*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình dịch COVID-19 đang tiếp tục có diễn biến xấu trên toàn thế giới.
Trước đó, nhiều người tỏ ra thắc mắc về việc Nga gửi tặng hay bán 60 tấn vật dụng y tế gồm máy thở, khẩu trang, mặt nạ phòng độc cho Mỹ sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và người đồng cấp Vladimir Putin.
Khi được hỏi về lô hàng này trong cuộc họp báo với Nhà Trắng, ông Trump nói ông rất vui khi nhận được nó. "Tôi không lo ngại chút nào về vấn đề tuyên truyền của Nga. Ông Putin cung cấp rất nhiều vật dụng y tế cao cấp có thể cứu sống nhiều mạng người. Tôi sẽ nhận hàng mỗi ngày" - trích lời tổng thống Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga nói Washington chỉ phải trả một nửa số tiền cho lô hàng trên, phần còn lại do Nga lo liệu. Tuy nhiên, vào ngày 2-4, một quan chức Mỹ cấp cao giấu tên lại nói với hãng tin Reuters rằng toàn bộ tiền hàng đều do Mỹ chi trả.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trước đó, nhiều người tỏ ra thắc mắc về việc Nga gửi tặng hay bán 60 tấn vật dụng y tế gồm máy thở, khẩu trang, mặt nạ phòng độc cho Mỹ sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và người đồng cấp Vladimir Putin.
Khi được hỏi về lô hàng này trong cuộc họp báo với Nhà Trắng, ông Trump nói ông rất vui khi nhận được nó. "Tôi không lo ngại chút nào về vấn đề tuyên truyền của Nga. Ông Putin cung cấp rất nhiều vật dụng y tế cao cấp có thể cứu sống nhiều mạng người. Tôi sẽ nhận hàng mỗi ngày" - trích lời tổng thống Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga nói Washington chỉ phải trả một nửa số tiền cho lô hàng trên, phần còn lại do Nga lo liệu. Tuy nhiên, vào ngày 2-4, một quan chức Mỹ cấp cao giấu tên lại nói với hãng tin Reuters rằng toàn bộ tiền hàng đều do Mỹ chi trả.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sân vận động bóng đá lớn nhất nước Đức Westfalen sẽ trở thành trung tâm điều trị Covid-19 kể từ ngày mai, giờ địa phương, đội bóng Borussia Dortmund xác nhận trong một thông báo.
"Kể từ ngày mai, sự tập trung của sân Signal Iduna Park sẽ không phải là vào bóng đá, mà là vào việc điều trị các ca nghi nhiễm SARS-Cov-2 và các bệnh nhân có triệu chứng tương tự", thông báo viết.
Nhà chức trách Singapore vừa thông báo sẽ đóng cửa hầu hết các trường học và công sở khi thành phố này áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới.
Theo đó, hầu hết các văn phòng, công sở, nhà máy sẽ bị đóng cửa ngoại trừ các lĩnh vực thiết yếu và các ngành kinh tế quan trọng. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 7/4.
Bên cạnh đó, các trường học cũng sẽ bị đóng cửa khi Singapore yêu cầu cho học sinh học tại nhà, bắt đầu từ ngày 8/4. Quyết định này đã được Thủ tướng Singapore Lý HIển Long công bố trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào ngày 3/4.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay (3/4) thông báo, trong 24 giờ qua có 932 người thiệt mạng do dịch Covid-19, giảm so với con số 950 người tử vong của ngày trước đó. Đây là lần đầu tiên số ca tử vong trong ngày có chiều hướng giảm kể từ ngày 26/3.
Trong 3 ngày qua, Cộng hòa Séc ghi nhận số trường hợp mắc mới Covid-19 có dấu hiệu giảm nhẹ so với ngày 31/3. Trong 3 ngày qua, Cộng hòa Séc ghi nhận số trường hợp mắc mới Covid-19 có dấu hiệu giảm nhẹ so với mốc 307 ca nhiễm mới vào ngày 31/3. Trong khi số ca xét nghiệm mới đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 6.291 trường hợp trong 1 ngày.
Tính đến chiều nay (3/4), Cộng hòa Séc có số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày đã giảm xuống còn 269. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Séc công bố, tính đến hôm nay, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện nay xác nhận là 3.869 trường hợp.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Séc, tính đến chiều 3/4, số ca tử vong tại quốc gia này là 46, trong đó hai trường hợp tử vong mới đều trên 60 tuổi sống ở Praha và vùng Plzen. Số trường hợp bình phục đã tăng thêm 4, nâng tổng số ca khỏi bệnh lên đến 71 người.
"Từ ngày mai tăng cường kiểm tra, những trường nào không nằm trong diện được đi ra ngoài đường là phải phạt. Chế tài đi ra ngoài đường phạt có rồi, lực lượng chức năng kiểm tra và phải phạt những người không thuộc diện đi ra ngoài đường.
Tôi yêu cầu tất cả các công viên trên địa bàn phải đóng cửa, khu vui chơi giải trí phải đóng cửa. Tất cả mọi người không đi vào công viên và nên ở nhà.
Nếu như qua được 15 ngày này thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu đi ra ngoài thì như đã phân tích, chỉ cần 10% dân số không thực hiện thì sẽ đổ bể chỉ thị cách ly xã hội. Hiện nay tất cả người dân phải ở trong nhà nếu không có việc cần thiết", ông Chung nói.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến trưa 3/4, Nga đã ghi nhận thêm 601 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nâng tổng số người nhiễm virus này lên thành 4.149 người.
Đa số tất cả các trường hợp nhiễm virus mới được ghi nhận là ở Moskva (448 người), nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 ở thủ đô Nga lên 2.923 người. Trong khi đó, các khu vực ghi nhận người nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên là Cộng hòa Ingushetia và Khu tự trị Yevrei.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh minh họa
Ông Jerome Salomon, người đứng đầu cơ quan y tế Pháp, cho biết đại dịch Covid-19 cướp đi sinh mạng của 4.503 bệnh nhân tại các bệnh viện, tăng 12% so với mức 4.032 ca một ngày trước. Trong khi đó, số ca chết vì Covid-19 tại các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc khác ít nhất 884 trường hợp.
Tổng số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận ở Pháp lên đến 59.105.
Số ca tử vong hôm 2-4 tại Pháp được ghi nhận là 5.387, tăng mạnh từ mức 1.355 ca hôm 1-4 dù dữ liệu của cơ quan y tế vẫn chưa bao gồm tất cả 7.400 viện dưỡng lão trên toàn nước Pháp.
Hơn 2/3 trong số tất cả các trường hợp tử vong tại viện dưỡng lão được ghi nhận tại khu vực Grand Est, giáp biên giới với Đức.
Hơn 1 triệu người đang sống trong các viện dưỡng lão tại Pháp. Hiện vẫn chưa rõ khi nào dịch bệnh sẽ đạt đỉnh ở Pháp và các bệnh viện ở Paris vẫn đang nỗ lực tăng cường giường bệnh chăm sóc đặc biệt.
Các viện dưỡng lão tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Âu như Đức, Pháp, Ý, Bỉ và Tây Ban Nha đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Gần 800.000 người đang sống trong các viện dưỡng lão ở Đức và hầu hết trong số họ đều có các vấn đề sức khỏe khác nhau. Mặc dù các biện pháp ngăn chặn dịch được thực hiện nhưng sự gia tăng số ca nhiễm trong viện dưỡng lão là không thể kiềm chế.
Tại Tây Ban Nha, khoảng 600 người, gồm 100 người ở thủ đô Madrid, đã chết trong viện dưỡng lão kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Các nhà dưỡng lão tại Ý cũng đang đối mặt áp lực không nhỏ khi những người làm việc trong các viện dưỡng lão ở Ý đã tự cách ly và không có nhân viên chăm sóc cho người cao tuổi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vụ việc đã xảy ra hôm 1/4 vừa qua ở bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, khi quốc gia tỉ dân này đang thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn dịch COVID-19.
Theo lời một sĩ quan cảnh sát, nhóm người này đã tấn công các nhân viên y tế công tác ở tuyến đầu chống dịch COVID-19 do lo ngại các nhân viên y tế có thể mang virus và lây nhiễm trong cộng đồng.
4 kẻ tham gia vụ tấn công đã bị bắt giữ, và cảnh sát địa phương đang tiến hành truy tìm những kẻ còn lại thông qua các đoạn video được trích xuất từ camera an ninh.
Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức số ra ngày 1/4 đã có bài viết đáng chú ý về chiến lược chống virus SARS-CoV-2 hiệu quả của Việt Nam, đồng thời đặt câu hỏi mở về việc nên chăng các nước phương Tây có thể học hỏi từ công thức chống dịch của Việt Nam.
Tác giả bài viết nhắc lại bài hát đã trở thành hit trên Internet "Ghen Cô Vy", kêu gọi mọi người rửa tay thường xuyên ở gian đoạn đầu của dịch bệnh. Tuy nhiên, thời điểm đó Việt Nam lại ít nhận được sự chú ý khi đã sớm có những biện pháp quản lý dịch bệnh tương đối tốt.Ngay phần mở đầu bài báo viết "không giống như một số nước công nghiệp giàu có, đến nay Việt Nam đã có thể kiềm chế được dịch COVID-19".
Trong khi một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) được ca ngợi trong phòng chống dịch thì những phản ứng của Chính phủ Việt Nam trong công tác chống dịch lúc đó hầu như không được đánh giá đúng mức, dù đất nước này phải đối mặt với nhiều trở ngại như ngân sách ít hơn, mật độ dân số cao và hệ thống y tế còn những hạn chế.
Bài báo cho biết ngay ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, Việt Nam đã thực hiện đóng cửa các trường học, siết chặt biện pháp kiểm soát biên biên giới với Trung Quốc, cách ly những người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 và tìm kiếm những người đã tiếp xúc trực tiếp (F1) với người bệnh cho đến những người tiếp xúc với F1 (F2) và những người tiếp xúc với F2 (F3)...
Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên, sau Trung Quốc, cách ly toàn bộ một cộng đồng khoảng 10.000 người do có nhiều trường hợp nhiễm bệnh ở đây.
Về những biện pháp phòng ngừa này của Việt Nam, ông Poll Pollack, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Harvard (Mỹ), cho rằng những ký ức về sự bùng nổ dịch hội chứng viêm đường hô hấp cấp SARS vẫn còn rất mới ở Việt Nam và đó là lý do Việt Nam ngay từ đầu đã rất quan tâm tới diễn biến dịch ở Trung Quốc.
Nhờ những biện pháp kịp thời, Việt Nam ban đầu chỉ ghi nhận 16 trường hợp nhiễm bệnh và ngày 25/2, Việt Nam đã tuyên bố tất cả các bệnh nhân đều đã được chữa khỏi và không có thêm trường hợp nhiễm mới trong khoảng 3 tuần.
Trong khi đó, chuyên gia Poll Pollack cho biết cuộc sống ở Hà Nội vẫn diễn ra bình thường ngoài một số hạn chế về tiếp xúc, mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang, giữa khoảng cách với nhau; các nhà hàng, quán bar... mới chỉ đóng cửa gần đây, trong khi các siêu thị và hiệu thuốc vẫn mở cửa bình thường.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một nửa dân cư ở Jemeri, bang Pahang chặn cổng vào ngôi làng họ đang sống bằng khúc gỗ, sau đó trốn vào những khu rừng lân cận vì sợ virus SARS-CoV-2 lây lan ở Malaysia.
"Chúng tôi sẽ quay trở lại rừng, tự cách ly và tìm thức ăn cho mình" – một dân làng gốc Orang Asli ở Jemeri nói với Reuters qua điện thoại hôm 3-4.
Hồi tuần trước, bệnh nhân Covid-19 đến từ cộng đồng Orang Asli đầu tiên bị phát hiện mắc Covid-19. Đây là cộng đồng bản địa nghèo và dễ bị tổn thương nhất ở Malaysia . Quốc gia này đang ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất tại Đông Nam Á.
Trường hợp mắc bệnh đầu tiên của cộng đồng Orang Asli là một cậu bé 3 tuổi, sống bên ngoài địa điểm du lịch nổi tiếng cao nguyên Cameron. Ngôi làng nơi cậu bé trú ngụ lập tức bị phong tỏa cùng với một khu vực khác nghi bị ảnh hưởng. Tổng Giám đốc Sở Phát triển Orang Asli, Juli Edo, cho biết không rõ cậu bé bị mắc bệnh như thế nào.
Cộng đồng Orang Asli hiện có dân số khoảng 200.000 người. Khi chính quyền Malaysia thi hành các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào tháng này, cộng đồng Orang Asli chia sẻ họ đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều cư dân vất vả tìm kiếm thực phẩm sau khi khoản thu nhập ít ỏi từ bán rau củ, trái cây và cao su bị sụt giảm. Một số người khác sợ đi vào thị trấn mua thực phẩm vì lo ngại bị nhiễm virus chết người.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson cam kết sẽ tăng mạnh số trường hợp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh Anh đã hai ngày liên tiếp ghi nhận hơn 500 ca tử vong mỗi ngày. Theo ông Johnson, xét nghiệm là cách ứng phó hiệu quả trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Chính phủ Anh đang chịu áp lực triển khai xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng, đặc biệt là đối với những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Thủ tướng Johnson đang tự cách ly tại dinh thự ở phố Downing, sau khi ngày 27/3 vừa qua thông báo ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này. Người phát ngôn của Thủ tướng cho biết Thủ tướng Johnson có triệu chứng nhiễm nhẹ và ông sẽ tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo y tế và khoa học.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết đến nay đã có 5.000 trong tổng số 500.000 nhân viên của Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) của nước này được xét nghiệm, đồng thời đặt mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm/ngày trong những tuần tới. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân như Amazon và Boots để đẩy nhanh việc sản xuất dụng cụ xét nghiệm.
Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Theo thống kê của hãng thông tấn AFP (Pháp), trên 3,9 tỷ người, tương đương 50% dân số toàn thế giới, đang thực hiện yêu cầu "ở nhà" nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các biện pháp - trong đó có bắt buộc hoặc khuyến cáo ở nhà, lệnh giới nghiêm hoặc cách ly - đã được triển khai tại trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lệnh giới nghiêm tại Thái Lan có hiệu lực từ ngày 3/4 đã nâng số người trên toàn cầu phải ở nhà vượt qua mốc 50% trong tổng số 7,8 tỷ dân.
Khoảng 2,78 tỷ người tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện bắt buộc phải ở nhà.
Tại châu Âu, nhiều người dân một số quốc gia như Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha cũng phải tuân thủ các biện pháp hạn chế ra ngoài.
Các quy định tương tự cũng được đặt ra đối với người dân Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka trong số nhiều quốc gia châu Á khác.
Nhiều bang tại Mỹ đang triển khai một số biện pháp phong tỏa. Và ngay cả người dân tại New Zealand - đất nước tương đối tách biệt - cũng không tránh khỏi việc phải ở nhà.
Dù dịch bệnh COVID-19 lan tới châu Phi muộn hơn so với các châu lục khác, nhưng những quốc gia tại "Lục địa Đen" như Maroc và Nam Phi cũng đã bắt đầu phải hành động quyết liệt. Trong ngày 2/4, Eritrea đã trở thành quốc gia mới nhất trong danh sách các nước yêu cầu người dân ở nhà trong vòng 21 ngày.
Tại hầu hết các nước, người dân vẫn có thể rời nhà để mua sắm các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thuốc men, hoặc đi làm, cho dù được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể.
Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau https://baotintuc.vn/the-gioi/...
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ 5 (2/4) vừa qua đã bác bỏ những ý kiến cho rằng số khẩu trang xuất khẩu của nước này "kém chất lượng", theo Business Insider.
Cụ thể, trong một bài đăng trên Twitter ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đính chính lại thông tin số khẩu trang xuất sang Hà Lan là hàng kém chất lượng, và khẳng định rằng phía nhà sản xuất đã ghi chú rõ ràng trong phần thông tin sản phẩm rằng loại khẩu trang này "không dành cho mục đích phẫu thuật".
"Khẩu trang được phân chia thành nhiều chủng loại khác nhau tùy vào mức độ bảo vệ và mục đích sử dụng - có loại được sử dụng hàng ngày và có loại chuyên dùng cho y tế", Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết. "Làm ơn hãy đọc kỹ lại hướng dẫn sử dụng để đảm bảo rằng các vị đã đặt đúng hàng, trả đúng tiền và phân phối đúng loại sản phẩm. Đừng phân phối mặt nạ không chuyên dụng cho các bác sĩ phẫu thuật".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính quyền Hà Lan quyết định thu hồi 600.000 trong số 1,3 triệu chiếc khẩu trang N-95 do Trung Quốc sản xuất, vì cho rằng số khẩu trang này kém chất lượng và không đạt các tiêu chuẩn về an toàn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
“Không có chuyện các Đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Đại sứ quán Anh cảnh báo công dân rời ngay khỏi Việt Nam”.
Đó là khẳng định của đại diện Đại sứ quán Anh tại Việt Nam khi trả lời phóng viên VOV sáng 3/4. Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có Đại sứ quán Anh cảnh báo và kêu gọi công dân rời ngay khỏi Việt Nam.
Trước thông tin này, sáng nay đại diện Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã xác nhận qua điện thoại: Thông tin nêu trên là thất thiệt. "Không có chuyện Đại sứ quán Anh cảnh báo công dân Anh rời ngay khỏi Việt Nam".
Đại sứ quán Anh chỉ thực hiện công tác bảo hộ công dân bình thường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam và thế giới. Trong ngày hôm nay (3/4), Đại sứ quán Anh tại Việt Nam dự kiến sẽ có thông báo chính thức bác bỏ thông tin sai lệch này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 3/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Bội đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, cho biết vừa ra quyết định xử phạt 6 người vì hành vi nhập cảnh trái phép.
Theo đó, nhóm người bị phạt gồm Nguyễn Văn Cứ (SN 1964), Trần Văn Toàn (SN 1987), Nguyễn Văn Vinh (SN 1976, cùng trú tỉnh Nghệ An), Nguyễn Văn Ngọc (SN 1995), Nguyễn Văn Sự (SN 1987), Lê Quốc Đạt (SN 1978, cùng ngụ tỉnh Thanh Hóa).
Theo thông tin ban đầu, ngày 2/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nhận được nguồn tin từ trinh sát có nhóm người vượt biên trái phép từ Lào sang Việt Nam. Lực lượng Biên phòng sau đó phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Hướng Hoá tổ chức kiểm soát trên Quốc lộ 9 để kiểm tra. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện ôtô BKS 74C-021.40 lưu thông trên Quốc lộ 9 theo hướng Lao Bảo về TP Đông Hà.
Kiểm tra trên xe, lực lượng chức năng phát hiện 6 người đàn ông lạ mặt trên xe. Những người này khai nhận làm công nhân tại Lào và vừa trở về Việt Nam bằng cách vượt biên qua đường tiểu ngạch.
"Họ khai nhận khi về Việt Nam không muốn cách ly phòng dịch Covid-19 nên vượt biên trái phép", Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết.
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cho biết đã đưa nhóm người này đi cách ly tập trung theo quy định.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thông cáo của Bộ Công an Trung Quốc, người đàn ông tên Guo, 29 tuổi, đã nói dối về việc từng đi đến miền Bắc Italy từ ngày 1/3 đến ngày 7/3 - nơi dịch COVID-19 bùng phát rất mạnh.
Vào ngào 7/3, sau khi trở về nước, người này đã đi tàu về quê ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, sau đó còn đi làm bằng tàu điện ngầm trong 2 ngày mùng 8,9/3.
Cảnh sát địa phương đã nhanh chóng phát hiện ra lịch sử đi lại của Guo. Vào ngày 11/3, Guo đã bị kết án 18 tháng tù vì hành vi cản trở công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Guo đã có kết quả dương tính với virus corona và hơn 40 người tiếp xúc gần với anh ta đã phải cách ly.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Đức đã tăng lên 1.017 - tăng 145 trường hợp trong vòng 24h qua - theo số liệu vừa được Viện Robert Koch của nước này công bố trong ngày hôm nay (3/4).
Tính đến thời điểm hiện tại, Đức đã ghi nhận tổng cộng 79.696 ca nhiễm COVID-19, tăng 6.174 trường hợp so với ngày 2/4.
Một tháng là khoảng thời gian không nhiều nhưng có thể tạo ra những sự khác biệt khiến nhiều người ngạc nhiên. Đầu tháng 3, Singapore chỉ có hơn 100 ca mắc Covid-19 trong khi các quốc gia trên thế giới nhìn về nước này như một hình mẫu kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Việc theo dõi tiếp xúc quyết liệt, các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, những quy định hạn chế đi lại kịp thời mà Singapore thực hiện đã nhận được nhiều khen ngợi. Đó còn chưa kể tới việc quốc gia Đông Nam Á này dẫn đầu thế giới về tỷ lệ xét nghiệm khi tính tới ngày 25/3, cứ 1 triệu người thì có 6.800 xét nghiệm được tiến hành ở Singapore, cao hơn cả Hàn Quốc với tỷ lệ 6.500 xét nghiệm/1 triệu người.
Trên thực tế, không ít quốc gia nhìn về Singapore với sự ngưỡng mộ khi quốc gia này có thể duy trì tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức rất thấp, trong khi các trường học, trung tâm thương mại vẫn mở cửa và cuộc sống thường ngày của người dân không có nhiều xáo trộn.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, tính tới ngày 1/4, Singapore cán mốc 1.000 ca mắc Covid-19 và và bức tranh dịch bệnh đã không còn lạc quan như trước.
Trong suốt tháng 2, số ca mắc Covid-19 mới trong ngày ở Singapore chỉ ở mức 1 chữ số. Nhưng chỉ riêng trong ngày 1/4, nước này đã ghi nhận thêm 74 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khi ngày 2/4 ghi nhận 49 ca mắc mới và trường hợp tử vong thứ 4 vì chủng virus này.
Câu hỏi đặt ra là điều gì đã xảy ra với Singapore? Vì sao chỉ trong 1 tháng mà bức tranh dịch bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lại biến động như vậy?
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) có thể được kiểm soát vào cuối tháng 4, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát vào mùa xuân tới, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) dẫn lời chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về bệnh đường hô hấp.
Cụ thể, Viện sĩ Chung Nam Sơn, tổ trưởng tổ chuyên gia cố vấn chính phủ về kiểm soát dịch COVID-19, đã chia sẻ trong cuộc phóng vấn với đài truyền hình Thâm Quyến được phát sóng hôm 2/4 vừa qua:
"Chứng kiến mọi quốc gia đang áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt và hiệu quả như hiện nay, tôi tin rằng đại dịch có thể được kiểm soát. Theo ước tính của tôi, dịch bệnh sẽ được kiểm soát vào khoảng cuối tháng 4.
Hết tháng 4 thì không ai có thể đưa ra dự đoán chắc chắn rằng liệu dịch bệnh có thể tái bùng phát vào mùa xuân tới hay không, hay nó sẽ biến mất khi thời tiết ấm lên... mặc dù một điều khá chắc chắn là hoạt động của virus sẽ yếu đi khi nhiệt độ của môi trường tăng cao".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục lan rộng ở châu Á, thì một số công ty địa phương có thể "mang" đến một chút hy vọng cho phần còn lại của thế giới về sự thích nghi và khả năng chống đỡ thảm hoạ không phải là điều không thể, khi họ có kế hoạch dự phòng và bảng cân đối phù hợp.
Khi các hoạt động kinh tế của Trung Quốc tạm thời đóng cửa vào dịp Tết Nguyên đán – ngày 20/1, thì Liu Haili đã tập hợp đội quản lý công ty sản xuất máy bay không người lái của mình - Hydrogen Craft Corporation. Ở thời điểm đó, dù sự bùng phát của một loại virus chưa được biết đến hầu như chưa lan ra toàn thế giới, nhưng ông Liu có linh cảm rằng nó sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng, đe doạ đến sự sống còn của công ty. Hydrogen Craft là công ty bán các loại máy bay không người lái, phục vụ theo dõi các hoạt động đánh bắt cá, đường ống khí đốt, các hành vi gây ô nhiễm bất hợp pháp.
Hydrogen Craft Corporation đã thực hiện theo hướng đó. Trong vòng 2 tuần, ông Liu và các giám đốc điều hành đã thuyết phục chính quyền thị xã Bình Độ (tỉnh Sơn Đông) thông báo về yêu cầu cách ly bằng cách sử dụng loa gắn trên máy bay không người lái do công ty sản xuất.
Hydrogen Craft đã cân nhắc việc sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc khử trùng. Nhưng họ nhanh chóng thay đổi quyết định rằng sẽ đẩy mạnh việc sử dụng các xe đẩy có ánh sáng tia cực tím C, bởi cách này sẽ hiệu quả hơn trong việc làm sạch sân bay và các ga tàu. Ông Liu chia sẻ: "Xe đẩy không phải là sản phẩm cốt lõi, nhưng đó là ‘phao cứu sinh’ của chúng tôi". Ông kỳ vọng sáng kiến này có thể giúp tạo ra khoảng 8 triệu CNY (1,1 triệu USD), đủ để giúp công ty duy trì hoạt động.
Người dân của Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và tâm dịch Covid-19 chỉ nên ra ngoài khi thực sự cần thiết vì thành phố bắt đầu mở cửa trở lại sau hai tháng phong tỏa, giới chức địa phương cảnh báo.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Năm 2/4, ông Vương Trung Lâm, Bí thư thành ủy Vũ Hán cho biết người dân Vũ Hán nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi cuộc sống dần trở lại bình thường.
Ông cũng nói rằng, người dân phải nghiêm túc thực đeo khẩu trang khi ra ngoài và kiểm tra thân nhiệt khi về nhà.
Tổng thống Donald Trump nói ông đã xét nghiệm Covid-19 lần thứ 2 vào ngày 2-4 bằng bộ xét nghiệm nhanh trong vòng 15 phút và nhận kết quả âm tính.
"Tôi nghĩ tôi dùng nó vì tò mò xem nó hoạt động nhanh thế nào" - ông Trump nói. Trong một bức thư do Nhà Trắng công bố, bác sĩ của ông Trump, ông Sean Conley, nói tổng thống đã dùng bộ xét nghiệm mới cho kết quả trong vòng 15 phút. "Ông ấy hoàn toàn khỏe mạnh và không có triệu chứng" - bác sĩ Conley nói.
Hồi tháng 2, tổng thống Mỹ cũng có kết quả âm tính sau khi tiếp xúc với một quan chức Brazil dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong buổi họp báo thường ngày của Nhà Trắng, ông Trump thông báo kế hoạch cho quân đội và nhân viên liên bang điều hành một bệnh viện dã chiến dựng tại trung tâm hội nghị Javits Centre tại TP New York để hỗ trợ thành phố này đương đầu với làn sóng bệnh nhân.
Bài viết được tham khảo từ nld.com.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://nld.com.vn/thoi-su-quo...
Số liệu chính thức cho thấy phân nửa số thực phẩm được tiêu thụ ở Anh là được nhập từ nước ngoài, với 30% đến từ Liên minh châu Âu (EU). Một số thực phẩm cơ bản như bột làm bánh mì, hoặc sườn cừu, có thể đã đến từ nửa kia thế giới.
Từ trước đến nay, quan điểm phổ biến trong lĩnh vực hậu cần (logistics) là "loại bỏ chi phí lưu kho", do đó không có nhiều dự trữ thực phẩm ở Anh.
Vì vậy, giữ cho hoạt động hậu cần được liên tục là điều cần thiết để có được thức ăn trên bàn và giữ cho nền kinh tế của đất nước hoạt động. Tuy nhiên, cần có kế hoạch gì để thực hiện được điều đó khi ngày càng nhiều người bị bệnh hoặc bị cách ly bởi virus?
Đầu tiên, Hiệp hội vận tải hàng hóa nỗ lực để đảm bảo rằng trước tình trạng thiếu thợ máy, xe tải vẫn được bảo dưỡng theo yêu cầu.
Ngoài ra còn có những thứ "thừa" ra mà bây giờ được sử dụng miễn phí. Ví dụ, việc đóng cửa các nhà máy ô tô trên toàn quốc có nghĩa là đội xe tải cung cấp của họ sẽ không còn cần đến trong suốt thời gian này. Tương tự là các nhà cung cấp cho tất cả nhà hàng, quán bar và quán cà phê vì các nơi này đã bị ngừng hoạt động.
Do đã có sẵn cơ sở vật chất và thiết bị để giao thực phẩm cho siêu thị như xe tải đông lạnh, hệ thống xử lý thực phẩm, nhà kho, nên các nhà cung cấp này có thể nhanh chóng chuyển đổi mục đích để giao hàng cho các cửa hàng, hoặc thậm chí bổ sung vào đội ngũ giao thực phẩm trực tuyến.
Trước câu hỏi về vấn đề sử dụng khẩu trang, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng có những chiếc khăn dùng để che mặt có thể đạt hiệu quả hơn so với khẩu trang: Trong nhiều trường hợp, khăn quàng cổ tốt hơn vì nó dày hơn. Ý tôi là bạn có thể - tùy thuộc vào chất liệu, bởi nó dày hơn".
Tuy nhiên, ông vẫn khuyên người Mỹ nên đeo khẩu trang bảo vệ nếu họ muốn.
Tổng thống Trump cho biết, các hướng dẫn mới về sử dụng khẩu trang sẽ sớm được ban hành.
Mặc dù khăn quàng có thể có tác dụng bảo vệ nhưng theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ CDC, khăn quàng chỉ là biện pháp cuối cùng nếu người dân không có khẩu trang - và kêu gọi người dân thận trọng nếu họ sử dụng khăn quàng và phụ kiện khác, vì khả năng bảo vệ sức khỏe của chúng chưa được xác nhận.
CDC cho biết nếu không có khẩu trang y tế, người dân có thể sử dụng khẩu trang tự chế (ví dụ: khăn bandana, khăn quàng cổ) để chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 - đây là biện pháp cuối cùng và yêu cầu cần thận trọng khi sử dụng những khẩu trang tự chế này.
Nước Mỹ - ổ dịch lớn nhất toàn cầu - hiện có 236.221 người nhiễm Covid-19, theo thống kê của Worldometers đến 0h ngày 4/3 (giờ Việt Nam). Trong đó, ít nhất 5.780 bệnh nhân đã thiệt mạng, đứng thứ ba thế giới chỉ sau Italy và Tây Ban Nha.
Cách đây 5 tuần, khi Mỹ chỉ có hơn 60 trường hợp nhiễm Covid-19, Tổng thống Trump đã tuyên bố: "Nó chỉ giống như cúm mùa". Nhưng tới ngày 31/3, trong một buổi họp báo với không khí ảm đạm hơn hẳn, khi số nạn nhân tử vong của Covid-19 đã vượt qua sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, ông Trump thừa nhận: "Nó không phải cảm cúm, nó thật tàn ác".
Theo tờ New York Times, Nhà Trắng đã nhận được dự báo từ các nhà khoa học hàng đầu rằng khoảng 100.000 đến 240.000 người Mỹ có thể mất mạng trong đại dịch này. Con số này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi cả nước đã tuân thủ việc hạn chế tiếp xúc xã hội, bất chấp lệnh cách ly sẽ bóp nghẹt nền kinh tế và đẩy hàng triệu người xuống mức nghèo đói. Còn nếu không thực hiện, hậu quả sẽ còn thảm khốc hơn.
Tôi muốn mỗi người Mỹ hãy chuẩn bị cho những ngày khó khăn ở phía trước. Chúng ta sắp bước vào hai tuần gian khổ. Chúng ta sẽ sớm nhìn thấy một chút ánh sáng ở phía cuối đường hầm. Tuy nhiên trước hết phải trải qua hai tuần lễ đau đớn - vô cùng, vô cùng đau đớn.
Nhà xác tạm thời được dựng nên bên ngoài bệnh viện ở Manhattan, New York. Ảnh: Reuters
Cũng như các y bác sĩ ở Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha... nhân viên y tế Mỹ cũng chống chọi với áp lực tâm lý nặng nề, tiếp nhận lượng bệnh nhân quá đông và chứng kiến sức khỏe của họ suy yếu nhanh chóng, nhiều người đã qua đời trong cô độc. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 2/4 công bố một gói các cứu trợ tài chính khổng lồ nhằm cứu các nước thành viên khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và trước đó có bài viết trên báo Italy xin lỗi vì đã thiếu sự tương trợ với nước này.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: AP
Phát biểu trong buổi họp báo tại Brussels chiều 2/4, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen tuyên bố, Uỷ ban châu Âu nhận thức được sự chờ đợi từ các nước thành viên về một kế hoạch có tầm cỡ lịch sử như kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và cho rằng, ngân sách châu Âu chính là một "kế hoạch Marshall" mới.
"Cho đến hiện tại, Liên minh châu Âu, bao gồm các Cơ quan của châu Âu và các quốc gia thành viên, đã huy động được 2.770 tỷ euro. Đây là câu trả lời lớn nhất từ trước đến nay cho một cuộc khủng hoảng châu Âu. Nhiều người đang kêu gọi về một điều gì đó giống như "kế hoạch Marshall" và tôi nghĩ ngân sách châu Âu chính là kế hoạch Marshall mà tất cả chúng ta cùng lập nên cho người dân châu Âu", bà Leyen nói.
Đại dịch COVID-19 buộc nhiều nước trên thế giới phải áp dụng những biện pháp chưa từng có để hạn chế sự di chuyển của công dân. Lệnh phong tỏa, cách ly xã hội giúp hạn chế sự lây lan của coronavirus mới.
Tuy nhiên, các nạn nhân bạo lực gia đình bỗng dưng bị mắc kẹt trong nhà với bạn đời cáu gắt, nóng nảy, hơi tí là thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Một số nạn nhân không thể gọi cảnh sát, một số khác thì sợ đến nỗi không dám tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Để giúp các nạn nhân, Tây Ban Nha, Pháp mới đây áp dụng sáng kiến sử dụng các hiệu thuốc làm nơi tiếp nhận trình báo về bạo lực gia đình. Nếu nạn nhân không thể nói thoải mái ở hiệu thuốc, họ chỉ cần nói mật mã "khẩu trang 19" với dược sĩ ở sau quầy.
Pháp đưa nạn nhân bạo lực gia đình vào khách sạn lánh nạn trong bối cảnh số vụ gia tăng trong giai đoạn phong tỏa vì dịch COVID-19. Ảnh: Getty.
Người phụ nữ ở thành phố Nancy là người đầu tiên tìm kiếm sự trợ giúp kể từ khi chính phủ áp dụng sáng kiến hồi tuần trước, người phát ngôn của Bộ trưởng Bình đẳng Pháp Marlene Schiappa nói với CNN ngày 2/4.
Chủ nhật, một phụ nữ bước vào một hiệu thuốc ở thành phố Nancy của Pháp, nhưng không mua thuốc chữa bệnh; cô chỉ nói “khẩu trang 19”. Một lát sau, bạn trai của cô bị cảnh sát bắt.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã tung ra một loạt biện pháp để giải cứu nền kinh tế Mỹ khỏi những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19, từ thông báo hạ lãi suất khẩn cấp hôm 3/3, bơm thanh khoản vào thị trường cho đến hạ lãi suất xuống gần 0 và triển khai mua trái phiếu không giới hạn.
Vẫn được coi là định chế tài chính hùng mạnh nhất trên trái đất này, Fed hiện đã có bảng cân đối kế toán quy mô hơn 5.300 tỷ USD - tương đương GDP 1 quý trước khi khủng hoảng. Con số này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, mặc dù một phần sẽ được phân bổ vào các tài khoản phục vụ mục đích đặc biệt (SPV) nằm ngoài bảng cân đối kế toán, thay vì mua trực tiếp bởi Fed.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 2/4 đã thông qua các bước đi đầu tiên trong kế hoạch tài trợ khẩn cấp 160 tỷ USD trong vòng 15 tháng để giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
WB đã phê chuẩn đợt tài trợ đầu tiên với 1,9 tỷ USD cho 25 quốc gia và các nỗ lực tài trợ cho 40 quốc gia khác đang được tiến hành nhanh chóng. Theo Chủ tịch WB, David Malpass, mục tiêu của thiết chế này trong cuộc khủng hoảng hiện nay là hành động nhanh chóng một cách rộng khắp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ông Malpass cho rằng các nước nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất có thể chịu tác động mạnh nhất, đồng thời cho biết các nhóm làm việc của WB trên khắp thế giới vẫn tập trung vào các giải pháp ở cấp quốc gia và khu vực để ứng phó với cuộc khủng hoảng.
Người đi bộ đeo khẩu trang ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Triều Tiên chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào nhờ nhanh chóng đóng cửa biên giới sau khi virus [SARS-CoV-2] được phát hiện ở nước láng giềng Trung Quốc cũng như áp dụng các biện pháp phòng chống chặt chẽ.
Ông Pak Myong Su, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Triều Tiên nhấn mạnh rằng những nỗ lực này đã hoàn toàn thành công.
Ông Pak Myong Su trả lời phỏng vấn tại văn phòng làm việc. Ảnh: AP
"Không một người nào bị nhiễm Covid-19 ở nước tôi cho đến nay", ông Pak nói. "Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp khoa học và tiên quyết như kiểm tra, cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh và khử trùng triệt để tất cả hàng hóa, cũng như đóng cửa biên giới, đường biển và đường hàng không.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, đến ngày 3/4 chỉ còn khoảng 500 người được cách ly y tế và nước này sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp chống dịch.
Mỹ đã trả tiền toàn bộ gói thiết bị y tế do Moscow hỗ trợ chống lại sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, một quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Trump cho biết hôm thứ Năm 2/4, theo Reuters.
Hãng tin này cho biết, không rõ liệu Nga đã tặng hay bán cho Mỹ lô hàng hóa 60 tấn bao gồm máy thở, khẩu trang, mặt nạ phòng độc và các mặt hàng khác sau cuộc điện đàm mới đây giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin.
Trước đó, khi được hỏi về lô hàng tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết ông rất vui khi nhận được chúng.
"Tôi không quan tâm đến truyền thông Nga, thậm chí không một chút nào. Ông ấy [Tổng thống Putin] đã đề nghị viện trợ rất nhiều thiết bị y tế, vật tư chất lượng cao và tôi đã đồng ý. Và điều đó có thể cứu sống rất nhiều mạng người. Tôi sẽ nhận chúng mỗi ngày", ông nói.
Một máy bay vận tải Nga mang theo thiết bị y tế hạ cánh tại Sân bay quốc tế JFK ngày 1/4. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow đã trả một nửa chi phí và nửa còn lại do Washington trả nhưng một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên khẳng định, Mỹ đã trả toàn bộ số tiền.
"Mỹ đang mua toàn bộ các vật tư và thiết bị y tế, cũng như các lô hàng từ các quốc gia khác. Chúng tôi đánh giá cao việc Nga bán các mặt hàng này thấp hơn giá thị trường cho chúng tôi", ông không tiết lộ chi phí cụ thể.
Hôm 1/4, máy bay Nga đã hạ cánh ở sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York.
Hiện nay, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới - 243.453 và 5.926 ca tử vong.
Vào ngày 3/4, Nhật Bản thông báo cấm du khách gần đây đã đến thăm bất kỳ quốc gia/khu vực nào trong số hơn 70 quốc gia/khu vực - bao gồm Mỹ, Anh và Trung Quốc - trong 14 ngày qua được nhập cảnh vào quốc gia này.
Lệnh cấm lập tức có hiệu lực trong cùng ngày, ngay cả đối với những người có chuyến bay khởi hành trước ngày 3/4, một động thái nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covi-19 tại xứ sở mặt trời mọc.
Hiện tại, Nhật Bản chưa công bố thời gian chấm dứt lệnh cấm trên.
Tăng đột biến các ca Covid-19: Sau khi gia tăng các ca nhiễm ở Tokyo và các thành phố khác, Nhật Bản đang nỗ lực để ngăn chặn sự bùng phát trong bối cảnh áp lực yêu cầu Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngày càng tăng.
Các biện pháp khẩn cấp: Một tuyên bố về tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép các thống đốc tỉnh gửi một thông điệp mạnh mẽ hơn khi kêu gọi người dân ở nhà, nhưng các biện pháp sẽ không ràng buộc về mặt pháp lý.
Hiện tại, Bệnh Đa khoa tỉnh Bình Thuận đang điều trị cho 9 bệnh nhân mắc Covid-19. Theo TS. Đặng Thức Anh Vũ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, 7/9 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2. Những bệnh nhân này có thể sẽ được công bố khỏi bệnh trong hôm nay (3/4).
Tuy nhiên trong số này có một phụ nữ có con cũng mắc bệnh nhưng chưa được điều trị khỏi, nên xin ở lại cùng con cho đến khi con khỏi bệnh. Như vậy, theo dự kiến, 6 bệnh nhân của Bình Thuận sẽ được chuyển đến cơ sở cách ly để tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tới.
Tính đến ngày 2-4, Pháp ghi nhận tổng cộng 59.105 ca nhiễm và 5.387 ca tử vong, tăng thêm 7.947 và 1.355 ca sau 24 giờ. Paris là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo News Week, cảnh sát Pháp đang biến sảnh của chợ Rungis, nằm ngoài Paris, thành nhà xác dã chiến để chứa thi thể của các bệnh nhân nhiễm Covid-19, do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, giữa lúc các nhà tang lễ quá tải.
Đây không phải là lần đầu tiên Rungis bị biến thành một nhà xác tạm thời. Vào năm 2003, hàng trăm thi thể của các nạn nhân thiệt mạng vì nắng nóng đã được chuyển đến đây để bảo quản trong các xe đông lạnh cũng như quầy bán rau củ lạnh.
Lầu Năm Góc đã cách chức thuyền trưởng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vì đã đã xử lý không đúng trong cách ứng phó với dịch Covid-19 bùng phát trên tàu.
Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly cho biết Thuyền trưởng Brett Crozier đã sai khi để lá thư dài 4 trang đầy cảm xúc, mô tả mối đe dọa bùng phát đối với gần 5.000 thủy thủ, rò rỉ ra truyền thông.
Theo Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ, đến nay, có 114 trường hợp nhiễm virus corona trong số các thủ trên tàu, không có trường hợp nào nghiêm trọng. Ông Thomas Modly cho rằng Thuyền trưởng Brett Crozier đã cường điệu hóa mức độ nghiêm trọng của vấn đề khi nói rằng "các thủy thủ sẽ chết nếu không sớm hành động".
Ông Thomas Modly cũng cho hay, Thuyền trưởng Crozier đã đưa ra sự phán xét không đúng mực khi viết bức thư như vậy giữa lúc khủng hoảng. Bức thư trình bày sai sự thật về những gì đang xảy ra trên tàu và tạo ra sự hoảng loạn không đáng có.
"Thuyền trưởng Crozier đã làm những gì anh ta nghĩ là đảm bảo cho sự an toàn và hạnh phúc của thủy thủ đoàn. Thật không may, điều đó là ngược lại", Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Singapore ghi nhận 49 ca nhiễm mới vào ngày hôm nay, trong đó chỉ có 8 ca từng tới các nước châu Âu, Bắc Mỹ hoặc vùng khác ở châu Á.
Khoảng 26 ca còn lại liên quan tới những bệnh nhân dương tính trước đó hoặc bị lây nhiễm chéo tại các ổ dịch trong cộng đồng. 15 trong số ca nhiễm mới hiện chưa xác định được nguồn lây và công tác truy dấu đang được tiếp tục.
Tổng cộng, Singapore có 1.049 ca nhiễm virus corona tính từ khi dịch bệnh bùng phát. Cũng như các nước châu Á khác, Singapore đang trải qua đợt bùng phát thứ 2 sau khi đợt dịch bệnh đầu tiên đã phần nào được kiểm soát.
Tính tới 3/4, 266 bệnh nhân ở Singapore đã hoàn toàn bình phục và được xuất viện từ các bệnh viện và cơ sở cách ly trên khắp Singapore.
Trong số 779 ca đang được điều trị tại bệnh viện, 23 ca trong tình trạng nguy kịch.
Theo CNN, trong khoảng thời gian tới, chính phủ nhiều nước sẽ bắt đầu khuyên người dân sử dụng khẩu trang để phòng dịch COVID-19.
Những quốc gia châu Á đã thực hiện điều này ngay từ những ngày đầu và hiện tại đa số đều có tỉ lệ lây nhiễm thấp cũng như kiểm soát đại dịch nhanh chóng hơn các nước châu Âu.
Tại nhiều nơi trên thế giới, thông điệp này có thể sẽ khiến nhiều người bối rối. Các cơ quan y tế, truyền thông và chính trị gia tại một số nước đã dành nhiều tuần để khẳng định rằng đeo khẩu trang không có tác dụng và thay vào đó yêu cầu mọi người nên tăng cường rửa tay, thực hiện giãn cách xã hội.
Cuối tháng 2, Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams viết trên Twitter cá nhân: "ĐỪNG MUA KHẨU TRANG NỮA! Khẩu trang KHÔNG hiệu quả trong việc phòng tránh virus corona. Tuy nhiên, nếu nhân viên y tế không có khẩu trang để chăm sóc cho bệnh nhân, họ và cộng đồng có thể gặp nguy hiểm". Dòng tweet này của ông đã được đăng lại hơn 43.000 lần.
Cùng tuần đó, Robert Redfield, giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã có buổi đối thoại với những nhà lập pháp. Khi được hỏi liệu người dân có nên đeo khẩu trang không, ông trả lời thẳng thừng: "Không".
Tuy nhiên, hiện tại ông Redfield dường như đã thay đổi quan điểm. Trả lời NPR ngày 31/1, ông Redfield cho biết CDC đang đánh giá lại hướng dẫn phòng dịch và có thể sẽ khuyến nghị người dân đeo khẩu trang để phòng chống lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Các tổ chức lớn, như WHO, cũng sẽ nhanh chóng thực hiện điều này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc sẽ tổ chức mặc niệm toàn quốc vào ngày 4/4 để tưởng niệm "những liệt sĩ" đã qua đời trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
Cụ thể, vào lúc 10h sáng ngày 4/4 (giờ địa phương), người dân Trung Quốc sẽ mặc niệm 3 phút, trong lúc đó còi tàu hỏa, ô tô, tàu thủy sẽ đồng loạt vang lên. Tất cả các cơ quan ở Trung Quốc, các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài sẽ treo cờ rủ. Tất cả các hoạt động giải trí cũng tạm dừng vào thời điểm này.
Được biết, Trung Quốc tới nay có 81.589 ca nhiễm bệnh và 3.318 ca tử vong vì COVID-19.
Thông báo được đăng tải trên Tân Hoa Xã.
Trong ngày hôm qua, Nhật Bản ghi nhận có thêm 235 ca nhiễm mới với virus corona, nâng tổng số nhiễm bệnh ở nước này lên 3.329. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thêm 3 ca tử vong do virus corona.
Tokyo ghi nhận số ca nhiễm mới kỉ lục trong 1 ngày với 97 ca. Hiện tại, Tokyo có 684 trường hợp dương tính với COVID-19.
Tổng cộng, Nhật Bản đã có 74 người tử vong vì COVID-19, bao gồm 63 trường hợp tại Nhật Bản và 11 ca liên quan tới tàu du lịch Diamond Princess.
Khẩu trang được vận chuyển về sân bay Pháp. Ảnh: KT
Theo các quan chức địa phương tại Pháp, người Mỹ đã đến sân bay Trung Quốc, trả đắt hơn 3-4 lần bằng tiền mặt và lấy đi một lô hàng khẩu trang.
Các quan chức địa phương tại Pháp xác nhận trên truyền thông nước này về thông tin một lô khẩu trang lớn mà các vùng của Pháp đặt mua ở Trung Quốc đã bị Mỹ trả giá cao và "nẫng tay trên" ngay tại sân bay Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Pháp, RTL, Chủ tịch vùng Grand-Est của Pháp, ông Jean Rottner khẳng định, người Mỹ đã đến sân bay Trung Quốc, trả đắt hơn 3-4 lần bằng tiền mặt và lấy đi một lô hàng khẩu trang đang chuẩn bị được vận chuyển về Pháp. Tuy nhiên, sau đó phía Pháp cũng đã lấy lại được 2 triệu khẩu trang trong ngày 2/4.
Vùng Grand-Est bao gồm các tỉnh phía Đông nước Pháp là một trong hai vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 tại Pháp và cũng đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng như khẩu trang hay đồ bảo hộ y tế.
Một quan chức địa phương khác tại Pháp là ông Renaud Muselier, Chủ tịch vùng Provence-Alpes Côte d’Azur cũng xác nhận vụ scandal liên quan đến lô hàng khẩu trang tại Trung Quốc và cho biết, việc mua khẩu trang giờ đây là một cuộc chiến thực sự.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Bộ Y tế Anh, nước này sẽ tiếp tục xây thêm hai bệnh viện dã chiến để chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Cụ thể, một bệnh viện với sức chứa 1.000 bệnh nhân đã được xây dựng tại một trường đại học ở Bristol, tây nam nước Anh, và một cơ sở khác với 500 giường bệnh tại một trung tâm hội nghị ở Harrogate, miền bắc nước này.
Điều đó đồng nghĩa với việc Anh sẽ có 5 bệnh viện dã chiến mới trong những tuần tới. Bệnh viện đầu tiên ở phía đông London sẽ đón bệnh nhân trong tuần tới. Bệnh viện này có thể hỗ trợ tối đa cho 4.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nếu cần thiết.
Đại dịch Covid-19 bùng phát ở quy mô lớn, theo đó nền kinh tế Mỹ liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực. Ngày 2/4, Bộ Lao động Mỹ đã công bố số liệu mới, cho thấy tác động mạnh mẽ của dịch bệnh đối với tình hình việc làm ở nước này.
Trong tuần kết thúc vào ngày 28/3, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng vọt lên mức kỷ lục là 6,648 triệu, trong khi ước tính trước đó là 3.76 triệu. Con số công bố trong tuần này đã tăng gấp đôi so với hồi tuần trước là 3.307 triệu. Theo đó, Mỹ ghi nhận tới gần 10 triệu đơn trợ cấp thất nghiệp trong 2 tuần vừa qua.
Con số trong tuần này đã cho thấy dịch bệnh có ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ, vượt ra ngoài các ngành khách sạn và nhà hàng, khi các tiểu bang cho biết các ngành y tế và xã hội, nhà máy, bán lẻ và xây dựng đều gặp khó khăn. Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần mới nhất đã tăng 1,25 triệu so với tuần trước. Theo đó, tỷ lệ đơn bồi thường bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 1,2% lên 2,1%.
Số đơn trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng lên mức kỷ lục.
Lewis Alexander – kinh tế gia tại Nomura, viết trong lưu ý gửi đến khách hàng hôm 31/3: "Số liệu đơn trợ cấp thất nghiệp ở tuần này có thể sẽ là một thông điệp mang tính lịch sử đối với tình trạng của nền kinh tế hiện nay. Con số tăng mạnh cho thấy biến động đột ngội trong thị trường lao động, khi nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh, hoạt động sản xuất buộc phải đóng cửa và yêu cầu nhân viên nghỉ phép."
Dù mức ước tính đồng thuận là 3,7 triệu đơn trong tuần kết thúc vào ngày 28/3 và phạm vi ước tính của các chuyên gia Phố Wall là rất lớn, nhưng các công ty lớn vẫn dự kiến con số này sẽ lên tới hàng triệu. Goldman Sachs dự đoán sẽ có 6 triệu đơn trong tuần này, Bank of America và Pantheon Macroeconomics ước tính con số là 5,5 triệu. Trong khi đó, JPMorgan Asset Management dự đoán là 2 triệu đơn.
Ảnh Tuấn Mark.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ sáng nay đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 233 người.
5 ca trong số đó đều từ nước ngoài về và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng, ca còn lại là nhân viên Công ty Trường Sinh.
Ca bệnh 228 (BN228) Bệnh nhân nam, 29 tuổi, có địa chỉ tại tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân từ nước ngoài về, nhập cảnh ngày 20/3.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, tỉnh Ninh Bình và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Phòng khám Đa khoa Khu vực Cầu Yên, tỉnh Ninh Bình.
Ca bệnh 229 (BN229) Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, có địa chỉ tại tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ nước ngoài về, nhập cảnh ngày 20/3.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, tỉnh Ninh Bình và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Ca bệnh 230 (BN230) Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, có địa chỉ tại tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ nước ngoài về, nhập cảnh ngày 20/3.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, tỉnh Ninh Bình và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Ca bệnh 231 (BN231) Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, có địa chỉ tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, là nhân viên Công ty Trường Sinh.
Ngày 27/3, bệnh nhân cùng đoàn của BV Bạch Mai công tác tại tỉnh Hà Nam. Sau khi nhận thông tin về ca dương tính từ BV Bạch Mai, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Nam đã thực hiện cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.
Ca bệnh 232 (BN232) Bệnh nhân nam, 67 tuổi, có địa chỉ tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Bệnh nhân từ nước ngoài về trên chuyến bay SU290, nhập cảnh ngày 27/3.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa vào khu cách ly của tỉnh Vĩnh Phúc và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Ca bệnh 233 (BN233) Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, có địa chỉ tại Diễn Châu, Nghệ An. Bệnh nhân từ nước ngoài về trên chuyến bay SU290, nhập cảnh ngày 27/3.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa vào khu cách ly của tỉnh Vĩnh Phúc và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh: Daniel Castellano/AFP/Getty Images
Chính quyền Brazil ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 1.000 ca mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Trong 24 giờ qua, Brazil có thêm 1.074 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại đây lên 7.910 trường hợp với 299 ca tử vong do COVID-19.
Ảnh: Mary Altaffer/AP
Thị trưởng Bill de Blasio cho biết New York cần 1.000 y tá, 300 chuyên gia về hô hấp và 150 bác sĩ để tham gia quá trình điều trị bệnh nhân.
Thành phố này đã có thêm 400 máy thở từ bang New York, sẽ cần thêm 3.000 máy thở trong tuần tới và 15.000 máy thở trong thời gian lâu dài để có đủ khả năng giải quyết tình hình dịch bệnh trong thời gian tới.
Ảnh: Alex Brandon/AP
Nhà Trắng cho biết ông Trump đã có kết quả âm tính với virus corona trong lần xét nghiệm thứ hai. Theo thư kí báo chí Nhà Trắng Stepanie Grisham, ông Trump đã lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng (ngày 2/4 - giờ Mỹ) và nhận kết quả 15 phút sau đó.
Tính tới thời điểm hiện tại, thế giới có ít nhất 1.014.386 ca nhiễm COVID-19 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng gần 80.000 ca so với ngày hôm qua (2/4). Số người tử vong do đại dịch này là 52.993 người.
Trong đó, Mỹ có ít nhất 244.320 ca nhiễm và 5.897 ca tử vong trên khắp 50 bang, Washington và các vùng lãnh thổ khác của Mỹ. Trong 24h vừa qua, Mỹ có thêm 29.317 trường hợp nhiễm mới. Wyoming là bang duy nhất ở Mỹ chưa có người tử vong vì COVID-19.