Bí mật gì đằng sau 2 chú rùa có màu vàng đến vô lý đang gây bão mạng xã hội những ngày qua?

J.D |

Chú rùa có màu sắc vàng óng ả rực rỡ, tựa như một miếng phô-mai hay lòng đỏ trứng gà vậy.

Nghe đến hai chữ "rùa vàng", bạn nghĩ đến điều gì? Dám chắc rằng cùng lắm chỉ là những con rùa hơi vàng một tí thôi, chứ còn lâu mới là con rùa vàng đến nực cười như trong hình dưới đây được.

Bí mật gì đằng sau 2 chú rùa có màu vàng đến vô lý đang gây bão mạng xã hội những ngày qua? - Ảnh 1.

Vậy mà đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng, Cục Kiểm lâm Ấn Độ thông báo họ tìm thấy một con rùa có chiếc mai màu vàng óng ả, rực rỡ, tựa như phô-mai hay lòng đỏ trứng gà vậy. 

Và hiển nhiên, một chiếc màu "vô lý" như vậy đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Bí mật gì đằng sau 2 chú rùa có màu vàng đến vô lý đang gây bão mạng xã hội những ngày qua? - Ảnh 2.

Nhưng tại sao chú rùa này lại có được sắc màu kỳ lạ như vậy? Đây là câu hỏi khiến cộng đồng mạng xôn xao nhất. 

Có điều thực ra, bản chất của màu sắc này là một hiện tượng đột biến, dù không phổ biến nhưng cũng không đến nỗi quá hiếm gặp.

Con rùa được tìm thấy ở Ấn Độ thuộc loài rùa mai (flapshell turtle - Lissemys punctata), cực kỳ phổ biến tại Nam Á. 

Chúng vốn có mai màu nâu chấm vàng cùng màu trắng sữa. Dạng đột biến trên hiếm khi xảy ra, nhưng mỗi khi xuất hiện là trở nên cực kỳ nổi bật.

Năm 1997, người ta tìm thấy một con rùa có màu vàng và mắt hồng tại Gujarat (phía Tây Ấn Độ). Ở Myanmar và Bangladesh cũng có ghi nhận các trường hợp tương tự, dù số liệu không được công bố.

Xuất hiện con rùa với màu sắc cực "ảo" ở Ấn Độ

Riêng trong mùa hè vừa qua, người ta vừa tìm thấy một con rùa vàng tại Odisha (phía đông Ấn Độ). Ngay ở thời điểm đăng tải lên mạng xã hội, một nhà sinh học khác đã chia sẻ ông tìm thấy 3 cá thể như thế vào năm 2019.

Và mới đây nhất là trường hợp chú rùa vàng do Cục Kiểm lâm Ấn Độ ghi nhận.

Hiện tượng gì đã xảy ra?

Sự thật là những chú rùa vàng nói trên gặp phải một dạng đột biến gần tương tự như bạch tạng, sinh ra mà thiếu đi nhiều sắc tố. 

Tuy nhiên thay vì biến thành màu trắng, các sắc tố vàng (pteridine) vẫn được giữ lại, và trở thành màu trội.

Khoa học gọi đây là chứng bạch thể có màu. Và với loài rùa, hội chứng này sẽ tạo ra những màu sắc cực kỳ nổi bật.

Khi người ta tìm ra con rùa vàng đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 7 năm nay, các nhà động vật học cho rằng trong một số trường hợp, các sắc tố khác cũng có thể tồn tại sau khi đột biến, chẳng hạn như màu đỏ ruby.

Tuy nhiên, dù một chú rùa như vậy là rất có giá trị với con người, trong tự nhiên lại trở thành một gánh nặng không nhỏ.

Bởi lẽ, màu sắc quá nổi bật sẽ khiến chúng khó ngụy trang hơn, dễ bị kẻ thù phát hiện và thường khó tồn tại lâu. 

Vậy nên đa số các trường hợp như vậy sẽ được con người giải cứu, đưa vào môi trường nuôi nhốt để nâng cao khả năng sinh tồn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại