Bí ẩn bức thông điệp 3.000 năm trên mai rùa

Nguyên Anh |

Những chữ viết bí ẩn trên mai rùa có niên đại 3.000 năm tiên tri điều gì về thế giới?

Người xưa muốn nói gì thông qua các văn tự cổ là câu hỏi khiến người hiện đại chúng ta trăn trở, tìm mọi cách để giải mã.

Tại bảo tàng Chữ viết quốc gia Trung Quốc có một văn tự bí ẩn trên xương và mai rùa từ đời nhà Thương được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam , Trung Quốc.

Bí ẩn bức thông điệp 3.000 năm trên mai rùa - Ảnh 1.

Cận cảnh miếng giáp cốt gây xôn xao thách thức học giả Trung Quốc.

Mặc dù các nhà khoa học đã vào cuộc nhưng hàng nghìn chữ viết bí ẩn kia vẫn không "hé miệng" nửa lời.

Các học giả đã giải mã thành công gần một nửa trong số khoảng 5.000 ký tự giáp cốt văn được khai quật.

Với các ký tự khác, bảo tàng đã trả giá 15.000 USD (gần 350 triệu đồng)/ký tự cho ai có thể giải mã được.

Bảo tàng hy vọng lời kêu gọi với khoản tiền lớn sẽ giúp bí ẩn của 3.000 ký tự còn lại được sáng tỏ đồng thời khuyến khích các nhà nghiên cứu dùng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn, kết hợp với các phương cách truyền thống để mang lại kết quả tốt nhất.

Trong 4 văn tự cổ nổi tiếng thế giới, giáp cốt tự của Trung Quốc cùng chữ tượng hình Ai Cập cổ viết trên giấy cói, chữ viết hình nêm Babylon khắc trên bảng đất sét cũng như chữ viết Maya của người Indian khắc trên đá đều từng tỏa sáng rực rỡ trong kho tàng văn minh thế giới.

Giáp cốt văn hay còn biết đến là văn tự được khắc trên mai rùa và xương thú có nội dung từ khí tượng cho tới thuế. Các ký tự này giống chữ viết hiện đại và được xác định là những văn tự đầu tiên của nền văn minh Trung Quốc.

Bí ẩn bức thông điệp 3.000 năm trên mai rùa - Ảnh 2.

Giáp cốt văn chứa nhiều bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ.

Với nhiều nhà nghiên cứu, xác định được ý nghĩa một ký tự giáp cốt có thể được coi là thành tựu trọn đời.

Bí ẩn bức thông điệp 3.000 năm trên mai rùa - Ảnh 3.

Giáp cốt văn lần đầu được biết đến trên thế giới vào năm 1899, khi nhà khảo cổ Vương Ý Vinh khai quật được một bản khắc trên xương gây rất nhiều tranh cãi vào thời đó.

Giải mã được giáp cốt văn đồng nghĩa với việc làm sáng tỏ những bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ, cũng là một trong những cơ sở khoa học cho thấy những ghi nhận sớm nhất về nhật thực và sao chổi.

Những năm 1920, nhiều giáp cốt văn đã được khai quật gần Ân Khư, kinh đô cũ của nhà Thương (1766 - 1122 TCN), triều đại đánh dấu khởi đầu thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc đã gây chấn động Trung Quốc.

Giáp cốt văn phát hiện ở Ân Khư được khắc trên mai rùa và xương thú là văn bản ghi lại việc bói toán và sự việc của hoàng thất và quý tộc cuối đời nhà Thương, là di sản văn hóa ký ức lịch sử độc đáo của Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại