch trên tảu hải quân. (Ảnh: EPA)
Ổ dịch xuất hiện trên tàu hải quân Đài Loan mới đây dấy lên lo ngại về nỗ lực chống dịch hiệu quả của hòn đảo này suốt nhiều tháng qua.
27 thủy thủ trên một tàu tiếp tế của hải quân Đài Loan được xác nhận mắc COVID-19 không lâu sau khi trở về từ chuyến thăm hữu nghị đến Palau hồi đầu tháng.
Người đứng đầu cơ quan Quốc phòng Đài Loan lên tiếng xin lỗi vào tối 21/4, và nói rằng ông sẵn sàng từ chức. Trong cuộc họp ngắn hôm 22/4, người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn cũng gửi lời xin lỗi và nói sẽ chịu trách nhiệm. Hiện giới chức hòn đảo này đang điều tra ổ dịch trên tàu.
Theo người đứng đầu Đài Loan, con tàu được điều động để tham gia một cuộc tập trận thường niên, cũng như thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tại Palau.
Những lời xin lỗi trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người bày tỏ lo ngại khi quân đội Đài Loan mắc phải sai lầm, vì để 744 thủy thủ trên 3 con tàu chiến lên bờ và di chuyển tới hơn 90 địa điểm, sau khi trở về Đài Loan hôm 9/4.
Tuy nhiên, Palau hiện chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Do đó các quan chức y tế Đài Loan nghiêng về khả năng các thủy thủ nhiễm bệnh trước khi rời bến.
Hiện tại, toàn bộ số thủy thủ này đang được cách ly. Giới chức Đài Loan mới đây phải gửi đi hơn 200.000 tin nhắn cảnh báo nguy cơ với những người tiếp xúc với các thủy thủ này.
"Hình mẫu" chống dịch hiệu quả sụp đổ
Theo Bloomberg, vụ việc có thể sẽ làm hỏng câu chuyện về một trong những hình mẫu dập dịch hàng đầu trên thế giới.
Ngay từ đầu mùa dịch, Đài Loan siết chặt các biện pháp phòng ngừa. Không lâu sau khi hay tin về dịch bệnh ở Trung Quốc, hòn đảo này cấm người đến từ đại lục nhập cảnh.
Họ không cho du thuyền cập bến, phạt nặng người vi phạm lệnh cách ly tại nhà hoặc tung tin giả. Đài Loan đẩy mạnh xét nghiệm trên diện rộng kết hợp với đẩy mạnh sản xuất vật tư y tế.
Khi nhiều nước còn đang lúng túng về dịch, hòn đảo này đã hành động rất quyết liệt. Đó là nguyên nhân cho tới nay họ mới chỉ ghi nhận 428 ca bệnh dù nằm gần Trung Quốc đại lục.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tin vui từ Tây Ban Nha: Mặc dù quốc gia châu Âu này vẫn đứng thứ 2 trên thế giới về tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19, nhưng trong ngày 24/4 vừa qua, Tây Ban Nha đã đón nhận tin mừng khi số ca tử vong mới giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tháng qua (367 ca).
Trong khi đó, một tin vui khác cũng được xác nhận khi số bệnh nhân hồi phục lần đầu tiên vượt số ca nhiễm mới được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Tây Ban Nha.
Trước những thông tin tích cực nói trên, ông Fernando Simón, điều phối viên của Trung tâm Y tế Khẩn cấp thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết những nỗ lực của Tây Ban Nha đã bắt đầu có hiệu quả và đưa tình hình dịch bệnh tại nước này vào tầm kiểm soát.
Ảnh: AFP
Theo thông cáo của Hiệp hội Bác sĩ Italy hôm thứ 6 (24/4) vừa qua, nước này đã xác nhận ít nhất 150 bác sĩ tử vong do COVID-19. Trong khi đó, số nhân viên y tế mắc bệnh chiếm đến 10% trong tổng số các ca nhiễm tại nước này.
Một nhóm y tế khác tại Italy có tên ANAAO cho biết gói tài trợ bổ sung cho ngành y tế của nước này trị giá 25 tỉ Euro "không đủ để chi trả cho số giờ làm thêm của các nhân viên y tế trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3, với tất cả nhưng sự hy sinh về thể chất và tinh thần của họ để đối phó với tình trạng quá tải bệnh nhân".
Trong ngày 24/4 vừa qua, truyền thông Italy cũng đưa tin rằng nước này đang có kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa - được biết đến là lệnh phong tỏa dài nhất và nghiêm ngặt nhất châu Âu - trong vòng 4 tuần nữa. Tuy nhiên, các quan chức Italy vẫn chưa xác nhận thông tin này.
6h ngày 25/4, Bộ Y tế thông tin không ghi nhận thêm người mắc Covid-19, tổng số ca tại Việt Nam đang là 270 trường hợp.
Cụ thể, theo Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 24/4/2020 đến 6h0 ngày 25/4/2020, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966. Trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.
Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thống đốc bang New York của Mỹ Andrew Cuomo tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/4 rằng, virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên lây nhiễm cho người dân tại tiểu bang New York là tới từ châu Âu, không phải từ Trung Quốc và rằng lệnh cấm du khách từ Trung Quốc được Tổng thống Donald Trump đưa ra là quá muộn để tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Theo ông Cuomo, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northeastern ước tính có hơn 10.000 người dân New York có thể đã tiếp xúc với bệnh COVID-19 tính tới thời điểm bang này công bố ca nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 1/3. Ông cho rằng Italy nhiều khả năng là nguồn lây nhiễm bệnh cho New York.
Bên cạnh đó, ông Cuomo còn chỉ rõ, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm những người đến từ Trung Quốc vào ngày 2/2, hơn một tháng sau khi có thông tin bùng phát ổ dịch ở Trung Quốc, đồng thời quyết định hạn chế đi lại từ châu Âu trong tháng 3. Tới thời điểm đó, virus SARS-CoV-2 đã lan ra rộng khắp nước Mỹ.
Thống đốc Cuomo nêu rõ: "Chúng tôi đã đóng cửa trước bằng lệnh cấm du khách đến từ Trung Quốc, điều này hoàn toàn đúng đắn, song chúng tôi lại để mở cửa sau (ý muốn nói châu Âu)".
Theo ông Cuomo, vào ngày 23/4, tổng số ca mắc COVID-19 phải nhập viện toàn bang New York hiện đang là 14.200 người, giảm so với mức 15.021 một ngày trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong toàn bang tăng thêm 422 ca trong ngày 23/4. Thống đốc bang New York nói rằng việc mở cửa trở lại mà thiếu đi các biện pháp giãn cách xã hội sẽ khiến số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Theo dữ liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h sáng ngày hôm nay (25/4), số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) trên toàn thế giới đã tăng thêm hơn 103.000 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm toàn cầu lên 2.826.674 người.
Trong khi đó, tổng số ca tử vong trên toàn thế giới cũng tăng thêm hơn 1.800 người, nâng tổng số ca tử vong lên 196.972 trường hợp. Đã có tổng cộng hơn 781.000 người được xác nhận đã hồi phục, trong khi số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch là hơn 58.000 ca.
Mỹ, Tây Ban Nha và Italy tiếp tục là 3 quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm. Tuy nhiên, trái với tình hình đã có những diễn biến tích cực hơn tại Tây Ban Nha và Italy, số ca nhiễm mới tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhanh trong vòng 24h. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã có hơn 923.000 ca nhiễm COVID-19.
Nga, Anh và Tây Ban Nha là 3 quốc gia xác nhận hơn 5.000 ca nhiễm mới trong vòng 24h qua.