1. Đỉnh Everest không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới
Núi Hawaiian Mauna có độ cao 4.205m so với mực nước biển. Tuy nhiên, phần lớn của ngọn núi này thì lại nằm sâu dưới mực nước biển.
Nếu tính chiều cao từ chân núi tới đỉnh núi thì ngọn Hawaiian Mauna có chiều cao là 10.203m, cao hơn núi Everest 1.355m. Vậy thực tế Hawaiian Mauna mới chính là ngọn núi cao nhất thế giới.
2. Bầu khí quyển cũng có biên giới
Đường biên giới của bầu khí quyển có tên là Kármán. Đường Kármán được quốc tế chấp nhận và nó nằm ở độ cao 100km so với mực nước biển. Đường Kármán được coi như là ranh giới ngăn giữa Trái đất và không gian.
3. Nơi khô hạn nhất trên thế giới nằm ở châu Nam Cực
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn tin rằng nơi khô hạn nhất trên trái đất chính là sa mạc Atacama ở Chile, nơi mà hàng nghìn năm không có lấy một giọt mưa.
Tuy nhiên, nơi khô hạn nhất trên thế giới lại là thung lũng McMurdo Dry nằm ở châu Nam Cực. Nơi đây đã không xuất hiện mưa từ khoảng gần 2 triệu năm trước. Gió ở thung lũng McMurdo Dry đạt tốc độ tới 320 km/h.
4. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên Trái đất
Hồ Baikal, thuộc địa phận nước Nga được mệnh danh là "hồ nước lớn nhất thế giới".
Đại dương giữ 97% lượng nước trên toàn thế giới, do vậy chỉ còn lại 3% là nước ngọt. Trong tổng số lượng nước ngọt nghe có vẻ ít ỏi ấy thì có tới 70% lượng nước ngọt được giữ trong các tảng băng, 20% là nằm ở hồ Baikal (Nga), đây cũng chính là hồ nước lớn nhất thế giới.
5. 12.000 năm là tuổi của ngôi đền cổ nhất thế giới
Ngôi đền cổ nhất từng được con người biết đến có tên Göbekli Tepe. Ngôi đền này nằm ở phía Nam (Thổ Nhĩ Kỳ). Dựa vào những vết tích trên các cột trụ của ngôi đền, các nhà khoa học còn tin rằng sao chổi đã quét qua nơi đây vào khoảng 11.000 năm trước.
6. Mặt trăng là một phần của Trái đất
Các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng, khoảng 4.36 tỷ năm trước đã diễn ra một vụ va chạm giữa hành tinh (giả thuyết) Theia với Trái đất. Điều này hình thành nên một hành tinh vĩnh cửu của Trái đất, đó chính là Mặt trăng.
7. Khoảng 250 triệu năm nữa các lục địa sẽ hợp lại?
Hình ảnh dự đoán khi các lục địa gộp lại sẽ trông như thế nào vào 250 triệu năm sau.
Khoảng 335 – 175 triệu năm trước đã tồn tại một siêu lục địa mang tên Pangea. Sau đó nó được tách ra thành 2 châu lục khác nhau là Laurasia và Gondwana. Từ 2 châu lục này, chúng đã tách ra và tạo nên 7 châu lục như bây giờ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng các lục địa sẽ hợp lại vào khoảng 250 – 300 triệu năm nữa và tạo thành 1 lục địa duy nhất mang tên Pangaea Ultima.
8. Một sinh vật đơn bào đã gây ra sự tuyệt chủng đầu tiên trên Trái đất
Sự tuyệt chủng hàng loạt tạo cơ hội duy nhất cho loài khủng long Archosaurs phát triển, tổ tiên của loài cá sấu bây giờ.
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã đưa ra một lý thuyết giải thích cho sự tuyệt chủng đầu tiên diễn ra trên Trái đất. Sự kiện này đã gây ra cái chết của gần 90% sinh vật sống trên hành tinh này.
Theo các nhà khoa học, một loại vi khuẩn mang tên Methanosarcina đột nhiên lây lan trên các đại dương vào 252 triệu năm trước và chính nó đã gây nên sự tuyệt chủng ghê gớm đối với các sinh vật lúc đó. Các nhà khoa học cũng cho rằng sự tuyệt chủng hàng loạt này lại tạo cơ hội duy nhất cho loài khủng long Archosaurs phát triển, tổ tiên của loài cá sấu bây giờ.
9. Phần lớn hành tinh của chúng ta chìm trong bóng tối
Hình ảnh Thái Bình Dương khi nhìn từ không gian
Như chúng ta đã biết, khoảng 71% bề mặt trái đất là các đại dương. Ánh sáng mặt trời chỉ có thể tiếp xúc được với nước tới độ sâu không quá 200m. Phần còn lại dưới nước sẽ không bao giờ được ánh sáng chiếu tới. Vì vậy có thể nói rằng phần lớn hành tinh của chúng ta vĩnh viễn chìm trong bóng tối.
10. 2 quốc gia láng giềng có thể cách nhau tới 24 giờ
Múi giờ tại đảo Kiritimati, nước Kiribati là +14 UTC, còn múi giờ tại American Samoa là -11 UTC.
Thực tế, khu vực American Samoa chỉ cách một phần đất nước Kiribati 2000 km. Tuy nhiên, hai quốc gia này có thời gian chênh nhau tới tận 25 giờ.
(Nguồn: Brightside)