Cập nhật lúc

COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; TT Trump lại đăng đàn chỉ trích WHO

Thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho thấy tính đến 6h30 sáng 17/4 (giờ Việt Nam), thế giới đã có hơn 2.150.000 người mắc Covid-19 và hơn 143.800 người tử vong do dịch này.

undefined
49
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Châu Phi ghi nhận trên 18.000 ca mắc, 962 ca tử vong do dịch COVID-19

    Theo báo cáo ngày 17/4 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi, tổng số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại lục địa này đã lên tới 962 ca, trong khi tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh là 18.333 ca.

    Báo cáo của CDC châu Phi - cơ quan chuyên trách thuộc Ủy ban Liên minh châu Phi gồm 55 nước thành viên, cho biết hiện bệnh COVID-19 đã lây lan 52 quốc gia ở châu lục này. Bắc Phi là khu vực dịch bệnh hoành hành mạnh nhất khi ghi nhận tổng số ca nhiễm virus và số ca tử vong cao nhất trong châu lục với 8.100 ca  dương tính với SARS-CoV-2 và 713 ca tử vong do dịch bệnh này.

    Cụ thể, Ai Cập hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 2.673 bệnh nhân, tiếp sau là Nam Phi (2.605 bệnh nhân), Algeria (2.268 bệnh nhân) và Maroc (2.283 bệnh nhân). Ngoài Nam Phi, đây cũng là 3 nước có số ca tử vong cao nhất châu lục, lần lượt là Algeria (348 ca), Ai Cập (196 ca) và Maroc (130 ca).

    CDC châu Phi cho biết thêm khoảng 4.352 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở châu lục hiện đã hồi phục sức khỏe. Cơ quan trên nhấn mạnh vấn đề cấp thiết hiện nay là tăng cường các biện pháp phòng ngừa virus SARS-CoV-2 để chặn đừng đà lây lan của bệnh.

    Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Ủy ban Kinh tế châu Phi của Liên hợp quốc cảnh báo châu Phi có thể phải ghi nhận tới 300.000 ca tử vong do COVID-19, kể cả trong kịch bản tích cực nhất.

    Dẫn mô hình phân tích dịch bệnh tại châu Phi của trường Cao đẳng Hoàng gia London (Anh), báo cáo công bố ngày 17/4 nêu rõ trong kịch bản xấu nhất khi không có sự can thiệp tích cực để ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2, số ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 tại châu Phi có thể lên tới 3,3 triệu ca và 1,2 tỷ người nhiễm bệnh.

    Còn trong kịch bản tích cực nhất, kể cả khi thực thi biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, thì "Lục địa Đen" vẫn có thể ghi nhận hơn 122 triệu ca nhiễm, trong đó khoảng 300.000 người tử vong. Các chuyên gia cảnh báo, bất cứ kịch bản nào cũng đều là quá tải đối với các hệ thống y tế vốn rất mong manh và thiếu đầu tư của châu Phi.

    Các chuyên gia y tế cảnh báo dịch bệnh tại châu Phi bùng phát muộn hơn ở châu Âu vài tuần lễ và có cùng tốc độ gia tăng trong khi các nước đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như nghèo khó, mật độ dân cư đông, hệ thống y tế gần như luôn trong tình trạng quá tải các dịch bệnh khác như lao phổi, HIV/AIDS. Do vậy, họ lo ngại những tuần sắp tới sẽ rất căng thẳng tại châu Phi.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thổ Nhĩ Kỳ chống Covid-19 "không giống ai' vẫn cho kết quả tích cực?

    Nằm trong số 10 nước có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không hề áp lệnh phong tỏa toàn quốc hay yêu cầu tất cả người dân ở nhà.

    Cuối tuần trước, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh giới nghiêm 48 giờ đối với 31 tỉnh trên cả nước, tác động tới 3/4 dân số của nước này.

    Lệnh giới nghiêm được ban bố chỉ 2 giờ trước khi có hiệu lực và đã gây ra cảnh mua sắm hoảng loạn ở một số khu vực. Người dân đổ xô tới các cửa hàng thực phẩm và tất nhiên là các quy tắc về giãn cách xã hội không thể được đảm bảo trong những hoàn cảnh như vậy.

    Các trang mạng xã hội ngập tràn những câu chuyện "dở khóc dở cười" về dịch Covid-19 như: một ông chồng bị bắt gặp vi phạm lệnh giới nghiêm đã bỏ chạy và bỏ lại chiếc xe cùng với người vợ của mình; hay một người đàn ông khác lại tìm cách "trốn" bị phạt tiền bằng cách nói rằng ông ta không biết tiếng Thổ, nhưng cảnh sát đã phát hiện ông ta nói dối.

    Sau những lộn xộn liên quan đến lệnh giới nghiêm bất ngờ, Tổng thống Tayyip Erdogan đã có bài phát biểu toàn quốc, nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đủ sức mạnh để bảo vệ và cung cấp mọi thứ cho người dân, đồng thời kêu gọi mọi người hãy ở trong nhà.

    Trong cuộc chiến chống Covid-19, Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi con đường riêng – như những gì nước này đã từng làm với nhiều vấn đề khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump đăng loạt tweet kêu gọi "giải phóng" một số tiểu bang của Mỹ

    Loạt tweet này được đăng tải sau khi ông Trump tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 15/4 tại Nhà Trắng rằng ông sẽ trao quyền quyết định tái mở cửa tiểu bang cho các thống đốc.

    Trong khi đó, nhiều chuyên gia vẫn liên tục đưa ra những lời cảnh báo về các rủi ro nếu Mỹ quyết định dỡ bỏ các lệnh cách ly xã hội và tái mở cửa sớm.

    COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; TT Trump lại đăng đàn chỉ trích WHO - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 40% thủy thủ trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp được xác định nhiễm COVID-19

    COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; TT Trump lại đăng đàn chỉ trích WHO - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Theo thông tin của quan chức quân đội Pháp, toàn bộ 2.300 thủy thủ trên tàu đã được xét nghiệm virus corona, trong đó 940 người đã được xác định dương tính.

    Đã có 20 thủy thủ nhập viện, bao gồm 8 người đang được điều trị bằng máy thở và 1 người khác được điều trị tại phòng chăm sóc tích cực (ICU). Các thủy thủ khác có kết quả âm tính với virus corona hiện đang phải cách ly tập trung tại cơ sở của quân đội Pháp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha: Thi thể bệnh nhân Covid-19 chuyển đến liên tục, nhà tang lễ làm việc suốt đêm, hỏa táng không kịp

    COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; Nga tiếp tục phá kỷ lục về số ca mắc mới - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Vào tối thứ Tư, 15/4, quan chức y tế tại Catalonia lần đầu tiên đã công bố số ca tử vong do COVID-19 ghi nhận từ các nhà tang lễ. Theo đó, tổng cộng 7.097 người đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến COVID-19, gần gấp đôi số ca tử vong do các quan chức địa phương báo cáo. Các số liệu này trước đây chỉ bao gồm các trường hợp tử vong tại bệnh viện và viện dưỡng lão.

    Mặc dù các nhà chức trách Tây Ban Nha tin rằng nước này đã vượt qua đỉnh dịch và tuần này bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, nhưng vẫn còn nhiều thi thể được chuyển đến vào nhà xác-gara này hơn là số thi thể đưa đi chôn cất.

    Theo hãng AP, nhu cầu hỏa táng tại Barcelona lớn đến nỗi ngay cả với bốn khu hỏa táng thành phố hoạt động suốt ngày đêm nhưng, các quan chức buộc phải đặt người chết vào những hố chôn tạm thời.

    Một bãi đậu xe ngầm hiện đang được trưng dụng thành nhà xác của hơn 500 tử thi được xác nhận hoặc nghi ngờ dương tính với COVID-19. Khu vực này thuộc sự quản lý của nhà tang lễ Memora, được trang bị điều hòa không khí để bảo quản tử thi do các nghĩa trang công cộng và nhà hỏa táng không đáp ứng nổi với nhu cầu tăng lên quá lớn.

    Theo thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) tính đến sáng nay, 17/4 (theo giờ Việt Nam), Tây Ban Nha đã có gần 185.000 ca nhiễm COVID-19 và 19.315 người tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích WHO trên Twitter

    Cách đây ít phút, Tổng thống Trump đã tiếp tục đăng tải dòng tweet mới với hàng loạt câu hỏi hướng đến nội dung chỉ trích WHO: 

    "Vì sao WHO lại phớt lờ email cảnh báo của các quan chức y tế Đài Loan hồi tháng 12 năm ngoái về nguy cơ virus corona có thể lây nhiễm từ người? Vì sao một số tuyên bố của WHO lại không chính xác hoặc gây hiểu lầm trong tháng 1 và 2, khi virus corona lây lan ra khắp thế giới? Vì sao WHO mất nhiều thời gian đến vậy để đưa ra quyết định hành động?"

    COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; TT Trump lại đăng đàn chỉ trích WHO - Ảnh 1.

    Ảnh: Twitter

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỉnh Bắc Ninh ra văn bản về việc tiếp tục cách ly xã hội đến hết ngày 30/4

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sĩ gốc Việt qua đời tại Canada vì COVID-19 khi đang nghiên cứu nguồn lây của virus

    COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; Nga tiếp tục phá kỷ lục về số ca mắc mới - Ảnh 1.

    Bác sĩ gốc Việt Đào Huy Hào (Huy Hao Dao), 44 tuổi là nhân viên y tế đầu tiên thiệt mạng do COVID-19 ở tỉnh bang Québec, Canada.

    Ngày 16/4 vừa qua, giới chức y tế Canada đã xác nhận trường hợp nhân viên y tế đầu tiên tử vong do nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) tại tỉnh bang Québec; đó là bác sĩ gốc Việt Đào Huy Hào (Huy Hao Dao), 44 tuổi, từng công tác tại cơ quan y tế cộng đồng vùng Montérégie.

    Theo đài CBC của Canada, bác sĩ Đào còn là giáo sư giảng dạy tại khoa Khoa học Sức khỏe Cộng đồng của trường Đại học Sherbrooke, Longueuil, Québec.

    Trong 2 năm 2016-2017, bác sĩ Đào từng làm việc tại Viện Y tế Cộng đồng (INSPQ) - hiện là cơ quan dẫn đầu trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại tỉnh bang Québec nói riêng và tại Canada nói chung.

    Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng của tỉnh bang Québec, Tiến sĩ Horacio Arruda, đã thông báo về trường hợp của bác sĩ Đào trong cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh tại địa phương hôm thứ 5 (16/4) vừa qua, và cho biết trong khoảng thời gian trước khi phát bệnh và qua đời, bác sĩ Đào không làm việc trong các bệnh viện và các cơ sở y tế, mà đã mắc COVID-19 từ một nguồn bên ngoài.

    Thông qua trường hợp của bác sĩ Đào, ông Arruda cũng nhắc nhở rằng virus corona có thể tấn công bất kỳ ai, và mọi người cần tuân thủ những quy định nhằm ngăn ngừa virus lây lan.

    Hiện giới chức y tế địa phương đang gấp rút điều tra nguồn lây bệnh và những người có liên quan, tiếp xúc trực tiếp với bác sĩ Đào.

    Thông tin về việc bác sĩ Đào đột ngột qua đời vì COVID-19 đã khiến nhiều người trong ngành vô cùng bàng hoàng và tiếc thương.

    "Việc anh ấy qua đời đã tạo ra một làn sóng chấn động trong đội ngũ quản lý y tế cộng đồng. Chúng tôi đều rất đau buồn trước sự ra đi của người đồng nghiệp vô cùng kính mến này", bác sĩ Julie Loslier, một đồng nghiệp của bác sĩ Đào cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Nga tăng kỷ lục

    COVID-19: Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2; Nga tiếp tục phá kỷ lục về số ca mắc mới - Ảnh 1.

    Ảnh: Sputnik

    Theo Trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga, trong vòng 24h qua, nước này đã xác nhận thêm 4.070 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc lên hơn 32.000 người.

    Nước này cũng xác nhận thêm 41 ca tử vong mới trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 273 người.

    Trước thời điểm cuối tháng 3, Nga có tỉ lệ ca nhiễm mới khá thấp so với nhiều quốc gia châu Âu khác. Nước này đã từng bước áp dụng các biện pháp kiểm dịch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tuy nhiên trong những ngày gần đây, Nga liên tục phá kỷ lục về số ca nhiễm mới trong ngày, khiến Tổng thống Vladimir Putin hôm 13/4 phải lên tiếng cảnh báo rằng tình hình đang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.

    "Chúng ta có nhiều vấn đề. Chưa có gì chắc chắn để có thể tự tin về diễn biến dịch bệnh. Nước Nga phải bảo vệ mình bởi vì, giống như bạn và các chuyên gia nói, chúng ta chưa thể vượt qua thời kỳ đỉnh điểm của dịch bệnh lần này", ông Putin nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP Hồ Chí Minh xóa sạch các ổ dịch, không phát hiện thêm ca bệnh mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch bệnh còn kéo dài nên phải xác định chung sống an toàn

    Phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo nhấn mạnh, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine mới có thể coi cơ bản hết dịch được.

    Theo Phó Thủ tướng, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển.

    "Vì vậy chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội", Phó Thủ tướng nói.

    Phó Thủ tướng nói, vì dịch còn dài nên chúng ta phải xác định chung sống nhưng nhất thiết phải an toàn. Có an toàn mới phát triển được, nhưng tuyệt đối không được chủ quan.

    Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan, từ đó quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2, rất dễ thấy như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay, không tập trung đông người…

    Những giải pháp này hết sức quan trọng vì cơ chế lây lan của virus là chủ yếu qua đường giọt bắn từ nước bọt hoặc trực tiếp vào mũi, miệng, mắt người tiếp xúc gần hoặc nước bọt dính trên bề mặt rồi dính vào tay, từ tay lên miệng, mũi, mắt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Iran tăng lên gần 5.000 người

    COVID-19: Thủ tướng Nhật lên tiếng ủng hộ WHO; Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Ảnh: Bloomberg/Getty Images

    Theo thông cáo của phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour, tính đến cuối ngày 16/4, nước này đã ghi nhận thêm 89 ca tử vong mới do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 4.958 người.

    Bên cạnh đó, nước này cũng đã ghi nhận thêm 1.499 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 79.494 người. Có ít nhất 3.563 trường hợp trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch.

    Nhằm chống dịch COVID-19, Iran đã đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cấp khoản vay trị giá 5 tỷ USD, tuy nhiên Mỹ đã ngăn cản khoản vay này với lí do nghi ngại Iran sẽ sử dụng số tiền đó để tài trợ cho các nhóm khủng bố. Hiện IMF vẫn đang tiến hành đánh giá lời đề nghị cho vay của Iran.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Việt Nam tại LB Nga kêu gọi cộng đồng chung tay chống đại dịch COVID-19

    COVID-19: Thủ tướng Nhật lên tiếng ủng hộ WHO; Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh

    Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến nghiêm trọng tại Nga, gây ảnh hưởng nặng nề tới cộng đồng người Việt Nam tại nước này, tối 16/4 (giờ Moskva), Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh đã có thư ngỏ kêu gọi đồng cùng chung tay chống đại dịch.

    Trong thư, Đại sứ Ngô Đức Mạnh chia sẻ với những khó khăn mà bà con cộng đồng người Việt Nam tại Nga đang gánh chịu do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Đại sứ bày tỏ sự trân trọng sâu sắc trước những tấm lòng hảo tâm, nghĩa cử cao đẹp của nhiều người đã không quản vất vả và nguy cơ lây nhiễm, chủ động tổ chức nhiều hình thức giúp đỡ như hỗ trợ gọi cấp cứu, phiên dịch, tìm nơi khám chữa bệnh, thu xếp nơi ở, tiếp tế thực phẩm, thuốc men cho những người gặp khó khăn.

    Đại sứ Ngô Đức Mạnh cũng tự hào vì cộng đồng người Việt Nam đã chia sẻ yêu thương khi tham gia may, gửi tặng khẩu trang tới các bạn Nga trong thời điểm khó khăn. Để tiếp tục cùng nhau chung tay phòng, chống dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, Đại sứ Ngô Đức Mạnh kêu gọi mọi người tham gia Mạng lưới Cộng đồng người Việt Nam toàn Nga chống COVID-19.

    Đại sứ chia sẻ: "Mạng lưới của chúng ta hoạt động với mục đích kết nối sức mạnh, lan tỏa yêu thương để hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ổn định cuộc sống. Thành viên của mạng lưới bao gồm Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đại diện các hội đồng hương, ban liên lạc, hội nghề nghiệp, Đoàn thanh niên, các doanh nghiệp, công ty và mọi cá nhân tự nguyện tham gia để kết nối tất cả các nỗ lực của cộng đồng người Việt Nam trong cuộc chiến này."

    Theo Đại sứ Ngô Đức Mạnh, để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, cần phải có nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất. Với tinh thần đó, Đại sứ công bố phát động phong trào đóng góp cho Quỹ Ủng hộ người Việt Nam ở LB Nga chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

    Trên tinh thần đó, Đại sứ Ngô Đức Mạnh kêu gọi tất cả các hội đồng hương, ban liên lạc, các hội nghề nghiệp, các công ty, cá nhân và toàn thể cộng đồng người Việt tại Nga tham gia, ủng hộ  Mạng lưới Cộng đồng người Việt Nam toàn Nga chống COVID-19 và Quỹ Ủng hộ người Việt Nam ở LB Nga chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, cũng như dành thời gian, công sức, khả năng của mình cho cuộc chiến chống dịch bệnh.

    Đại sứ Ngô Đức Mạnh khẳng định việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của chính quyền sở tại về phòng, chống dịch và thành công của cộng đồng người Việt tại Nga trong nỗ lực chống đại dịch COVID-19 chính là vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người và cả cộng đồng, qua đó làm đẹp thêm hình ảnh người Việt Nam ở sở tại và đóng góp vào mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam - LB Nga.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/nguoi-vie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Lan phát hiện 3% dân số có kháng thể chống virus SARS-CoV-2

    Theo hãng tin Reuters (Anh), người đứng đầu Viện Y tế Quốc gia Hà Lan (RIVM), Jaap van Dissel, đã tiết lộ kết quả nghiên cứu trong một cuộc tranh luận tại quốc hội hôm 16/4 "cho thấy khoảng 3% người dân Hà Lan đã phát triển kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2".

    Tỷ lệ này đồng nghĩa khoảng hàng trăm nghìn người trong đất nước 17 triệu dân có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2, bởi kháng thể chống virus chỉ xuất hiện trong máu của những người mắc bệnh.

    Cơ quan hiến máu Sanquin của Hà Lan đã tuyên bố từ hôm 19/3 sẽ bắt đầu tiến hành khoảng 10.000 xét nghiệm mỗi tuần. Cơ quan này sau đó không công khai số liệu mà chỉ báo cáo kết quả trực tiếp cho Viện Y tế Quốc gia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có thêm 21 bệnh nhân ra viện trong ngày hôm nay

    Chiều 17/4, thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cả nước đã có 21 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

    Tính đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 198 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

    Cụ thể tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 17 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có nữ phóng viên bệnh nhân (BN) số 183; tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan - Ninh Bình có 1 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, và tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trà Vinh (Bệnh viện Dã chiến số 1 Trà Vinh) có 3 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Tất cả các trường hợp bệnh nhân trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nhật lên tiếng ủng hộ WHO trong cuộc chiến chống COVID-19

    COVID-19: Giáo hoàng Francis viết kế hoạch phục sinh cho thế giới; Thủ tướng Nhật lên tiếng ủng hộ WHO - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Trả lời phỏng vấn ngày hôm nay (17/4), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, trái với quyết định tạm ngừng tài trợ cho WHO được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trước đó.

    "Cộng đồng quốc tế, với WHO là trung tâm, cần hợp tác để chống lại đại dịch có ảnh hưởng toàn cầu này", và Nhật Bản "kiên quyết" ủng hộ WHO trong thời điểm hiện tại.

    Mặc dù vậy, Nhật Bản - đồng minh của Mỹ - cũng không loại trừ khả năng xem xét lại hoạt động của WHO và các khoản tài trợ cho tổ chức này sau khi đại dịch kết thúc. Theo lời Thủ tướng Abe, "quả thật là [WHO] có một số vấn đề. Tôi cho rằng việc xem xét lại [tổ chức này] sau khi dịch COVID-19 kết thúc là điều cần thiết".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu 4 đề xuất để cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với COVID-19

    Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Ngài Heiko Maas, ngày 16/4/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao với chủ đề hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19 trong khuôn khổ Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương.

    Diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 26 quốc gia châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ - Latin và châu Phi, nhằm thúc đẩy đoàn kết quốc tế để cùng vượt qua Đại dịch COVID-19 và thảo luận biện pháp hỗ trợ, tăng cường các thể chế đa phương, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới, để các tổ chức này thực hiện tốt sứ mệnh của mình.

    COVID-19: Giáo hoàng Francis viết kế hoạch phục sinh cho thế giới; ông Kim Jong-un không dự ngày lễ quan trọng - Ảnh 1.

    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

    Với những thành quả tích cực đã đạt được trong cuộc chiến chống Đại dịch COVID-19 cũng như vị thế nước Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh là khách mời đầu tiên phát biểu tại Hội nghị. Phó Thủ tướng chia sẻ về nỗ lực ứng phó dịch bệnh chủ động, kịp thời của Việt Nam với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên hàng đầu.

    Để cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với đại dịch này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đưa ra 04 đề xuất cụ thể. 

    Một là, tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương với vai trò trung tâm của LHQ và WHO; tăng cường hiệu quả hoạt động của WHO nhằm đảm bảo khả năng hỗ trợ các nước đang phát triển. Trong khả năng của mình, Việt Nam sẽ đóng góp vào nỗ lực này và sẵn sàng cung cấp các vật tư, thiết bị y tế "Made in Vietnam".

    Hai là, tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu; bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận vaccine và thuốc điều trị.

    Ba là, kêu gọi dừng các hoạt động ảnh hưởng đến nỗ lực ứng phó với dịch bệnh, nhất là chấm dứt các hành vi cường quyền, đơn phương trái với luật pháp quốc tế; ủng hộ lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về ngừng bắn trên toàn cầu và gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt làm suy yếu khả năng ứng phó với đại dịch của các quốc gia.

    bốn là xây dựng kế hoạch phát triển hậu COVID-19 với trọng tâm là phối hợp chính sách và biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư, ổn định thị trường tài chính và khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và người dân.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giáo hoàng Francis viết "kế hoạch phục sinh" cho thế giới hậu đại dịch COVID-19

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP

    Đức Giáo hoàng Francis đã viết "kế hoạch phục sinh" hậu đại dịch COVID-19 cho thế giới nhằm kêu gọi nhân loại đoàn kết chấm dứt chiến tranh, bảo vệ hành tinh, và chăm sóc cho người nghèo. 

    "Liệu chúng ta có tiếp tục ngoảnh mặt đi trước sự im lặng đồng lõa, trước mặt là những cuộc chiến tranh được châm ngòi do những ham muốn về quyền lực và thống trị?" - Giáo hoàng Francis bình luận trong bài viết có tựa đề là "Kế hoạch Phục sinh", vừa được đăng tải trên tờ Vida Nueva của Tây Ban Nha.

    Trong bài viết, Giáo hoàng đã lập luận rằng dịch COVID-19 đã cho thấy điều tạo ra chúng ta "mong manh đến thế nào".

    "Liệu chúng ta sẽ chấp nhận đồng tâm hiệp lực như một cộng đồng quốc tế, thực hiện các biện pháp để ngăn chặn môi trường bị tàn phá, hay chúng ta sẽ tiếp tục phủ nhận những bằng chứng cho thấy điều đó đang xảy ra?" - theo Giáo hoàng Francis.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Liệu Covid-19 có phải là 'vận may' cho những người vô gia cư ở các quốc gia giàu có?

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Lời khuyên mà chính phủ trên khắp thế giới gửi đến người dân có một sự nhất quán: ở nhà, tìm nơi trú an toàn, duy trì cách ly xã hội, chỉ đi ra ngoài cho các mục đích thiết yếu. Không có một lời khuyên nào dành cho những người ngủ ngoài đường hay ngủ trong các trạm trú của người vô gia cư.

    Lấy một ví dụ điển hình: ở một số thành phố tại Pháp, các tổ chức từ thiện tuyên bố mọi người có thể bị phạt vì không ở yên trong nhà, dù họ thậm chí không có lấy một căn nhà. Và những nỗ lực của chính phủ để giúp mọi người vượt qua khủng hoảng thường đòi hỏi phải có nơi ở cố định. Tại Nhật Bản, chính phủ đã hứa sẽ phân phát hai khẩu trang tái sử dụng cho mọi hộ gia đình ở đất nước này, nhưng sẽ chẳng có gì dành cho những người ngủ ngoài đường.

    Mặc dù vậy, các hoạt động đầy nỗ lực giúp đỡ người vô gia cư của các tổ chức từ thiện đã mang đến hy vọng - ít nhất nó đã làm nổi bật sự cấp bách trong việc giảm bớt những khó khăn cho nhóm người này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ hỗ trợ Việt Nam gần 4,5 triệu USD nhằm ứng phó dịch COVID-19

    Khoản gần 4,5 triệu USD hỗ trợ y tế này nhằm giúp chính phủ chuẩn bị hệ thống phòng xét nghiệm, khởi động giám sát dựa vào sự kiện và tìm kiếm ca bệnh, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật cho công tác chuẩn bị và ứng phó, truyền thông nguy cơ, phòng tránh và kiểm soát lây nhiễm, và các hoạt động khác, thông tin Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho hay.

    Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) hiện đã cam kết hỗ trợ kinh tế khẩn cấp, nhân đạo và hỗ trợ kinh tế gần 508 triệu USD cung cấp cho các tổ chức đa phương và phi chính phủ (NGO) đang hỗ trợ các cộng đồng trên toàn thế giới đối phó với đại dịch. Khoản tài trợ này sẽ hỗ trợ các hoạt động quan trọng để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này, chẳng hạn như các chiến dịch thông tin y tế công cộng cấp bách, ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Hà Nội: Bộ Công an làm việc với CDC Hà Nội về việc mua máy xét nghiệm

    Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện Cục C03 của Bộ Công an đã gọi một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) trong việc mua sắm máy xét nghiệm.

    Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vào sáng 17/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả các đơn vị từ xã, phường đến các quận, huyện phải rà soát lại tất các trang thiết bị đã mua trong thời gian qua, đã dùng hết bao nhiêu, còn bao nhiêu, đến chiều chủ nhật này phải báo cáo về Ban chỉ đạo.

    Ông chỉ đạo Sở y tế rà soát lại toàn bộ quá trình mua giai đoạn 1 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) và các bệnh viện, kiểm tra rà soát đã dùng những cái gì, còn cái gì; phải kiểm kê thống kê, đưa vào kho quản lý, sau này khi nào bắt đầu dịch cần dùng đến thì dùng.

    Đồng thời, tuyệt đối các bệnh viện và các trung tâm y tế không được dùng các trang thiết bị này phục vụ cho công tác khám chữa bệnh thông thường.

    Người đứng đầu UBND TP yêu cầu Sở Y tế phải thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ, Ban thường vụ Thành uỷ, tiến hành giao cho Sở y tế mua sắm tập trung, không được phân cấp ngân sách về cho các phòng y tế quận huyện cũng như các bệnh viện.

    "Mà phải mua sắm cho vào trong kho, quản lý và xuất kho cho các công tác phòng dịch. Cái này chúng ta phải dự trữ chiến lược để phục vụ cho lâu dài", ông Chung nói.

    Theo ông Chung, trong quá trình chỉ đạo, Ban chỉ đạo thành phố đã rất sát sao về công tác liên quan phòng chống dịch. Sở Y tế là đơn vị được giao toàn quyền trong vấn đề chỉ đạo công tác mua sắm.

    Thành phố cũng thường xuyên đôn đốc để làm sao mua sắm đảm bảo chất lượng, số lượng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Học sinh Đan Mạch trở lại trường học sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Trong tuần này, trẻ em Đan Mạch đã bắt đầu trở lại trường học sau khi các lệnh phong tỏa tại nước này được nới lỏng. Tuy nhiên, theo CNN, mọi việc vẫn chưa thể trở lại bình thường như trước đây, do những mối lo ngại về đại dịch COVID-19 vẫn còn hiện hữu.

    Tại trường Hendriksholm, ngoại ô thủ đô Copenhagen, các học sinh phải ngồi cách nhau ít nhất 2 mét trong lớp học, và giữ khoảng cách quy định cả ở trong sân trường. 

    Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Âu đóng cửa biên giới, cấm tụ tập các cửa hàng, trường học và nhà hàng để ngăn dịch COVID-19. Giờ đây, quốc gia này là một trong những nước đầu tiên tại châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại khi tình hình được kiểm soát.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản phát không 926 USD cho mỗi người dân, tăng gấp 3 ngân sách dự tính

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Phát biểu tối hôm qua (16/4), ông Abe cho biết Nhật sẽ phát 100.000 yên (tương đương 926 USD) cho tất cả mọi người thay vì chỉ nhắm vào một bộ phận như trước kia.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa bất ngờ thay đổi chính sách phát tiền mặt cho dân chúng, cho thấy dường như chính phủ nước này không nghĩ rằng kế hoạch ban đầu là đủ nhanh và lớn để hỗ trợ các hộ gia đình trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở nước này diễn biến nghiêm trọng hơn.

    Phát biểu tối hôm qua (16/4), ông Abe cho biết Nhật sẽ phát 100.000 yên (tương đương 926 USD) cho tất cả mọi người thay vì chỉ nhắm vào một bộ phận như trước kia. Điều này sẽ khiến số tiền ngân sách phải chi tăng gấp 3. Ông cũng ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thay vì một vài địa phương như trước.

    Trước đó, kế hoạch ban đầu là phát 300.000 yên cho các hộ gia đình có thể chứng minh họ bị mất thu nhập. Tuy nhiên điều này khiến quá trình phân phát bị chậm trễ và tăng nguy cơ lây nhiễm trong quá trình xử lý giấy tờ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar ân xá gần 25.000 tù nhân vì Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng ở Triều Tiên

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Kim Won Jin/AFP/Getty Images

    Ngày 15/4, hay Ngày Mặt trời, là ngày lễ quan trọng nhất tại Triều Tiên. Đây là ngày lễ kỉ niệm sinh nhật của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, và trước đây đều được kỉ niệm bằng các sự kiện như phóng vệ tinh và diễu binh quy mô lớn. Lịch của Triều Tiên cũng bắt đầu từ ngày 15/4 và số năm được tính từ ngày sinh của ông Kim.

    Tuy nhiên năm nay, các lễ kỉ niệm chỉ được tổ chức hạn chế và theo CNN, dường như ông Kim Jong Un không xuất hiện. 

    Tới nay, Triều Tiên vẫn chưa có ca nhiễm COVID-19. Quốc gia này đã nhanh chóng đóng cửa biên giới đối với du khách và nhanh chóng cách ly các nhà ngoại giao nước ngoài. Truyền thông quốc gia Triều Tiên đã tăng cường cảnh báo và đưa ra khuyến nghị về sự quan trọng của các vấn đề y tế, ngoài ra cũng khẳng định chính phủ đang thực hiện những bước cần thiết để đối phó với đại dịch.

    Việc giới hạn các hoạt động trong Ngày Mặt trời cho thấy Triều Tiên đang chú trọng việc giãn cách xã hội và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Pháp nghi ngờ tính minh bạch trong số liệu của Trung Quốc

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Ảnh: Yoan Valat/Pool/AFP/Getty Images

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã chỉ trích tính minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19. Trả lời Financial Times, ông Macron nói Trung Quốc đã không công bố toàn bộ số liệu về đại dịch này.

    "Chắc chắn có những điều mà chúng ta không biết. Điều đó phụ thuộc vào việc Trung Quốc có tiết lộ hay không," ông Macron nói.

    Ngoài ra, ông Macron nói: "Không thể so sánh tình hình ở Pháp, Đức, Italy với Trung Quốc hay Nga, đó là điều hiển nhiên. Về tính minh bạch, có thể nói khối lượng và mạng lưới thông tin là không giống nhau".

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách ly toàn bộ 1 xóm gần 1.400 dân, xác định hàng trăm người liên quan bệnh nhân Covid-19 số 266

    Covid-19: GDP Trung Quốc lần đầu tiên có cú tăng trưởng âm gây sốc từ sau Cách mạng Văn hóa - Ảnh 1.

    Theo Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội), địa phương đã quyết định cách ly toàn bộ xóm Trên, thôn Đông Cứu với 399 hộ, 1.397 nhân khẩu do liên quan bệnh nhân Covid-19 số 266.

    Xác định hàng trăm trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19 số 266

    Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội sáng 17/4, liên quan đến trường hợp bệnh nhân L.M.H (bệnh nhân 266 nhiễm Covid-19), Chủ tịch huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết, ngày 16/4, địa phương đã ra quyết định cách ly toàn bộ xóm Trên của thôn Đông Cứu - nơi có gia đình bệnh nhân này cư trú.

    Theo đó, xóm Trên đã cách ly từ ngày 15/4 nhưng đến ngày 16/4 mới có quyết định chính thức và tại đây bị cách ly có 399 hộ với 1.397 nhân khẩu, trong đó, phần lõi là khu vực ngõ nơi nhà bệnh nhân 266 sinh sống có 12 hộ, 53 nhân khẩu.

    "Tại xóm này, xác định có 23 người F1 đã được đưa đi cách ly tập trung còn lại 29 người đang ở đây", ông Huy nói.

    Còn tính tổng thể, cơ quan chức năng cũng xác định có 48 trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân này, đã đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay, kết quả xét nghiệm có 46 người âm tính, 2 người đang chờ kết quả.

    Số trường hợp F2 là 187 và trường hợp F3 là 179. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục yêu cầu người dân tự giác kê khai tiếp.

    Địa phương cũng lập 5 chốt để đảm bảo cách ly vùng dịch và bố trí các lực lượng để đảm bảo giám sát y tế.

    Covid-19: GDP Trung Quốc lần đầu tiên có cú tăng trưởng âm gây sốc từ sau Cách mạng Văn hóa - Ảnh 2.

    Tiến hành rà soát, nắm chắc các trường hợp yếu, có bệnh nền trong khu vực cách ly để có phương án chăm sóc sức khỏe khi cần thiết. Lập 8 tổ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tiến hành phun khử khuẩn thường xuyên.

    Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo UBND xã cấp thẻ cho những người trên địa bàn xóm Trên thôn Đông Cứu khi có việc cần thiết mới được ra ngoài địa phương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19: Hỗn loạn thị trường kinh doanh bộ kit xét nghiệm tại Mỹ

    Covid-19: GDP Trung Quốc lần đầu tiên có cú tăng trưởng âm gây sốc từ sau Cách mạng Văn hóa - Ảnh 1.

    Các quan chức y tế công cộng Mỹ cảnh báo, tình trạng "loạn" xét nghiệm đang tạo ra nhiều sự nhầm lẫn tai hại trong cộng đồng và từ đó làm chậm quá trình phục hồi sau dịch.

    Chất lượng thả nổi

    Theo giới chức Mỹ, trong những tuần gần đây, hơn 70 công ty đã đăng ký để đăng bán cái gọi là xét nghiệm kháng thể. Các nước hy vọng rằng các xét nghiệm nhanh, thường sử dụng máu ngón tay trên que thử, có thể giúp nới lỏng các quy định giãn cách xã hội, nhờ tìm ra những người trước đây đã từng nhiễm virus và đã phát triển hệ miễn dịch đối với virus corona .

    Xét nghiệm bằng phương pháp thử máu khác với cách xét nghiệm lấy dịch ở mũi - là phương pháp xác định nhiễm COVID-19 hiện đang được áp dụng quy mô lớn. Xét nghiệm thử máu sẽ tìm kiếm các loại kháng thể, chất protein cơ thể sinh ra sau vài ngày hoặc vài tuần khi cơ thể nhiễm virus.

    Đọc toàn bộ bài viết tại link dưới:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19: Australia có thể duy trì quy định hạn chế thêm 1 năm

    Cuộc sống của người dân Australia có thể sẽ bị hạn chế thêm 1 năm nữa do đại dịch COVID-19, Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo hôm 17/4. 

    Tính tới thời điểm hiện tại, Australia đã tránh được tình trạng số người tử vong do virus tăng cao (mà nhiều nước trên thế giới gặp phải) sau khi đóng cửa biên giới và áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm khắc trong 1 tháng qua. 

    Nhà hàng, quán bar và các cơ sở kinh doanh "không thực sự cần thiết" đã đóng cửa. Tụ tập trên 2 người bị cấm kèm theo quy định về mức phạt và thậm chí là án tù. 

    Kết quả là số ca nhiễm mới được ghi nhận ở mức tỷ lệ thấp, ít hơn 50 ca/ngày, thấp hơn so với con số khoảng 25% cách đây vài tuần. 

    Covid-19: GDP Trung Quốc lần đầu tiên có cú tăng trưởng âm gây sốc từ sau Cách mạng Văn hóa - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Thủ tướng Morrison cho biết, một số biện pháp, ví dụ như yêu cầu người dân đứng cách nhau ít nhất 1,5m sẽ được duy trì trong vòng vài tháng, trước bối cảnh vaccine cho COVID-19 chưa xuất hiện ở thời điể đó. 

    "Giãn cách xã hội là điều mà chúng ta nên tập cho quen", ông Morrison nói trên sóng phát thanh, "Có thể là 1 năm, nhưng tôi không đồn đoán về chuyện này". 

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trump: Các lãnh đạo thế giới không được cảnh báo đầy đủ về COVID-19

    Trong cuộc họp báo hôm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như cho rằng các lãnh đạo thế giới đã không được cảnh báo đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của virus corona chủng mới - CNN đưa tin ngày 17/4.

    Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, ông rất "tức giận" bởi ông và các lãnh đạo G7 đã không được tiếp cận thông tin. 

    Phát biểu về cuộc họp với các lãnh đạo G7 khác, ông Trump nói: "Tất cả họ và đất nước họ đều bị tàn phá bởi việc này. Nền kinh tế của họ đã bị tàn phá bởi việc này". 

    "Và tôi giận dữ, bởi đáng ra chúng tôi nên được biết chuyện. Chúng tôi nên được biết sớm hơn. Người ta biết chyện đó đang diễn ra và không muốn đề cập tới. Tôi không biết tại sao nhưng chúng tôi sẽ truy tới cùng", ông Trump tuyên bố. 

    Không nhắc tới Trung Quốc, nơi phát hiện ra những ca bệnh đầu tiên nhưng ông Trump nói: "Tôi chỉ nói là đáng ra người ta nên nói với chúng tôi về chuyện này. Họ đáng ra nên nói với cả thế giới". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sĩ Lý Văn Lượng đã góp phần cứu Đài Loan khỏi đại dịch Covid-19 như thế nào?

    Theo quan chức y tế Đài Loan, cảnh báo sớm của bác sĩ Lý Văn Lượng trên một diễn đàn trực tuyến đã giúp đảo này nhanh chóng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

    Hãng tin CNA (Đài Loan) ngày 16/4 đưa tin, trong cuộc họp báo hàng ngày, Phó trưởng nhóm phản ứng y tế thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đài Loan (CDC Đài Loan) La Nhất Quân cho biết, sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng chia sẻ thông tin về dịch bệnh trong nhóm trò chuyện riêng thì thông tin này đã được lan truyền ra ngoài.

    Một người dùng mạng đã đăng tải cảnh báo sớm của bác sĩ Lý và hai thông báo khẩn cấp về tăng cường điều trị bệnh viêm không rõ nguồn gốc của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán lên diễn đàn trực tuyến PTT (Đài Loan).

    Vào khoảng 3h sáng ngày 31/12/2019, một bác sĩ Đài Loan đã đọc được và chia sẻ lại thông tin trên diễn đàn PTT vào nhóm thảo luận của CDC Đài Loan.

    Ông La Nhất Quân cho biết: "Từ góc độ chuyên môn, tôi nhận thấy tiết lộ này khác hẳn những tin tức thông thường khác. Các hình ảnh trong bài viết không phải là tài liệu chính thức mà là hình ảnh chụp màn hình tin nhắn".

    Đọc bài đầy đủ trong link dưới:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trump: Một số bang có thể mở cửa ngay ngày mai

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, một số bang hiện đang không phải chiến đấu với dịch viêm phổi do virus corona chủng mới có thể mở cửa làm việc ngay ngày mai (17/4 - giờ địa phương) nếu họ đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Nhà Trắng đưa ra. 

    "Nếu bạn nhìn vào Montana, Wyoming, Bắc Dakota -- thì sẽ thấy rất khác so với New York, rất khác so với New Jersey", ông Trump nói trong cuộc họp báo. 

    Covid-19: GDP Trung Quốc lần đầu tiên có cú tăng trưởng âm gây sốc từ sau Cách mạng Văn hóa - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Tổng thống Mỹ cho hay, hướng dẫn giãn cách xã hội của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) nên được duy trì trừ khi thống đốc bang xác định bang đó đã trải qua 14 ngày với số lượng ca nhiễm thấp tới mức đáp ứng được bộ quy tắc về mở cửa trở lại mà Mỹ mới đưa ra. 

    "[Hướng dẫn giãn cách xã hội] sẽ được duy trì, tùy thuộc vào thống đốc muốn làm gì", ông Trump nói. 

    Ông Trump nhận định, các bang có thể mở cửa ngay ngày mai nếu họ trước đó đã xác định mình vượt qua được mốc 2 tuần, cho phép họ chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong hướng dẫn mới.

    Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng, nếu một thống đốc hành động quá vội vàng khi mở cửa các hoạt động kinh doanh và cho phép tụ tập đông người, chính quyền Mỹ sẽ "thể hiện lập trường rất mạnh".

    Ông Trump cũng cho biết, ông đã hỏi các quan chức có mặt trong các cuộc họp rằng vì sao khuyến cáo lại bao gồm yêu cầu người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng, kể cả những địa điểm chưa thấy nhiều ca COVID-19 khi mà mọi thứ quay trở lại bình thường. 

    Ông Trump nhận được câu trả lời rằng, việc này là để bảo vệ những người dân địa phương "trong trường hợp có người tới từ khu vực chưa thành công lắm" trong việc khống chế sự lây lan của virus. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ ghi nhận hơn 13.300 ca nhiễm SARS-CoV-2

    Ít nhất 13.387 trường hợp mắc COVID-19 đã được ghi nhận ở Ấn Độ tính tới thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Ấn Độ công bố sáng 17/4. 

    Tổng số người tử vong do căn bệnh này là 437 trường hợp. 

    Số ca nhiễm mới được ghi nhận ngày 17/4 tăng 1.007 trường hợp so với 1 ngày trước đó. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đến lượt đồng minh của Mỹ nghi ngờ TQ: TT Pháp nói "không thể ngây thơ kết luận TQ đã xử lý tốt dịch bệnh"

    Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Financial Times vừa được đăng tải ngày hôm qua (16/4), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chia sẻ suy nghĩ của ông về cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới ( COVID-19 ) hiện đã bùng phát thành đại dịch và ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, AFP đưa tin.

    Cụ thể, nhà lãnh đạo Pháp đã nói rằng có những vùng xám trong cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh, và có những điều "đã xảy ra mà chúng ta không hề hay biết".

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 1.

    Trong khi đó, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn luôn khẳng định rằng chủng virus corona mới đã khiến hơn 140.000 người thiệt mạng trên toàn thế giới bắt nguồn từ một khu chợ hải sản kinh doanh cả động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán.

    Covid-19: Ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày lễ quan trọng; ông Macron chỉ trích tính minh bạch của TQ - Ảnh 2.

    Đọc toàn bộ bài viết ở link dưới:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    RT: Số ca tử vong do COVID-19 tại Vũ Hán tăng thêm 50% sau khi giới chức địa phương xem xét lại số liệu

    Theo số liệu mới được công bố, thành phố Vũ Hán có tổng cộng 50.333 ca nhiễm và 3.869 ca tử vong do COVID-19, hãng thông tấn Nga RT cho biết.

    Các quan chức thành phố Vũ Hán của Trung Quốc - nơi khởi phát và tâm chấn đầu tiên của đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) - vừa tiến hành xem xét lại dữ liệu về số người tử vong tại thành phố này và phát hiện con số thực tế có sự chênh lệch đáng kể so với dữ liệu được báo cáo trước đó, theo RT.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    GDP Trung Quốc Quý I năm 2020 sụt giảm 6.8%

    GDP Trung Quốc trong Quý I năm 2020 đã "tăng trưởng" ở mức -6.8% so với cùng kỳ năm trước - theo số liệu do Tổng cục thống kê nhà nước Trung Quốc (NBS) công bố. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đây là lần sụt giảm tăng trưởng Quý I đầu tiên của Trung Quốc kể từ sau khi Cách mạng văn hóa kết thúc năm 1976.

    Trước đó, khảo sát của Reuters đã cho kết quả dự đoán GDP Trung Quốc trong Quý I năm nay sẽ giảm 6.5% so với năm 2019. Trong Quý IV năm 2019, nước này đạt mức tăng trưởng 6%.

    Một khảo sát khác với các nhà phân tích của Bloomberg dự đoán kinh tế Trung Quốc chỉ giảm 6% trong Quý I năm nay.

    Nguyên nhân tăng trưởng kinh tế lao dốc ở Trung Quốc được lý giải chủ yếu do nền kinh tế số 2 thế giới phải áp dụng các biện pháp phong tỏa mạnh mẽ trong vòng 2 tháng để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Đến nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước này mới đang từng bước được phục hồi.

    Thống kê của NBS cũng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn hứng chịu sức ép lớn trong tháng 3 vùa qua, khi các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ và đầu tư bất động sản đều tiếp nối đà suy giảm từ hai tháng đầu năm.

    Trong Quý I, doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 19% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi sản xuất công nghiệp giảm 8.4%. 

    Covid-19: GDP Trung Quốc lần đầu tiên có cú tăng trưởng âm gây sốc từ sau Cách mạng Văn hóa - Ảnh 2.

    Biểu đồ tăng trưởng GDP Trung Quốc theo Quý

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Không có ca tử vong: Thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm chống Covid-19 của Việt Nam"

    Báo chí Trung Đông những ngày qua đã đồng loạt đăng tải bài viết của Hãng thông tấn Đức DPA bằng tiếng Ả-rập với tiêu đề "Không có ca tử vong: Thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm chống Covid-19 của Việt Nam".

    Bài báo viết "nhờ sự hành động quyết liệt từ sớm, xét nghiệm rộng rãi, cách ly nghiêm ngặt và đoàn kết xã hội, đến nay Việt Nam đã tránh được tình trạng bùng phát dịch như ở châu Âu và Mỹ".

    Dù có số ca nhiễm thấp nhưng Việt Nam vẫn tiến hành giãn cách xã hội từ ngày 1/4. Đây là một phản ứng nhanh và mạnh hơn so với phản ứng ở Anh và Italia. Bài báo cũng nhấn mạnh phần lớn thành công của Việt Nam trong ứng phó với dịch Covid-19 là do tinh thần đoàn kết xã hội.

     Việt Nam cũng rất quyết liệt nhất là trong xử ly các vi phạm về phòng chống dịchTổ chức Y tế Thế giới và các phương tiện truyền thông toàn cầu đã ca ngợi cách xử lý khủng hoảng hiệu quả của Việt Nam khi không có ca tử vong và số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ dừng lại ở mức vài trăm người. 

    Việc Việt Nam đưa ra các phản ứng sớm đối với cuộc khủng hoảng là quyết định và hiệu quả cùng với việc sớm thành lập một ban chỉ đạo quốc gia để bảo vệ và kiểm soát dịch.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    "Không có ca tử vong: Thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm chống Covid-19 của VN"vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Di sản y tế thời Liên Xô phát huy tác dụng rõ rệt trong quá trình phòng dịch Covid-19

    Sau nhiều thế kỉ, nhờ vào sự phát triển của ngành y tế, dịch hạch không còn là mối đe dọa quá đáng lo ngại. Ngày nay, các bác sĩ đã có thể chữa trị căn bệnh này bằng kháng sinh.

    Tuy nhiên, trong những năm 1920, dịch hạch vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với Liên Xô và buộc quốc gia này phải thiết lập một cơ quan chuyên trách nhà nước để theo dõi và kiểm soát dịch bệnh.

    Ông Putin phản ứng gắt về nghi vấn SARS-Cov-2 rò rỉ ở Vũ Hán; Nga phá kỷ lục ca nhiễm mới 4 ngày liên tiếp - Ảnh 1.

    Lều y tế để chữa trị các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm ở Mông Cổ vào năm 1948. Liên Xô đã gửi các nhà khoa học tới các vùng khác nhau, bao gồm Trung Quốc và Mông Cổ, để học hỏi về bệnh dịch. Ảnh: Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Monterey

    Hiện tại, Nga và nhiều quốc gia khác vẫn có những tổ chức tiếp nối và kế nhiệm vai trò của cơ quan thời Liên Xô. Với kế hoạch cách ly sẵn có và những nhân sự được đào tạo bài bản, các tổ chức kế thừa đã trở thành trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

    Theo New York Times, một số di sản từ nền y tế thời Liên Xô đã giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, và là lí do giải thích tại sao virus corona lây lan chậm ở Nga, Ukraine và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ trong khi Mỹ và Tây Âu chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

    Xin mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bất đồng xử lý khủng hoảng COVID-19, Tổng thống Brazil miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 16/4 (giờ địa phương) ra quyết định miễn nhiệm người đứng đầu Bộ Y tế nước này Luiz Henrique Mandetta sau hàng loạt những bất đồng trong phương thức xử lý khủng hoảng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Thông tin trên do chính Bộ trưởng Y tế Mandetta công bố trên mạng xã hội Twitter. Ông cho hay vừa nhận được thông báo từ Tổng thống Bolsonaro về quyết định miễn nhiệm. 

    Ông Mandetta khẳng định trong thời gian tại vị đã triển khai được chương trình cải thiện sức khỏe cho người dân, và lên kế hoạch cho cuộc chiến chống COVID-19, dịch bệnh ông đánh giá là "thách thức lớn" đối với hệ thống y tế Brazil.

    Quyết định bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế Brazil được đưa ra sau cuộc họp riêng của ông với Tổng thống Bolsonaro diễn ra cùng ngày. Trước đó, một trong những cộng sự quan trọng nhất của ông là Quốc vụ khanh phụ trách giám sát dịch tễ Wanderson de Oliveira cũng đã nộp đơn từ chức.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bất đồng xử lý khủng hoảng COVID-19, Tổng thống Brazil miễn nhiệm Bộ trưởng Y tếbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Putin phản ứng về giả thuyết nguồn gốc SARS-Cov-2 liên quan đến Trung Quốc

    Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/4 đã có cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thảo luận các vấn đề xoay quanh đại dịch Covid-19.

    Kênh CGTN (Trung Quốc) đưa tin, trong cuộc điện đàm, tổng thống Putin đề cập "ý đồ của một số người nhằm làm mất uy tín của Trung Quốc trong vấn đề nguồn gốc của virus corona mới (SARS-Cov-2) là không thể chấp nhận được".

    Thông điệp của Putin về vấn đề nguồn gốc virus corona được cho là thể hiện thái độ nhằm vào nghi vấn do tổng thống Mỹ Donald Trump nêu ra hôm 15/4, trong đó ông Trump nói giới chức Mỹ "ngày càng được nghe nhiều hơn" về giả thuyết SARS-Cov-2 rò rỉ đầu tiên từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, thay vì bùng phát tại chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố này.

    Theo đài CNN (Mỹ), giới chức tình báo và an ninh Mỹ cho biết đang điều tra về nguồn gốc virus corona xoay quanh giả thuyết nói trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề nghị Anh tạo điều kiện chăm sóc y tế và hỗ trợ cho công dân Việt Nam

    Chiều ngày 16/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng có cuộc điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Nigel Adams để trao đổi về hợp tác phòng chống đại dịch COVID-19 và thúc đẩy quan hệ song phương.

    Tại cuộc điện đàm, Thứ trưởng Tô Anh Dũng thông báo các biện pháp Việt Nam đang tích cực triển khai và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam kiểm soát tình hình, phòng chống dịch bệnh lây lan, nỗ lực bảo đảm an toàn cho người dân Việt Nam cũng như công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

    Thứ trưởng bày tỏ Việt Nam sẵn sàng trao đổi thông tin, kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, mong muốn Anh chia sẻ kinh nghiệm và những nghiên cứu liên quan đến điều trị bệnh COVID-19 nhằm giúp nâng cao năng lực y tế cộng đồng, góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh trên toàn cầu.

    Thứ trưởng cũng đề nghị Anh tạo điều kiện chăm sóc y tế và hỗ trợ thuận lợi cho công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Anh trong thời điểm dịch bệnh này.

    Quốc vụ khanh Nigel Adams chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19, thể hiện vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.

    Quốc vụ khanh đánh giá cao những kết quả nổi bật của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, mong muốn hai nước chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác phòng chống dịch bệnh này cả trong khuôn khổ song phương và đa phương, phát huy tiếng nói của hai nước, nhất là khi Việt Nam đảm đương các trọng trách quan trọng trong ASEAN và tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy phối hợp quốc tế trong cuộc chiến còn nhiều cam go này.

    Quốc vụ khanh bày tỏ cảm kích trước việc Chính phủ Việt Nam trao tặng 110.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn cho Anh cũng như tạo điều kiện để chuyến bay chở công dân Anh có thể về nước an toàn.

    Năm 2020 là năm hai nước kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược, hai bên nhất trí nâng cao hiệu quả hơn nữa các cơ chế hợp tác hiện có, đẩy mạnh hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa..., đồng thời phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực khi Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Đề nghị Anh tạo điều kiện chăm sóc y tế và hỗ trợ cho công dân Việt Namwww.tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhóm G7 nhất trí lập trường về mở cửa lại nền kinh tế

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 (giờ miền Đông) tổ chức hội nghị trực tuyến với các lãnh đạo khác của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản.

    Tại hội nghị, Nhà Trắng cho biết lãnh đạo nhóm G7 đã nhất trí phối hợp tái mở cửa các nền kinh tế của nhóm này sau đại dịch và đảm bảo "các chuỗi cung ứng đáng tin cậy" trong tương lai.

    Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nêu rõ: "Các lãnh đạo nhóm G7 đã giao cho các bộ trưởng chuẩn bị cho việc tất cả các nền kinh tế G7 mở cửa trở lại an toàn và dựa trên cơ sở cho phép các nước G7 tái lập nhịp độ tăng trưởng cùng với các hệ thống y tế vững mạnh hơn và các chuỗi cung ứng đáng tin cậy".

     Nhà Trắng cũng cho hay, "các lãnh đạo G7 đã nhất trí duy trì cam kết triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo một phản ứng toàn cầu mạnh mẽ và có tính phối hợp đối với cuộc khủng hoảng y tế này cũng như thảm họa liên quan đến kinh tế và nhân đạo, nhằm mục tiêu phục hồi bền vững".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nhóm G7 thống nhất lập trường về WHO và mở cửa trở lại nền kinh tế baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ

    Theo Bộ Y tế, tổng số ca mắc mới từ 18h ngày 16/4 đến 6h00 ngày 17/4: 0 ca. Như vậy tính từ 6h sáng 16/4 sau 24 giờ chưa ghi nhận thêm ca mắc mới.

    Trong ngày 16/4 có 06 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

    Dự kiến hôm nay (17/4) sẽ có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bản tin tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Số ca mắc Covid-19 tăng 4 ngày liên tiếp, lập kỷ lục mới

    Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Liên bang Nga cho biết, trong vòng 24 giờ tính đến hết ngày 16/4, số ca nhiễm Covid-19 tại nước này đã tăng thêm 3.448 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân lên 27938. Số ca tử vong tăng thêm 34, lên 232 người.

    Đây là ngày thứ tư liên tiếp Nga "phá kỷ lục" về gia tăng số ca nhiễm mới trong ngày, so với báo cáo các ngày trước đó là: 3.388 ca nhiễm (15/4), 2.774 ca (14/4), và 2.558 ca (13/4).

    Thủ đô Moskva tiếp tục là "tâm dịch" của Nga khi đại bộ phận ca nhiễm được xác định tại đây. Moskva báo cáo 1.370 ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày 16, nâng tổng số ca lên 16.146 và 113 người tử vong.

    Trang mạng RBK (Nga) dẫn 3 nguồn tin của Văn phòng Tổng thống và Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/4, hé lộ điện Kremlin đã quyết định lùi thời gian tổ chức sự kiện diễu binh nhân Ngày Chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - theo truyền thống sẽ diễn ra ngày 9/5 trên Quảng trường Đỏ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Âu 1.014.238 ca mắc bệnh, 92.224 người tử vong

    Trong vòng 24 giờ qua, châu Âu là nơi ghi nhận dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới với 43.481 ca bệnh mới, thêm 3.905 người tử vong, nâng tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong ở châu lục này lên lần lượt 1.014.238 và 92.224 trường hợp.

    Tây Ban Nha đang là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới. Bộ Y tế nước này hết ngày 16/4 thông báo số ca tử vong do bệnh COVID-19 đã tăng lên thành 19.315 người. Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha có thêm 551 bệnh nhân tử vong vì COVID-19, tăng so với mức 523 một ngày trước đó. Tây Ban Nha cũng ghi nhận thêm 5.183 ca mắc bệnh, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 184.948 ca.

    Covid-19: Hơn 143.000 người tử vong trên thế giới, tâm dịch New York ở Mỹ kéo dài phong tỏa đến 15/5 - Ảnh 1.

    Ảnh: Jorge Mantilla/NurPhoto/Getty Images

    Trong khi đó, tại nước láng giềng Italy, sau hơn 5 tuần lệnh phong tỏa được thực thi trên toàn quốc, đã có những dấu hiệu dịch bệnh đã qua điểm đỉnh và sắp kiểm soát được dịch bệnh. Số bệnh nhân trong các bệnh viện đã giảm dần và tỷ lệ nhiễm mới cũng giảm bớt.

    Từ ngày 14/4, Italy đã thận trọng nới lỏng phong tỏa đối với một số lĩnh vực kinh tế, trong khi tái tổ chức các khu vực công cộng để bảo vệ tốt hơn, như tiếp tục yêu cầu giãn cách xã hội và đeo khẩu trang và găng tay ở nơi công cộng. Chính phủ dự kiến sẽ dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 3/5 tới.

    Tính đến thời điểm này, Italy có 168.941 ca mắc COVID-19, trong đó có 22.170 ca tử vong, đứng trên Pháp - quốc gia có lần lượt số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và ca tử vong là 165.027 và 17.920; Đức lần lượt là 136.569 và 4.052; Anh là 103.093 và 13.729.

    Tại Anh, Nghị viện Anh ngày 16/4 đã phê chuẩn các kế hoạch cho phép Hạ viện họp trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử 700 năm tồn tại. Động thái chưa từng thấy nói trên là do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến các cơ quan công sở, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì lệnh phong tỏa. Ngoài ra, Chính phủ Anh dự kiến thông báo quyết định kéo dài yêu cầu giãn cách xã hội trong ngày 16/4.

    Theo kế hoạch, Nghị viện Anh sẽ sử dụng ứng dụng dịch vụ họp trực tuyến Zoom để cho phép các nghị sĩ đặt câu hỏi chất vấn bộ trưởng về chính sách trong thời gian áp dụng phong tỏa. Các đề xuất mới sẽ cho phép 120 nghị sĩ đặt câu hỏi từ xa vào bất cứ thời điểm nào, và 50 nghị sĩ khác được phép ngồi tại nghị trường tham dự cuộc họp theo "các quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội".

    Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết dù một số quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 đã ghi nhận những dấu hiệu lạc quan, nhưng số ca nhiễm mới vẫn đang tăng lên và sắp chạm mốc 1 triệu người chỉ riêng ở khu vực này.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây  

    Diễn biến dịch COVID-19 thế giới tới 6h sáng 17/4: Trên 145.000 người tử vong, nhiều nước kéo dài lệnh phong tỏabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ASEAN: Toàn khối có hơn 1.000 ca tử vong, Singapore bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

    Hết ngày 16/4, khu vực Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng trên 24.5100 ca mắc bệnh COVID-19 và trên 1.000 người tử vong. 

    Tính tới 23h59 ngày 16/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 24.105 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.475 trường hợp mắc bệnh mới.

    Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.003 người dân ở khu vực thiệt mạng, tăng 44 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 6.413 trường hợp.

    Trong vòng 24 giờ qua, Singapore tiếp tục có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực trong ngày thứ 3 liên tiếp (728 người), trong khi Indonesia tiếp tục là nước có số ca tử vong trong ngày nhiều nhất với 27 ca mới.

    Tại ASEAN, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand là "Top 5" nước chứng kiến tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn hẳn nhóm 6 nước còn lại gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei và Timor Leste.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump công bố “Kế hoạch 3 giai đoạn” mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 đã công bố chỉ dẫn mở cửa lại nền kinh tế, qua đó tiến trình này sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn.

    Tổng thống Donald Trump đã công bố chỉ dẫn với tên gọi "Mở cửa lại nước Mỹ" tại cuộc họp báo của nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng.

     

    Dựa trên những dữ liệu mới đây, các chuyên gia đã thống nhất rằng chúng ta đã có thể bắt đầu một mặt trận mới đó là Mở cửa lại nước Mỹ. Tôi từng đề cập rằng, phong tỏa toàn quốc không phải là một giải pháp lâu dài và bền vững. Để bảo vệ sức khỏe của người dân, chúng ta phải bảo vệ sức khẻo và các hoạt động của nền kinh tế. Về dài hạn, chúng ta không thể thiếu một trong hai yếu tố này. Do đó, chính quyền của tôi đã ban hành các chỉ dẫn liên bang mới cho phép các thống đốc tiếp cận một cách cẩn thận và theo giai đoạn về việc mở lại từng bang của mình. Đây là một quá trình dần dần và khi số ca nhiễm giảm xuống, các giới hạn sẽ được nới lỏng và sẽ được gỡ bỏ.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     Chỉ dẫn liên bang mới đưa ra cách tiếp cận theo giai đoạn dựa trên dữ liệu và nghiên cứu cập nhật và nhằm làm giảm rủi ro dịch bệnh tái phát. Cách tiếp cận này cũng nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương bao gồm người cao tuổi và các cá nhân có bệnh lý nền. Cách tiếp cận này sẽ được thực hiện trên cơ sở từng hạt hoặc từng bang và do các thống đốc bang quyết định.

    Chỉ dẫn đề nghị mở cửa được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 dành cho các bang và khu vực đáp ứng được các tiêu chí mở cửa; giai đoạn 2 dành cho các bang và khu vực có khả năng hồi phục cũng như lần thứ hai đáp ứng được các tiêu chí mở cửa; và giai đoạn 3 dành cho các bang và khu vực có khả năng hồi phục và lần thứ ba đáp ứng được các tiêu chí mở cửa.

    Chỉ dẫn cũng bao gồm các khuyến nghị chung cho các cá nhân và các nhà sử dụng lao động cũng như cho từng giai đoạn cụ thể.

    Trong giai đoạn đầu tiên, trường học sẽ tiếp tục đóng cửa, trong khi đó, các điểm tụ tập đông người có thể được hoạt động với các quy định giãn cách xã hội chặt chẽ. Các phòng gym có thể được mở lại nếu duy trì các biện pháp giãn cách xã hội trong khi các quán bar vẫn tiếp tục phải đóng cửa.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tổng thống Trump công bố chỉ dẫn mở cửa lại nền kinh tếvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 15/5

    Thống đốc bang New York ông Andrew Cuomo ngày 16/4 (giờ miền Đông) quyết định kéo dài lệnh phong tỏa tại bang này đến ngày 15/5, dù số ca tử vong do Covid-19 ghi nhận ở bang này trong 24 giờ qua ở mức thấp nhất trong 10 ngày liên tục.

    Ông Cuomo cho rằng, cần phải chứng kiến số ca nhiễm giảm nhiều nữa trước khi có thể nới lỏng lệnh phong tỏa tại bang này. Như vậy, có 7 bang Đông Bắc Mỹ đã tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 15/5.

    Thống đốc Cuomo cho hay, số ca tử vong tại bang New York trong ngày 16/4 là 606 trường hợp, ít hơn 146 ca so với 1 ngày trước đó, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 12.192 người. Số người nhập viện trung bình trong 3 ngày qua đã giảm 2%.

    Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tổng số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 được xác nhận ở Mỹ đã vượt mốc 30.000 người vào ngày 16/4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có hơn 143.000 người chết do Covid-19, Mỹ dẫn đầu cả về số ca nhiễm và tử vong

    Theo số liệu thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ), tính đến 6h30 sáng nay (17/4, giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 2.152.647 trường hợp, trong đó có 143.802 người tử vong và 542.107 đã được điều trị hồi phục.

    Đến nay, đại dịch Covid-19 đã tấn công 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Mỹ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thế giới về tất cả các chỉ số ca nhiễm mới, ca tử vong mới trong ngày, cũng như về tổng số ca mắc bệnh và tổng số ca tử vong tính tới ngày 17/4. Số liệu của John Hopkins cho thấy Mỹ có ngày thứ tám liên tiếp báo cáo trên 1.000 người tử vong/ngày do Covid-19.

    Theo đó, tổng số ca nhiễm của Mỹ được JK thống kê là 667.801 trường hợp, gồm 32.917 người tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại