Biến nhện chết thành 'robot xác sống'

GIA MINH |
Biến nhện chết thành 'robot xác sống'
Biến nhện chết thành 'robot xác sống'

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Rice ở bang Texas (Mỹ) tuyên bố đã hồi sinh thành công những con nhện đã chết để chúng phục vụ như một con robot.

Biến nhện chết thành robot xác sống - Ảnh 1.

Các kỹ sư đã hồi sinh nhện chết bằng cách biến chúng thành máy gắp cơ học - Ảnh: DREAMS TIME

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Advanced Science, nhóm kỹ sư cho biết họ đã có thể điều khiển chân của một con nhện chết bằng những luồng không khí.

Mọi sự bắt đầu khi một ngày nọ, nhóm nghiên cứu tình cờ bắt gặp một con nhện chết ở khu vực phòng thí nghiệm. Để ý cách con nhện cuộn tròn khi chết, nhóm nghiên cứu phát hiện chân nhện không có cơ bắp như con người, mà thay vào đó dựa vào áp suất thủy lực để di chuyển các chi của chúng.

Nhóm nghiên cứu quyết định xem liệu họ có thể thực sự điều khiển được đôi chân hay không. Cơ chế hoạt động khá đơn giản: cô Faye Yap, kỹ sư cơ khí tại Đại học Rice và là tác giả chính của nghiên cứu, dùng một ống tiêm áp suất thủy lực vào bên trong một con nhện sói đã chết và thêm một ít chất siêu dẻo để giữ nó tại chỗ. Sau đó, cô thêm một lượng nhỏ không khí và chân của con nhện ngay lập tức mở ra.

"Và vậy là bạn đã có công cụ lấy đồ lạ lùng nhất thế giới", trang Daily Beast tường thuật. Theo trang này, các bộ gắp của nhện "xác sống" rất hiệu quả trong việc nhặt đồ: nhện sói được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng nâng hơn 130% trọng lượng cơ thể của chính chúng.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng công cụ mới của họ cũng bền bỉ một cách đáng kinh ngạc: một con nhện thậm chí có thể duy trì 1.000 chu kỳ đóng mở trước khi có dấu hiệu hư hao. Tuy nhiên, cô Yap nói rằng cuối cùng họ "có kế hoạch kết hợp các vật liệu phủ polyme mỏng để kéo dài tuổi thọ của bộ gắp đặc biệt này".

Anh Daniel Preston, trợ lý giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại học Rice và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói: "Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ khơi dậy những ý tưởng mới về việc sử dụng vật liệu sinh học một cách bền vững cho các ứng dụng robot".

"Bộ gắp này vốn có khả năng ngụy trang. Chúng tôi hình dung có thể triển khai nó trong điều tra thực địa khoa học. Ví dụ để bắt và thu thập côn trùng nhỏ và các mẫu vật sống khác mà không làm hỏng chúng", cô Yap nói thêm.

theo Tuổi Trẻ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên