Cập nhật lúc

COVID-19: Mỹ đã có hơn 188.000 ca nhiễm bệnh; 121 quốc gia đã đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ về bộ xét nghiệm

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu, dịch Covid-19 nguy hiểm hơn cúm mùa, thay đổi phát ngôn trước đó.

undefined
41
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Số ca mắc COVID-19 tại Singapore chạm mốc 1.000 người

    Bộ Y tế Singapore tối 1/4 thông báo nước này ghi nhận thêm 74 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, mức cao nhất tính theo ngày từ trước tới nay, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại quốc đảo này lên con số 1.000 người. Số ca nguy kịch cũng tăng lên tới 24.

    Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, điểm đáng chú ý là số ca nhiễm trong nước cùng ngày cũng cao nhất từ trước tới nay, với 54 ca, trong đó có 24 ca không có mối liên hệ với các trường hợp mắc bệnh COVID-19 trước đó. Như vậy, Singapore hiện ghi nhận tổng cộng 115 ca không có mối liên hệ nào với các ca nhiễm trước đây cũng như không có lịch sử tới các vùng dịch.

    Trong các ca nhiễm mới ngày 1/4 có 3 nhân viên y tế gồm 1 bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Ng Teng Fong, 1 nhân viên phòng thí nghiệm và 1 y tá tại Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH). Cả ba nhân viên y tế này đều không có lịch sử tới các vùng dịch cũng như không có mối liên hệ với các ca nhiễm trước đây.

    Trả lời phỏng vấn báo Straits Times, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Lawrence Wong, đồng Chủ tịch Lực lượng liên Bộ ứng phó với dịch COVID-19 của Singapore, bày tỏ lo ngại lớn nhất của ông là các ca nhiễm bệnh không rõ nguồn gốc. "Con số này quan trọng hơn nhiều so với tổng số ca nhiễm tại Singapore vì nó cho thấy tốc độ lây lan trong cộng đồng ở mức nào".

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tâm sự nhói lòng của bác sĩ Pháp: Muốn khóc cũng không được và tiếng gào "Làm ơn" thất thanh của bệnh nhân Covid-19

    Từ hành lang vọng đến tiếng gào thất thanh, không ngừng năn nỉ: "Làm ơn! Làm ơn!". Là một bệnh nhân không thể chấp nhận việc phải rời xa người thân trong khoảnh khắc hấp hối.

    Cô Rossella là bác sĩ thực tập chuyên ngành y đa khoa, hiện phụ trách tiếp nhận những bệnh nhân Covid-19 từ ngày 23/3 tại một bệnh viện ở Paris. Trước sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 tại châu Âu, cô đã chia sẻ với tạp chí uy tín Pháp L'Express về "nhật ký chống dịch" của mình:

    "Tôi 26 tuổi, là một bác sĩ thực tập chuyên ngành y đa khoa ở Paris. Tôi được phân đến một bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 và sẽ làm việc ở đó cho đến khi dịch bệnh kết thúc.

    Bạn trai tôi là trưởng khoa trong bệnh viện tôi sẽ đến. Anh ấy bắt đầu công việc sắp xếp giường bệnh từ ngày 16/3 để chuẩn bị cho những bệnh nhân Covid-19 sẽ được tiếp nhận. Tôi biết điều gì đang chờ đợi tôi.... Tôi biết, chúng tôi đang trong tình trạng chiến tranh.

    ......

    Những gì Tổng thống [Emmanuel] Macron nói vào ngày 16/3 không phải là tin giật gân, mà là sự thật. Chúng tôi sẽ trải qua một giai đoạn đặc biệt - "Chiến tranh thế giới thứ ba". Chúng ta nên tự hào vì chúng ta là con người, vì chúng ta không ngừng cải thiện. Chúng ta luôn đối đầu lẫn nhau nhưng lần này chúng ta chỉ có một kẻ thù chung. Đây là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử đã đưa tất cả chúng ta xích lại gần nhau, bất kể màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

    Cuộc chiến này có thể dạy cho chúng ta hiểu rằng, tại sao tất cả chúng ta đều là anh chị em, cuộc sống khó lường đến nhường nào...

    Trong số chúng tôi, có người ban đầu dự định kết hôn, đi nghỉ mát, sinh con, viết tiểu thuyết, đi du lịch.. Nhưng bây giờ những điều này là không thể, mọi thứ đều tạm dừng hoặc hoãn lại. Chỉ có cái chết là không dừng lại...

    Cuộc chiến này buộc chúng tôi phải chia tay với cuộc sống thoải mái an nhàn trong quá khứ. Điều này có thể khó khăn, đau đớn và nặng nề, hoặc có khả năng sẽ còn kéo dài. Đôi khi mọi người có thể cảm thấy khó thở, có thể cảm thấy hoảng loạn và bất lực nhưng cần phải học cách thích nghi..."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức gia hạn áp dụng các biện pháp cách ly xã hội đến ngày 19/4

    COVID-19: Mỹ đã có hơn 188.000 ca nhiễm bệnh; 121 quốc gia đã đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ về bộ xét nghiệm - Ảnh 1.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Getty

    Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày hôm nay đã tuyên bố rằng chính quyền nước này cùng 16 bang đã đồng thuận gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp cách ly xã hội đến ngày 19/4 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

    "Ngày hôm nay chúng tôi đã đánh giá tình hình, và xác nhận rằng các biện pháp hạn chế sẽ tiếp tục được áp dụng tới ngày 19/4", bà Merkel tuyên bố.

    Khoảng thời gian áp dụng lệnh hạn chế tại Đức bao gồm ngày lễ Phục sinh. Bà Merkel giải thích rằng "dịch bệnh không biết tới kỳ nghỉ lễ", "các công dân Đức nên hạn chế tiếp xúc với người ngoài hết mức có thể, bao gồm trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh, theo các quy định đã được ban hành". 

    Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Đức cũng nhấn mạnh rằng hiện tại vẫn còn quá sớm để nới lỏng các lệnh hạn chế, và nếu gỡ bỏ chúng quá sớm thì nước Đức có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả rất kinh khủng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có thể quyết liệt cách ly trong vòng 1 tháng tới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng Y sĩ Mỹ: Các biện pháp chống dịch quyết liệt đã bắt đầu có tác dụng ở 1 số tiểu bang

    COVID-19: Mỹ đã có hơn 188.000 ca nhiễm bệnh; 121 quốc gia đã đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ về bộ xét nghiệm - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng tới toàn bộ 50 tiểu bang của Mỹ, tuy nhiên theo Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams, nước này cũng đã đón nhận một số tín hiệu tích cực, CNN đưa tin.

    Cụ thể, phát biểu trên chương trình "Today" ngày hôm nay (1/4), ông Adams cho biết một số tiểu bang như Washington và California đã bắt đầu "làm phẳng đường cong" về số người nhiễm bệnh sau khi áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt như cách ly xã hội, hạn chế di chuyển.

    Washington và California là 2 trong số những bang có ca nhiễm COVID-19 sớm nhất tại Mỹ.

    "Chúng tôi mong người dân trên toàn nước Mỹ hiểu rõ tầm quan trọng của biện pháp cách ly xã hội", quan chức này cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    121 nước đã đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ về bộ xét nghiệm

    121 nước đã đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ cung cấp bộ thử virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang chịu áp lực lớn trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp.

    Trước đó, chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn của Hàn Quốc đã được ghi nhận là giúp làm chậm sự lây lan của virus SARS-CoV-2 tại quốc gia từng có đợt bùng phát đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Một quan chức đề nghị giấu tên của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết: "Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đề nghị từ các nước khác nhau vì chúng tôi đã rút được ra bài học kinh nghiệm từ khi dịch mới bùng phát. Những đề nghị này vẫn đang tiếp tục tăng lên". Theo quan chức trên, Hàn Quốc đã thành lập một đội đặc nhiệm để xác định cách thức có thể hỗ trợ, hoặc qua xuất khẩu, hoặc viện trợ nhân đạo.

    Quan chức trên cho biết hiện một số công ty sản xuất bộ thử virus SARS-CoV-2 của Hàn Quốc đã ký hợp đồng cung cấp cho nhiều bang của Mỹ và nhiều nước khác trong đó có Italy.

    Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in hỗ trợ cung cấp thiết bị y tế để ứng phó với dịch bệnh.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản mở rộng lệnh cấm nhập cảnh phòng COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cư dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn trước ngày dỡ lệnh phong thành: Người chịu áp lực mưu sinh, người đã tranh thủ kiếm tiền sau 'kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử'

    Tâm dịch Vũ Hán chiếm khoảng 60% trong tổng số hơn 81.000 người nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, nhưng nay dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Thành phố sẽ dỡ bỏ gần như toàn bộ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4 sắp tới. Tuần trước, các địa phương khác thuộc tỉnh Hồ Bắc đã thực hiện việc này. Các khu chợ đã rục rịch mở cửa trở lại, ngoại trừ chợ hải sản Hoa Nam (nơi được cho là khởi nguồn lây nhiễm) và cả chợ trái cây liền kề, khiến hơn số hoa quả trị giá 100.000 nhân dân tệ (gần 331 triệu đồng) bị thối rữa trên kệ.

    Một người bán trái cây họ Fang nói rằng lệnh phong tỏa Vũ Hán đã "đóng băng" khu vực mà bà sinh sống. "Dĩ nhiên là tôi cũng sợ virus" - bà Fang vừa nói vừa chỉ tay vào 2 lớp khẩu trang trên mặt. "Nhưng đã 3 tháng rồi tôi chưa kiếm được tiền".

    Hiện giờ, bà Fang chỉ mới bán được táo đóng hộp cho người dân xung quanh với giá sỉ. Người phụ nữ này không phải dân Vũ Hán gốc, bà dự định trở về quê đoàn tụ với con cháu vào dịp Tết nhưng bị kẹt lại do lệnh phong tỏa. Giờ đây, bà cũng không thể trở về vì phải ở lại tiếp tục mưu sinh. "Tôi còn một lượng lớn trái cây đã dặn lấy hàng từ trước, sớm nhất đến tháng 6 mới bán hết" - nữ tiểu thương cho biết.

    Ngược lại, cô Hu Yanfang hoàn toàn phấn khởi khi Vũ Hán sắp trở lại cuộc sống thường nhật: "Bây giờ đã tốt hơn rất nhiều". Suốt 2 tháng qua, Hu đã giúp đỡ hàng xóm và hỗ trợ tẩy trùng khu vực xung quanh. Cô cũng cảm ơn nhà chức trách vì cung cấp các thiết bị y tế như khẩu trang. "Điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào về đất nước". Cô Hu còn vui sướng với những miếng sườn heo mà mình vừa đặt hàng, được giảm giá tới 50% do chính phủ hỗ trợ kích cầu tiêu dùng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ yêu cầu người cách ly tại nhà gửi ảnh selfie mỗi giờ để kiểm tra vị trí

    Dẫn thông cáo báo chí của Cơ quan Giáo dục Y tế Karnataka, báo Ấn Độ Economic Times đưa tin những người nghi nhiễm và bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đang thực hiện cách ly tại nhà sẽ phải gửi ảnh selfie lên ứng dụng Quarantine Watch (tạm dịch là "Giám sát cách ly"). Đây là một ứng dụng mà chính quyền Karrnataka tạo ra được tích hợp với chức năng định vị GPS giúp xác định vị trí của người gửi.

    "Nếu như những người cách ly tại nhà không gửi ảnh mỗi giờ đồng hồ (trừ thời gian ngủ từ 10h tối đến 7h sáng hôm sau), lực lượng chức năng sẽ đến đưa họ đến chỗ cách ly tập trung. Thậm chí những người gửi sai ảnh cũng sẽ bị đưa đi", Tiến sĩ K Sudhakar - Giám đốc Cơ quan Giáo dục Y tế Karnataka - nhấn mạnh. Trước đó, đội kiểm tra cách ly của địa phương sẽ đi từng nhà, sử dụng ứng dụng và chụp người đang bị cách ly để dễ so sánh.

    Quyết định trên được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều tố giác cho rằng người đang bị cách ly vi phạm luật và tự do đi lại, phớt lờ mọi quy định của chính phủ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 188.000 ca nhiễm COVID-19 đã được xác nhận tại Mỹ

    Theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 20h ngày hôm nay (1/4), nước Mỹ đã xác nhận tổng cộng 188.647 ca nhiễm và 4.059 ca tử vong do COVID-19.

    Hiện tại, Wyoming là tiểu bang duy nhất của nước này chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Phần Lan thừa nhận thiếu sót trong khâu kiểm soát dịch bệnh

    COVID-19: Đức tìm ra cách tăng 10 lần năng lực xét nghiệm; số ca nhiễm tại Tây Ban Nha vượt mốc 100.000 người - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Ảnh: AFP

    Theo đài truyền hình Phần Lan YLE, Thủ tướng nước này - bà Sanna Marin - ngày hôm nay (1/4) đã thừa nhận những thiếu sót trong khâu kiểm soát dịch bệnh.

    Cụ thể, trong buổi họp báo ngày hôm nay, bà Marin đã thừa nhận rằng nước này đã để lọt hàng ngàn du khách nhập cảnh tại sân bay Helsinki-Vantaa, mà không hề đưa ra hướng dẫn rõ ràng về việc tự cách ly và liệu họ có cần tự cách ly hay không. 

    "Các thông tin không đã không được truyền đạt đến người cần biết, và việc phối hợp cũng không diễn ra suôn sẻ", bà Marin nói.

    Cũng tại buổi họp báo này, Bộ trưởng Dịch vụ Xã hội Krista Kiuru đã thông báo rằng năng lực xét nghiệm của Phần Lan sắp tới sẽ tăng gấp đôi. Hiện nước này có thể tiến hành 2.500 xét nghiệm mỗi ngày.

    Còn theo Bộ trưởng Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen, nước này đã chi hàng trăm triệu Euro để mua đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế, và các lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển đến trong tuần này. Bà Pekonen cho biết tuy nước này không có sự thiếu hụt vật tư y tế ở cấp quốc gia, nhưng tình hình từng địa phương có thể khác biệt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam xác nhận 6 ca nhiễm COVID-19 mới

    Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tới 19h00 hôm nay, đã ghi nhận thêm 6 ca mắc mới, trong đó 2 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, 1 người tới khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai và 3 người từ nước ngoài trở về được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

    Cũng tính đến 19h00 hôm nay, số bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh ở Việt Nam là 63 người; số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 là 54, lần 2 là 43.

    Ca bệnh 213 (BN213): nữ, 40 tuổi, có địa chỉ tại Khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Do có sốt 38,6 độ C, nên bệnh nhân đã cùng chồng đến khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khám, bệnh nhân về khu đô thị Thanh Hà, tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Hàng ngày bệnh nhân vẫn ra ngoài đổ rác có đeo khẩu trang và tránh xa không tiếp xúc và nói chuyện với mọi người.

    Xét nghiệm sàng lọc của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 214 (BN214): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, nhân viên Công ty Trường Sinh, cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.

    Ca bệnh 215 (BN215): Bệnh nhân nam, 31 tuổi, nhân viên công ty Trường Sinh, có địa chỉ tại Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 30/3, đến ngày 31/3 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

    Ca bệnh 216 (BN216): Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, từ Đức trở về Việt Nam trên chuyến bay SU 290 ngày 23/3, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Ngày 31/3 có biểu hiện đau rát họng, xét nghiệm cùng ngày cho kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 217 (BN217): Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Khánh Sơn 2, Nam Đàn, Nghệ An. Bệnh nhân từ Nhật Bản về nước ngày 25/3/2020 trên chuyến bay NH857 (ghế 31K), sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 218 (BN218): Bệnh nhân nữ 43 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Phú Xá, Thái Nguyên. Bệnh nhân về nước trên chuyến bay SU290 (số ghế 46G) ngày 25/3/2020, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3/2020 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về 3 mục tiêu của quyết định Công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc

    COVID-19: Đức tìm ra cách tăng 10 lần năng lực xét nghiệm; số ca nhiễm tại Tây Ban Nha vượt mốc 100.000 người - Ảnh 1.

    Trưa 1/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Theo đó, thời gian xảy ra dịch từ ngày 23/1 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh).

    Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là ệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Đường lây được xác định là lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

    Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 chiều ngày 1/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết, vào ngày 23/1, trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, khi có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta đã bắt đầu chống dịch.

    Đến thời điểm này, chúng ta đã bước sang giai đoạn 3 của cuộc chiến chống dịch. Trên thực tế, rất nhiều địa phương dù chưa có người nhiễm bệnh nhưng chính quyền và nhân dân địa phương đã tham gia chống dịch với tinh thần "toàn dân chống dịch'.

    Cả hệ thống chống dịch dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nên thực tế từ hơn 2 tháng qua cả nước đã chống dịch.

    Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc Thủ tướng ký quyết định công bố dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc có 3 mục tiêu. Cụ thể gồm:

    Thứ nhất, để làm tăng thêm tinh thần trách nhiệm của lực lượng chống dịch trên từng địa bàn.

    Thứ hai, để người dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của ngành y tế để thực sự mỗi người dân là chiến sỹ tham gia phòng chống dịch.

    Thứ ba, khi Thủ tướng ký quyết định là dịch bệnh trên cả nước có nghĩa là tất cả các lực lượng tham gia chống dịch trên cả nước của ngành y tế, của quốc phòng, của công an và của các lực lượng khác được hưởng chế độ chính sách chống dịch từ ngày 28/1/2020.

    Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù quyết định được ban hành ngày hôm nay (1/4), nhưng Thủ tướng cho áp dụng chính sách đó với những người tham gia chống dịch ở tuyến đầu được hưởng chế độ từ ngày 28/1.

    "Đây là một sự động viên, khích lệ của Thủ tướng và của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ trực tiếp tham gia chống dịch của tất cả các cấp, các ngành trong cả nước", Phó Thủ tướng nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong do mắc COVID-19 tại châu Âu vượt 30.000 người

    Theo số liệu của hãng tin AFP tính đến chiều 1/4 (giờ Việt Nam), dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến trên 30.000 người tại châu Âu tử vong, trong đó hơn 75% số ca tử vong là ở Italy và Tây Ban Nha.

    Trong tổng số 458.601 ca nhiễm tại châu Âu, có 30.063 ca tử vong do COVID-19, khiến "Lục địa Già" là nơi chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất. Italy là quốc gia có số ca tử vong cao nhất với 12.428 ca, tiếp đó là Tây Ban Nha với 8.189 ca và Pháp với 3.523 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ả Rập Saudi khuyên người Hồi giáo hoãn hành hương do lo ngại về dịch COVID-19

    COVID-19: Đức tìm ra cách tăng 10 lần năng lực xét nghiệm; số ca nhiễm tại Tây Ban Nha vượt mốc 100.000 người - Ảnh 1.

    Nhà thờ Hồi giáo ở Thánh địa Mecca. Ảnh: AFP

    Phát biểu hôm 31/3 vừa qua trên truyền hình nhà nước, Bộ trưởng phụ trách Hành hương đến thánh địa Mecca của Ả Rập Saudi Mohammed Saleh bin Teher đã kêu gọi người Hồi giáo hoãn cuộc hành hương tới địa điểm này, được ấn định tổ chức vào tháng 7, do lo ngại về nguy cơ dịch COVID-19 lây lan.

    Hàng năm, cuộc hành hương về thánh địa Mecca và Medina của Ả Rập Saudi thu hút khoảng 2,5 triệu tín đồ hồi giáo khắp thế giới trong vòng một tuần. Ả Rập Saudi cũng thu được nguồn thu nhập lớn từ sự kiện này.

    Mặc dù chính phủ Ả Rập Saudi chưa tuyên bố chính thức hủy bỏ cuộc hành hương, nhưng ông Taher đã khuyến nghị những người có ý định tham gia nên suy nghĩ kỹ và "kiên nhẫn" trước khi đặt vé. 

    Ả Rập Saudi đã ghi nhận 1.563 ca nhiễm và 10 trường hợp tử vong do COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong do COVID-19 tại Iran vượt mốc 3.000 người

    COVID-19: Đức tìm ra cách tăng 10 lần năng lực xét nghiệm; số ca nhiễm tại Tây Ban Nha vượt mốc 100.000 người - Ảnh 1.

    Đám tang của một nạn nhân COVID-19. Ảnh: AP

    Iran ngày hôm nay (1/4) đã ghi nhận thêm 138 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số trường hợp tử vong do dịch bệnh tại nước này lên 3.036 người, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpoor tuyên bố trên truyền hình nước này.

    Bên cạnh đó, ông Jahanpoor cũng xác nhận đã có thêm 2.987 ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Iran lên 47.593 người.

    Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 15.473 bệnh nhân COVID-19 của Iran hồi phục và được xuất viện, và có 3.871 bệnh nhân hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cá nhân phát tán tin giả về COVID-19 tại Nga có thể bị phạt tới 25.000 USD

    Ngày 31/3, các nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép phạt nặng với những đối tượng truyền bá các thông tin sai lệch về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Các nghị sĩ đã thông qua dự luật trên sau 3 lần đọc, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên chiến với "những hành động khiêu khích, những tin đồn ngớ ngẩn và những lời nói dối độc hại".

    Theo dự luật này, những cá nhân phát tán các thông tin giả mạo sẽ bị phạt tiền lên tới 25.000 USD và có thể phải nhận án tù lên tới 5 năm. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch về dịch COVID-19 sẽ bị phạt tới 127.000 USD.

    Chính phủ Nga đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm chống lại nạn tin giả liên quan tới dịch COVID-19 như thành lập một ban chống tin giả thuộc lực lượng đặc vụ chống COVID-19 của chính phủ. Ngoài ra, một đội ngũ nhân viên thuộc Ủy ban Điều tra Nga cũng được huy động nhằm truy lùng những đối tượng tung tin giả, tin đồn thất thiệt.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Nga mạnh tay với những cá nhân hay cơ quan truyền thông phát tán tin giả hay tin đồn thất thiệt là cần thiết khi những thông tin này gây hoang mang dư luận nguy hiểm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 80% bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Mỹ có bệnh nền nguy hiểm

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Tây Ban Nha vượt mốc 100.000 người

    COVID-19: Đức tìm ra cách tăng 10 lần năng lực xét nghiệm; số ca nhiễm tại Tây Ban Nha vượt mốc 100.000 người - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Theo CNN, Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày hôm nay (1/4) đã xác nhận tổng số ca nhiễm COVID-19 tăng lên 102.136 trường hợp, đồng thời ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.

    Trong vòng 24 giờ qua, quốc gia châu Âu này cũng đã có thêm 864 ca tử vong do virus corona chủng mới, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 9.053 trường hợp - cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Italy.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức tìm ra cách tăng 10 lần năng lực xét nghiệm COVID-19

    Đại sứ Mỹ ca ngợi công tác chống dịch của Việt Nam; LHQ: Thế giới đối diện với thử thách lớn nhất từ Thế Chiến 2 - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học Đức vừa phát triển được phương pháp có thể tăng đáng kể năng lực xét nghiệm virus corona, Bộ Khoa học bang Hessen vừa cho biết.

    Phương pháp mới cho phép đánh giá đồng thời nhiều mẫu bệnh phẩm, Bộ Khoa học bang Hessen cho biết trong một thông cáo đưa ra ngày 31/1. Cơ quan này nói rằng phương pháp mới sẽ giúp Đức tăng từ khoảng 40.000 xét nghiệm mỗi ngày hiện nay lên 200.000-400.000 mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá.

    Trong các phương pháp thông thường hiện nay, nhiều miếng gạc lấy mẫu dịch từ vùng miệng và mũi để kiểm tra riêng.

    Với phương pháp mới, các nhà khoa học đặt nhiều miếng gạc vào cùng một dung dịch đặc biệt rồi kiểm tra bằng phương pháp PCR để trực tiếp phát hiện bộ gien của SARS-CoV-2. Nếu tổng kết quả là âm tính thì rõ ràng các miếng gạc riêng biệt đều âm tính. Nếu kết quả dương tính thì tất cả miếng gạc sẽ cần được kiểm tra riêng, thông cáo cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: "Chính phủ Việt Nam đã rất xuất sắc khi đương đầu với đại dịch COVID-19"

    Đại sứ Mỹ ca ngợi công tác chống dịch của Việt Nam; LHQ: Thế giới đối diện với thử thách lớn nhất từ Thế Chiến 2 - Ảnh 1.

    Chiều ngày thứ 3 (31/3) vừa qua, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã phát thông điệp của Đại sứ Daniel Kritenbrink về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

    Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020, trên phạm vi toàn quốc, yêu cầu mọi người dân ở nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thực sự cần thiết.

    Hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ Việt Nam , Đại sứ Kritenbrink đã chia sẻ rằng ông cùng toàn thể nhân viên phát đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam đều "cố gắng làm việc tại nhà nhiều nhất có thể", đồng thời nhấn mạnh rằng "Mỹ luôn luôn sát cánh cùng Việt Nam trong trận chiến chống COVID-19 ".

    Sau đây là toàn bộ nội dung thông điệp của Đại sứ Kritenbrink:

    "Xin chào các bạn, tôi là Dan Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

    Chúng ta đều biết đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến hàng triệu người, đến nhiều nền kinh tế và nhiều xã hội ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam.

    Hôm nay, tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn đến mọi người ở Việt Nam đang ở tuyến đầu chống dịch. Công việc của các bạn đang cứu sống rất nhiều người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    LHQ: Thế giới đối diện với "thử thách lớn nhất" từ Thế Chiến 2

    COVID-19: Ông Putin điều vận tải cơ chở vật tư y tế giúp Mỹ; TQ xác nhận mới 130 ca bệnh không có triệu chứng - Ảnh 1.

    Ảnh: Angela Weiss/AFP/Getty Images

    Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Gueterres nhận định:

    "COVID-19 là thử thách lớn nhất mà chúng ta đối diện kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc. Cuộc khủng hoảng nhân đạo này yêu cầu những chính sách hợp tác quyết đoán, sáng tạo và toàn diện từ những nền kinh tế hàng đầu thế giới - cũng như hỗ trợ tối đa về kĩ thuật và tài chính cho những người nghèo nhất, những quốc gia và người dân dễ bị ảnh hưởng nhất thế giới". "Nhưng đây còn hơn cả một cuộc khủng hoảng y tế. Đây là khủng hoảng nhân đạo. Dịch bệnh do virus corona gây ra đang tấn công tới cốt lõi của các nền xã hội".

     Ông Guterres kêu gọi thế giới cần bắt tay với nhau để giảm thiểu ảnh hưởng xã hội và kinh tế của COVID-19 lên dân số toàn thế giới.

    Để đối phó với khủng hoảng, Tổng thư ký LHQ cho biết đã dành Quỹ Đối phó và Phục hồi từ dịch COVID-19 để hỗ trợ các nước có thu nhập thấp và trung bình trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh.

    LHQ được thành lập năm 1945 bởi hơn 50 quốc gia với mục tiêu tăng cường hợp tác và ngăn mâu thuẫn giữa các nước. Hiện tại, LHQ có 193 thành viên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Phong toả 1 tháp ở Masteri Thảo Điền vì có cư dân nguy cơ cao mắc Covid-19, liên quan đến quán bar Buddha

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch do COVID-19 có thể khiến 11 triệu người châu Á rơi vào diện nghèo

    Đây là cảnh báo được World Bank đưa ra vào ngày 30/3 vừa qua. Trong viễn cảnh xấu nhất, khu vực châu Á sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm qua. Các nước châu Á sẽ rơi vào một cuộc suy thoái trong thời gian dài.

    World Bank cũng cảnh báo kinh tế Trung Quốc có thể bị giảm 2,3% tăng trưởng. Trong tình huống xấu nhất, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn 0,1% so với ngưỡng 6,1% của năm 2019.

    Sự sụt giảm này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, bất kì sự sụt giảm kinh tế nào ở Trung Quốc cũng sẽ gây ra áp lực lớn tới thế giới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba tạm dừng các chuyến bay thương mại đi nước ngoài

    COVID-19: Ông Putin điều vận tải cơ chở vật tư y tế giúp Mỹ; TQ xác nhận mới 130 ca bệnh không có triệu chứng - Ảnh 1.

    Ảnh: Yamil Lage/AFP/Getty Images

    Quan chức Cuba mới đây thông báo sẽ dừng tất cả các chuyến bay thương mại quốc tế để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona. Các tàu nước ngoài cũng sẽ được yêu cầu rời khỏi nước này.

    Theo thống kê, Cuba có 186 ca nhiễm virus corona, 6 trường hợp tử vong.

    Các biện pháp này được áp dụng 1 tuần sau khi Cuba thực hiện phong tỏa 30 ngày, hạn chế du khách và tăng cường cách ly đối với công dân trở về từ nước ngoài.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một bệnh nhân nhiễm virus trong 49 ngày nhưng có rất ít triệu chứng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc chia sẻ hình ảnh các bệnh nhân rời bệnh viện trở về nhà

    Tân Hoa Xã ngày hôm nay đã chia sẻ một số hình ảnh bệnh nhân Trung Quốc vui mừng trong ngày xuất viện và được trở về nhà sau khi khỏi bệnh COVID-19.

    COVID-19: Ông Putin điều vận tải cơ chở vật tư y tế giúp Mỹ; TQ xác nhận mới 130 ca bệnh không có triệu chứng - Ảnh 1.

    Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tổng số người đã xuất viện ở nước này là 76.238 trường hợp. Ngày hôm nay (1/4), có 186 bệnh nhân xuất viện.

    Trong khi đó, nhóm y bác sĩ đầu tiên tới tỉnh Hồ Bắc để hỗ trợ chữa trị bệnh do virus corona đã kết thúc đợt cách ly và có thể đoàn tụ với gia đình ở thành phố Thiên Tân.

    Được biết, nhóm này là 1 trong số 7 nhóm với hơn 700 y bác sĩ từ Thiên Tân tới Hồ Bắc.

    COVID-19: Ông Putin điều vận tải cơ chở vật tư y tế giúp Mỹ; TQ xác nhận mới 130 ca bệnh không có triệu chứng - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng: Bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân

    COVID-19: Ông Putin điều vận tải cơ chở vật tư y tế giúp Mỹ; TQ xác nhận mới 130 ca bệnh không có triệu chứng - Ảnh 1.

    Chiều 31/3, chủ trì họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thực, Thủ tướng nêu rõ xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.

    Thủ tướng cho rằng, năm nay được mùa, được giá, nông dân trồng lúa có lợi mặc dù thời tiết khắc nghiệt, nhất là ĐBSCL. Việc chỉ đạo cấy xạ trước 1 tháng nên thiệt hại chỉ bằng khoảng 9% so với hạn mặn năm 2016.

    Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, không chỉ đủ ăn mà còn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác như hỗ trợ gạo để trồng rừng, học sinh miền núi…; không chỉ bảo đảm về số lượng và chất lượng, bảo đảm giá cả cho người nông dân mà đi liền với đó là cấm đầu cơ tích trữ nâng giá.

    Xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các cơ quan chức năng cũng như các địa phương trong cả nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là sản xuất lương thực để các vùng, miền có đất lúa, đặc biệt là lúa nước cố gắng đảm bảo cân đối được lương thực, đồng thời những vùng có năng suất cao, chất lượng tốt, đẩy mạnh xuất khẩu lương thực, "không phải bế quan tỏa cảng".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc xác nhận mới 130 ca bệnh không có triệu chứng

    Báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc ngày 1/4 cho biết, từ 0h đến 24h ngày 31/3, trên 31 tỉnh thành Trung Quốc Đại lúc xác nhận thêm 36 ca nhiễm COVID-19 mới - gồm 35 ca nhập cảnh từ bên ngoài và 1 ca trong nước tại tỉnh Quảng Đông. Số người tử vong do COVID-19 trong ngày là 7.

    Báo cáo ngày 1/4 là lần đầu tiên NHC công bố thống kê theo ngày về số lượng ca bệnh không có triệu chứng. Theo đó, trong ngày 31/3 nước này có thêm 130 ca bệnh không triệu chứng - trong đó 2 ca được xác nhận mắc COVID-19 trong ngày.

    Tính đến cuối ngày 30/3, Trung Quốc đã theo dõi y tế 1.541 ca nhiễm virus không có triệu chứng, bao gồm 205 ca nhập khẩu từ nước ngoài.

    Động thái mới của NHC nhằm trấn an công chúng Trung Quốc khi ngày càng có nhiều người lo ngại những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng có thể làm lây lan dịch trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lô hàng viện trợ mùa COVID-19 của Nga: Ông Putin ngỏ lời, ông Trump không ngần ngại đồng ý ngay

    Chiếc máy bay vận tải chở lo hàng vật tư y tế và đồ bảo hộ từ Nga đã xuất phát tới Mỹ vào cuối ngày thứ 3 (31/3) vừa qua, một ngày sau khi hai Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump có cuộc điện đàm về tình hình dịch COVID-19, theo RT.

    Chia sẻ thêm với báo giới về nội dung cuộc điện đàm này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sau khi hai nhà lãnh đạo đề cập tới vấn đề thiếu hụt đồ bảo hộ y tế tại Mỹ, Tổng thống Putin đã ngỏ ý giúp đỡ nếu Mỹ cần, và Tổng thống Trump đã đồng ý với lời đề nghị này.

    Thư ký báo chí của tổng thống Nga Dmitry Peskov

     

    Không có giải pháp nào khác ngoài chung tay hành động, trên tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau.

    Ngoài ra, ông Peskov cũng tiết lộ rằng lời đề nghị giúp đỡ của phía Nga được đưa ra trên cơ sở "có đi có lại", nghĩa là Mỹ có thể đáp lại động thái viện trợ của Nga nếu muốn, khi các nhà sản xuất thiết bị y tế và đồ bảo hộ trong nước của họ bắt kịp nhu cầu trong thời dịch bệnh. 

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ổ dịch lớn nhất Đức trở thành phòng thí nghiệm virus SARS-CoV-2

    Các nhà nghiên cứu tại Đức sẽ theo dõi cuộc sống của hàng nghìn người dân tại quận Heinberg, ổ dịch lớn nhất nước Đức, để tìm ra cách thức lây lan của virus SARS-CoV-2.

    Theo trang The Guardian (Anh), các nhà khoa học Đức tuyên bố sẽ nghiên cứu về cách thức lây lan và tồn tại của virus SARS-CoV-2 bằng cách biến khu vực có số người mắc COVID-19 nhiều nhất trên cả nước trở thành phòng thí nghiệm thực tế.

    Virus SARS-CoV-2 đã khiến 1.281 người nhiễm bệnh và 34 trường hợp tử vong tại quận Heinsberg, bang Bắc Rhein-Westfalen, giáp Hà Lan. Khu vực này bị coi là ổ dịch lớn nhất của Đức và bị gọi là "Vũ Hán của nước Đức".

    Dự án nghiên cứu tại quận Heinsberg sẽ bắt đầu dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu virus hàng đầu nước Đức và 40 sinh viên y khoa. Các nhà khoa học sẽ theo dõi hoạt động của 1.000 cá nhân, các hộ gia đình để nghiên cứu cách thức lây lan của loại virus này.

    Giáo sư Hendrik Streeck, Trưởng khoa Virus học tại Đại học Bonn, cho biết sẽ dùng kết quả của thí nghiệm để lập kế hoạch chi tiết về cách đối phó với virus hiệu quả hơn trong những năm tới.

    "Đây là cơ hội lớn cho cả nước Đức. Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và đưa ra các khuyến nghị về những biện pháp đối phó với COVID-19 và làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh một cách hiệu quả hơn", ông nói.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Ổ dịch lớn nhất Đức trở thành phòng thí nghiệm virus SARS-CoV-2baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Thủ đô Tokyo ghi nhận số ca tăng kỷ lục trong 1 ngày

    Thành phố Tokyo, Nhật Bản, ngày 31/3 xác nhận 78 ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là số lượng ca nhiễm gia tăng trong 1 ngày lớn nhất tại thủ đô Nhật Bản, trong khi nhà chứ trách nỗ lực áp các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội.

    Cùng ngày 31, Nhật Bản xác nhận hơn 200 trường hợp dương tính với virus SARS-Cov-2, cũng là ngày có số ca nhiễm gia tăng lớn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát - theo Đài NHK.

    "Đây là mức tăng [số ca nhiễm] lớn nhất cho đến nay và hiển nhiên là rất đáng lo ngại. Tôi e ngại về những gì mà chỉ số ngày mai (1/4) có thể thể hiện," thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike, nói.

    Bà Koike thúc giục thủ tướng Nhật Shinzo Abe lấy tình hình ở Tokyo làm căn cứ tham khảo để quyết định việc ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước, nhằm ứng phó đại dịch COVID-19.

     

    Tokyo đang trên bờ vực của một đợt gia tăng bùng nổ tình trạng lây nhiễm. Chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn tình huống đó và ngăn virus lây lan hơn nữa. Một quyết định từ nhà nước là điều cần thiết lúc này.

    Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike

     Hôm thứ Tư tuần trước, bà Koike đã thúc giục cư dân Tokyo tránh đến các điểm tập trung đông người như quán bar, nhà hàng, và có thể làm việc trực tuyến đến ngày 12/4.

    Trong khi nhiều nước đã nhanh chóng áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại với người dân để kiểm soát virus, nhiều nơi ở Nhật Bản vẫn duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Bang Illinois sắp cạn nguồn máy thở chống COVID-19, thống đốc nói chính phủ "chẳng giúp được gì"

    Thống đốc bang Illinois ông J.B. Pritzker ngày 31/3 chỉ trích chính phủ liên bang Mỹ không đáp ứng được nhu cầu của bang này về số lượng máy thở cần thiết phục vụ điều trị các bệnh nhân COVID-19, và bang đang phải tự bỏ tiền ra để mua thiết bị.

    Ông Pritzker cho hay, Illinois đã yêu cầu bổ sung 4.000 máy thở từ liên bang, nhưng chỉ mới nhận được 450 máy.

     

    Tôi đang thu mua từng chiếc máy thở có thể tìm được. Chúng tôi đang cạn dần lượng máy thở và chính phủ liên bang thực sự chẳng giúp được gì.

    Thống đốc bang Illinois J.B. Pritzker

     Trước đó, CNN ghi nhận tình trạng nhiễu thông tin trong trao đổi giữa các cơ quan chính phủ Mỹ về vấn đề máy thở. Bộ quốc phòng Mỹ nói họ vẫn chưa vận chuyển 2.000 máy thở cho Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA) và Bộ Y tế, bởi không biết "gửi đến đâu".

    "Đã có thảo luận với [Bộ Y tế Mỹ] về địa điểm gửi máy thở. Và họ nói rằng: 'Đợi đã, chúng tôi đang cố gắng xem xét nhu cầu [về máy thở]', vậy là chúng tôi được yêu cầu chờ đợi... Tôi sẽ không đại diện thay cho họ, nhưng chúng tôi đã trong tư thế sẵn sàng cung cấp 2.000 máy thở," trung tướng Giovanni Tuck - quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực hậu cần của Lầu Năm Góc - nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ còn duy nhất 1 bang chưa có người chết vì COVID-19

    Sau khi Hawaii báo cáo ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ngày 31/3 (giờ miền Đông), nước Mỹ chỉ còn lại Wyoming là bang duy nhất chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do dịch bệnh này.

    Bộ Y tế Mỹ cho hay, bệnh nhân ở Hawaii là một cư dân lớn tuổi tại Oahu và có bệnh lý nền.

    "Đây là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người ở Hawaii," thống đốc bang David Ige nói trong cuộc họp báo tối ngày 31.

    Đến nay, có khoảng 262 triệu người Mỹ đang chịu tác động của các lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà - tương đương trên 80% dân số Mỹ, theo thống kê của CNN.

    Trong đó, các bang chịu ảnh hưởng lớn nhất là: New York (19.4 triệu người ở nhà), Illinois (12.6 triệu người), Ohio (11.6 triệu người), North Carolina (10.4 triệu người).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Mỹ: 25% người nhiễm COVID-19 không xuất hiện triệu chứng

    Trong cuộc phỏng vấn với NPR, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield cho biết, có 25% số người nhiễm nCoV không xuất hiện triệu chứng. Virus corona chủng mới lây nhiễm dễ dàng hơn nhiều virus gây bệnh cúm khác, có thể lây lan trong 48 giờ trước khi người bệnh cảm thấy triệu chứng của bệnh.

     

    Điều này giúp giải thích vì sao chủng virus này lây lan nhanh chóng. Có những người nhiễm bệnh không có triệu chứng và có những cá nhân bị nhiễm bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng sau 48 giờ.

    Giám đốc CDC Hoa Kỳ Robert Redfield

     Chính quyền Mỹ đang kêu gọi mọi người thực hiện các biện pháp như làm việc tại nhà và giãn cách xã hội để làm chậm sự lây lan của virus và ngăn chặn làn sóng bệnh nhân tràn ngập hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nước này.

    "Giãn cách xã hội... là một vũ khí mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Hy vọng, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp giảm thiểu sự lây nhiễm trong thời gian tới, trong đó có giản cách cách xã hội", Robert Redfield nói.

    Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho biết ông hy vọng việc lây nhiễm virus corona chủng mới sẽ giảm vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè ở Mỹ. Tuy nhiên, CDC đang chuẩn bị cho một đợt sóng thứ hai có thể xảy ra vào mùa thu hoặc đầu mùa đông năm nay.

    Mỹ hiện ghi nhận 186.046 ca nhiễm virus corona chủng mới, trong đó có 3.807 người thiệt mạng. Số ca thiệt mạng vì nCoV ở Mỹ đã chính thức vượt số ca ở Trung Quốc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    25% người nhiễm virus corona không xuất hiện triệu chứngvtc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Nga được trao quyền áp đặt tình trạng khẩn cấp

    Trong phiên họp bất thường ngày 31/3, Hội đồng Liên bang tức Thượng viện Nga đã thông qua dự luật cho phép chính phủ Nga áp đặt tình trạng khẩn cấp và chế độ cảnh báo cao trên toàn quốc hoặc các vùng riêng lẻ. Trước đó vài giờ, dự luật đã được Duma Quốc gia tức Hạ viện thông qua trong cả ba lần xem xét.

    Dự luật được soạn thảo để cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch COVID-19. Trước đây, tình trạng khẩn cấp có thể do Tổng thống Nga áp đặt trong trường hợp khẩn cấp ở quy mô quốc gia, trong khi chính quyền khu vực và địa phương có quyền áp đặt ở một số vùng lãnh thổ. 

    Ông Trump cảnh báo Mỹ bước vào 2 tuần đau thương; Nga trao cho chính phủ quyền áp đặt tình trạng khẩn cấp - Ảnh 1.

    (Ảnh: Aleksander Avilov / Moskva News Agency)

    Với dự luật mới, chính phủ có thể thiết lập các quy tắc bắt buộc khi áp đặt tình trạng khẩn cấp hoặc cảnh báo cao. Chính phủ cũng có thể điều phối công việc của hệ thống nhà nước thống nhất để ngăn ngừa và loại bỏ tình trạng khẩn cấp.

    Văn kiện này quy định Nội các Nga có thể áp đặt chế độ đặc biệt trong cả nước hoặc ở các vùng riêng lẻ. Chính phủ có thể đưa ra các quy định ứng xử bắt buộc đối với công dân trong tình trạng khẩn cấp. 

    Ngoài ra, Chính phủ có quyền hạn chế bán một số thiết bị y tế nhất định trong 3 tháng, cũng như ra lệnh cấm phá sản. Văn kiện cũng đưa ra cơ chế đóng góp cho quỹ trách nhiệm cá nhân của các công ty lữ hành và sử dụng quĩ này để trả lại tiền cho du khách bị hủy tour du lịch do bị chính phủ hạn chế. 

    Chính phủ cũng được trao thêm quyền mua sắm công từ một nhà cung cấp duy nhất, cũng như khả năng thay đổi thời hạn của hợp đồng, trong trường hợp bị đại dịch tác động.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Máy bay cứu trợ của Nga sẽ đến Mỹ vào thứ Tư

    Một máy bay từ Nga chở các thiết bị bảo hộ cá nhân và các vật tư khác nhằm hỗ trợ chống dịch Covid-19 dự kiến đến Mỹ vào thứ Tư, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng trả lời CNN cho hay. 

    "Chúng tôi sẽ đưa vào sử dụng ngay lập tức bất kỳ mặt hàng cần thiết nào được FDA chấp thuận. Tương tự như vậy, Mỹ cũng đang gửi thiết bị và vật tư tới nhiều quốc gia khác và sẽ tiếp tục làm nhiều hơn nữa trong khả năng của chúng tôi", vị quan chức này nói thêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy tuyên bố đạt đỉnh​ dịch Covid-19

    Số liệu được Cơ quan phòng vệ dân sự Italy công bố cuối ngày 31/3 cho thấy, nước này đã có thêm 837 nạn nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19. Tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Italy vẫn là quốc gia chịu tổn thất nhân mạng lớn nhất thế giới, với 12.428 ca tử vong và gần 106.000 ca nhiễm bệnh.

    Tuy nhiên, các dấu hiệu về việc đà lây lan của dịch chậm lại vẫn tiếp tục được ghi nhận. Tại vùng tâm dịch Lombardy, số ca nhiễm mới đã giảm ngày thứ 6 liên tiếp, với chỉ 1.047 ca trong ngày 31/03.

    Viện trưởng Viện Y học cấp cao Italy, ông Silvio Brusaferro nhận định, đại dịch Covid-19 tại Italy đã bắt đầu đạt đỉnh và nước này hy vọng tình hình sẽ khả quan hơn trong những ngày tới

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Thêm 5 ca mắc Covid-19 trong đó 1 ca bị nhiễm trong cộng đồng

    Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ sáng nay đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 212 người. Trong đó 1 ca là nhân viên Công ty Trường Sinh, 1 ca bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    Ca bệnh  208 (BN 208): Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, làm nhân viên công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.

    Ca bệnh 209 (BN209): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, hiện đang nấu ăn tại Công ty Xăng dầu Khu vực I. Từ ngày 18/3 đến ngày 24/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là BN163 tại bếp ăn công ty Xăng Dầu Khu vực I. Những người có tiếp xúc gần với BN209 bao gồm: chồng, hai con trai, mẹ đẻ và người giúp việc.

    Sau khi xác định đây là trường hợp tiếp xúc gần có yếu tố nguy cơ cao, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã chuyển bệnh nhân tới cách ly và theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh (BN210): Bệnh nhân nữ, 26 tuổi, có địa chỉ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ Thái Lan về ngày 20/3, trước đó có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là BN201. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đưa về khu cách ly của tỉnh và lấy mẫu làm xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV 2. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 211 (BN211): Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 19/3, bệnh nhân từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh Abu Dhabi và Bangkok, đến Hà Nội ngày 20/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 24, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngày 24/3, xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Ninh Bình cho kết quả dương tính SARS- COV-2. Ngày 25/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 212 (BN212): Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp kinh doanh tự do, có địa chỉ tại Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình. Bệnh nhân cùng chồng từ Nga về Việt Nam ngày 27/3 trên chuyến bay mang số hiệu SU290 (ghế 42C). Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân cùng chồng được chuyển đến khu cách ly trường Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc.

    Ngày 29/3, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, được chuyển lên cách ly theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và có kết quả dương tính với SARS-COV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump thay đổi phát biểu về dịch Covid-19

    Tổng thống Trump hôm thứ Ba thừa nhận, đại dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn cả cúm mùa.

    New York ghi nhận hơn 41.000 ca dương tính, TT Trump thay đổi phát ngôn về dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Tổng thống Trump tại cuộc họp báo hôm 31/3. Ảnh: CNN.

    Ông cũng cảnh báo về 2 tuần "đau thương" phía trước. "Sẽ là hai tuần vô cùng đau thương, rất, rất đau thương", Tổng thống Trump nói tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng. "Tôi muốn tất cả người dân Mỹ chuẩn bị sẵn sàng cho những ngày khó khăn phía trước", ông nói.

    Trước đó, ngày 9/3, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter cá nhân rằng: Năm ngoái, 37.000 người Mỹ đã chết vì bệnh cúm mùa. Cuộc sống và nền kinh tế vẫn tiếp tục. Tại thời điểm này, chỉ có 546 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19, với 22 ca tử vong.

    Hai ngày sau khi Tổng thống Trump đưa ra nhận xét đó, Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh báo rằng coronavirus gây chết người gấp 10 lần so với cúm theo mùa.

    Các thành viên của lực lượng ứng phó với dịch Covid-19 cảnh báo rằng, nhiều khả năng sẽ có hơn 100.000 người Mỹ tử vong vì Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Mỹ: Ước tính 100.000 - 240.000 người Mỹ có thể tử vong

    Đến nay, có ít nhất 184.343 trường hợp mắc Covid-19 tại Mỹ, và 3.796 người tử vong ở tất cả 50 tiểu bang, thủ đô Washington D.C và các lãnh thổ khác của Mỹ. Hiện Hawaii và Wyoming chưa ghi nhận trường hợp tử vong do Covid-19.

    Còn tại New York, có 41.771 trường hợp dương tính với Covid-19 và 1.096 trường hợp tử vong, theo thông cáo báo chí từ văn phòng thị trưởng thành phố tối thứ Ba. Có ít nhất 8.400 người nhập viện, và 1.888 người trong số đó được điều trị ở phong chăm sóc tích cực 6 giờ chiều ngày 31/3, giờ địa phương.

    Tiến sĩ Deborah Birx, thuộc lực lượng ứng phó với Covid-19 của Tổng thống Trump nói rằng ngay cả khi các hướng dẫn của liên bang được tuân thủ chính xác, ước tính khoảng 100.000 đến 240.000 người có thể tử vong.

    New York ghi nhận hơn 41.000 ca dương tính, TT Trump thay đổi phát ngôn về dịch Covid-19 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại