Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn

Thanh Lê |

Ảnh fake giờ tràn ngập trên các trang mạng xã hội, mà không phải ai cũng là chuyên gia biết được những điều đó. Thế nên, chúng ta phải có mẹo.

Việc ảnh hay tin giả lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram hiện nay đã không còn là vấn đề quá mới.

Ngay cả bố mẹ bạn và những người có kinh nghiệm nhiều năm vẫn có thể vô tình share nhầm những tấm ảnh được photoshop công phu mà hoàn toàn không biết. Vậy làm cách nào để biết được một tấm hình được lan truyền rộng rãi trên Facebook là thật hay là giả?

Đối với các chuyên gia, họ có một số công cụ để giúp xác định xem ảnh đã qua chỉnh sửa hay chưa. Một số thuật toán có thể giúp xác định các vị trí nào trên ảnh đã được sao chép chồng lên (clone), hoặc họ có thể dựng mô hình 3D để phân tích hướng ánh sáng trong cảnh vật.

Nhưng người thường thì không phải ai cũng có mấy thứ công cụ phức tạp này. Thay vào đó, chúng ta có một số mẹo để nhận diện hình ảnh giả một cách thông minh hơn, theo lời chia sẻ của Harry Farid. Ông là một nhà khoa học máy tính và chuyên gia về pháp y số ở ĐH Dartmouth, Mỹ.

1. Truy nguồn ảnh

Hãy bắt đầu bằng con đường đơn giản nhất là truy nguồn ảnh, sử dụng Google Image hoặc TinEye.

"Mỗi khi có thảm họa tự nhiên nào đó, lại thấy người ta phát tán mấy tấm hình ngớ ngẩn như có cá mập bơi ngoài đường trên mạng," - Tiến sĩ Farid nói.

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 1.

Hầu hết hình về cá mập thường là hình đã qua Photoshop. (nguồn: deadspin.com)

Thường nếu là hình được phát tán từ một trang web khác, hay hình được sử dụng lại "chế" theo sự kiện, tất cả đều có thể tra được nguồn.

2. Tra thông số ảnh

Vậy với một bức ảnh đã qua được bài kiểm tra về truy nguồn thì sao? Tin luôn à? Ồ không, bạn phải tiếp tục kiểm tra, lần này là bằng cách xem thông số (metadata) của hình.

Đó là những phần thông tin của ảnh được mặc định bằng máy ảnh, từ lúc tấm ảnh ấy được chụp.

"Có rất nhiều trang web mà khi tải ảnh lên, chúng sẽ lộ thông số ảnh cho bạn luôn" - tiến sĩ Farid cho biết.

Những thông số này bao gồm máy ảnh loại gì, thời gian bức ảnh được chụp, và cả vị trí bức ảnh được chụp nếu máy ảnh có chức năng đấy!

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 2.

Một trong những ví dụ về thông số kỹ thuật của ảnh được tải lên trang Deviantart.com, một trong các website hàng đầu về tranh ảnh và hoạt động nghệ thuật trên thế giới.

Chưa kể, nếu bức ảnh ấy được mở trong Photoshop và save lại, thường thông tin trên các web này cũng sẽ hiện luôn. Tiến sĩ Farid cũng cho biết: "Khi bạn chỉnh sửa hình, bản thân việc ấy cũng có thông số luôn."

Bạn cũng có thể sẽ tìm được một bản mini (thumbnail) của bức ảnh gốc, được lưu cùng với bức ảnh, Richard Matthews - một sinh viên PhD nghiên cứu về pháp y ảnh kỹ thuật số ở đại học Adelaide, cho biết.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm được mấy thông số này. Những thứ được tải lên Twitter hay Facebook thì thông số cũng bị... lột sạch, vì chính sách bảo mật của công ty dành cho người dùng.

3. Phân tích chiều ánh sáng và bóng đổ

Bóng và ánh sáng có thể cho chúng ta biết vật nào đã bị di chuyển đi, hoặc nhét thêm vào trong hình.

Tiến sĩ Farid đã nhận ra rằng, khi ông cho con người xem hình với bóng đổ sai, họ thường sẽ không phát hiện ra. Đây cũng có nghĩa rằng những người làm hình giả cũng thường không chú ý đến việc bóng đổ sai hướng trong hình luôn.

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 3.

Hãy thử tìm điểm khác nhau giữa hình gốc (bên trái), và hình qua chỉnh sửa (bên phải) đi nào!

"Thường nếu những người đó ghép một vật thể nào đó vào trong hình, bóng sẽ đổ ở sai hướng. Họ không để ý đâu, nhưng mà vài phép vẽ dựng hình thể sẽ giúp dễ phát hiện ra hình giả." - ông nói.

Về cơ bản là, bạn nối một đường từ một điểm trên một vật đến một điểm khác trên bóng của nó.

Làm điều này với một vài điểm khác nhau, và bạn sẽ thấy rằng các đường này sẽ tụ lại một điểm, là nguồn sáng.

Trong một tấm hình ngoài trời, các đường này thường là gần như song song, vì mặt trời, nguồn sáng chính của ảnh, ở cách xa chúng ta đến 150 triệu km lận.

Trong tấm hình phía trên, chị gái ở ngay cầu thang được cắt ghép từ một hình khác.

Trông sơ sơ thì có vẻ không có gì sai - cho tới khi bạn thực hành phương pháp nối điểm ở trên kia. Các đường đỏ nối từ chị gái đến bóng đổ của chị ấy không có cùng nguồn sáng với những đường màu xanh nối các vật và bóng đổ còn lại trong hình.

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 4.

Đường đỏ nối chị gái gần cầu thang với bóng không có cùng nguồn sáng với những đường xanh còn lại trong hình (Nguồn: ABC News)

4. Sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh

Nếu bạn nghi ngờ rằng có thứ nào đấy đã bị xóa ra khỏi hình, việc sử dụng những phần mềm như Photoshop hay Pixlr có thể giúp bạn biết ngay.

Phương pháp sử dụng các phần mềm này chủ yếu dựa trên việc làm nổi bật những điểm khác nhau mà mắt thường không nhìn thấy được. Ngay cả bản thân màu đen cũng có rất nhiều thể, tiến sĩ Farid nói.

"Nếu có ai đã xóa cái gì đấy, bạn sẽ thấy một khối màu đặc ở những chỗ mà thứ đấy bị xóa đi." Ông nói.

Để hiểu rõ điều này, hãy xem tấm hình chụp mùa hè ở Melbourne này. Một số tòa nhà trong đây đã bị xóa đi.

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 5.

Hình gốc mùa hè ở Melbourne (bên trái), và ảnh đã qua chỉnh sửa.

Hãy thử chỉnh độ tương phản (contrast), độ sáng (brightness) và độ phơi sáng (exposure) và bạn sẽ thấy mấy khối màu ngay.

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 6.

Ảnh qua chỉnh sửa được chỉnh tương phản và các thông số khác. Bạn có thể thấy ở đường chân trời có cái gì kì kì.

Biết các mẹo này thì ảnh Photoshop có giỏi đến đâu cũng không lừa được bạn - Ảnh 7.

Khi chuyển ảnh qua đen trắng (grayscale), chúng ta có thể thấy các khối màu đặc ngay.

Nguồn: ABC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại