Cuộc sống có lúc thăng lúc trầm, đường đời không bao giờ bình lặng.
Đôi lúc, những thử thách cuộc đời ập đến khiến chúng ta hoang mang, mất phương hướng trong cuộc sống. 3 câu nói sau đây sẽ giúp bạn vững lòng mỗi khi đối mặt với sóng gió.
Khi gặp nghịch cảnh, thay vì bực tức hay than vãn, hãy tìm giải pháp và vượt qua
Chúng ta có quá nhiều điều để bực tức và than vãn mỗi ngày. Có 10 việc, thì có đến 9 việc không vừa ý.
Mọi thứ xung quanh đều có thể khiến chúng ta khó chịu: công việc không thuận lợi, đồng nghiệp đấu đá, sếp trách mắng, chuyện tình cảm gặp trục trặc, áp lực từ gia đình…
Nếu cứ trái ý một chút ta lại nổi cáu và phàn nàn, thì chúng ta liệu còn có thể vui vẻ, hạnh phúc?
Dù bạn có ngay lập tức quát tháo, đập phá, thậm chí động tay động chân, hay kìm sự bực tức lại rồi về xả lên gia đình mình, kết quả cuối cùng chỉ là tạo thêm sự căng thẳng, lan truyền sự khó chịu.
Điều này sẽ khiến người thân của bạn bị tổn thương, kẻ ngoài sẽ mang lòng thù ghét, tìm cơ hội để trả đũa lại. Vấn đề thì vẫn còn đó, thậm chí còn trở nên phức tạp hơn.
Thiếu kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ làm những điều ngu ngốc khiến mình hối hận sau này. Bực tức, chửi bới, than vãn không phải là cách để đối mặt với nghịch cảnh.
Khi gặp trắc trở, hãy bình tĩnh tìm hiểu vấn đề, từ đó tìm ra cách ứng phó. Người thông minh thật sự sẽ tỉnh táo tìm giải pháp cho vấn đề, chứ không phải nổi giận hay than vãn.
Khi gặp biến cố bất ngờ, đừng hoảng sợ
Thế gian vận động không ngừng. Cũng như vạn vật, cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi.
Ta phải xác định ngay từ đầu là cuộc sống sẽ không bao giờ yên bình, lặng lẽ chảy về một hướng, bởi sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào, những ngã rẽ, bước ngoặt sẽ bất ngờ tìm đến.
Cách đối mặt với những sóng gió, cách lựa chọn trước những ngã rẽ sẽ quyết định sự thành bại của cả một đời người.
Nếu chỉ chút gợn sóng đã làm ta hoảng sợ, ta không thể nào có đủ bản lĩnh để đứng vững trước sóng to gió cả.
Muốn tạo dựng sự nghiệp, bản lĩnh đối mặt với biến cố là vô cùng quan trọng. Dù trời long đất lở vẫn phải đứng vững, tỉnh táo để ứng phó.
Kẻ tầm thường sẽ coi đây là tai họa, người làm đại sự sẽ coi đây là cơ hội để rèn luyện bản thân thêm cứng cỏi và sắc xảo.
Khi bị đả kích, nói xấu, không cần thiết phải giải thích với đối phương
Khi nhận được những lời phải hồi tiêu cực, hay tệ hơn là bị người khác nói xấu, phỉ báng, phản ứng khôn ngoan đầu tiên là suy xét lại mình xem những lời đó có đúng, có hợp lý hay không.
Nếu những lời này có ý tốt, góp ý để mình tự hoàn thiện bản thân, ngại gì mà ta không tiếp thu?
Nếu đó chỉ là những lời đặt điều, nói xấu vô lý, ta phải có cách giải quyết khác. Người nói đã có ác ý, dù ta có giải thích, tranh cãi thế nào cũng sẽ vô dụng.
Mục đích của họ khi đặt điều là nhằm hạ thấp uy tín của ta, điều này thể hiện sự ích kỷ, ghen tỵ và thiếu hiểu biết của họ.
Thay vì tốn thời gian và công sức để tranh cãi, tại sao ta không bỏ qua, dùng hành động để chứng tỏ bản thân mình và dập tắt sự đặt điều? Đó mới là cách giải quyết hiệu quả và thông minh nhất.
Khi bị chỉ trích, dù sao ta cũng sẽ thấy khó chịu, bực tức. Ta cần nhận thức một điều rằng, sự bực tức này có thể tự kiểm soát.
Nếu mình không như vậy, dù người ta nói như thế nào cũng không động được đến mình. Vậy thì sao phải để tầm đến điều đó?