Bi kịch của gia tộc giàu có Mistry: Sở hữu khối tài sản 29 tỷ USD…nhưng lại không được dùng

Thuỳ Bảo |

Mistry là một trong những gia tộc Ấn Độ giàu có nhất thế giới. Cuộc tranh chấp thế kỷ với tập đoàn Tata đã khiến gia tộc này gần như bị đóng băng 90% tài sản.

Trải qua 157 năm với 5 thế hệ thừa kế, công ty Shapoorji Pallonji (SP Group) thuộc gia tộc Mistry đã trở thành một đế chế chuyên xây dựng cung điện, nhà máy, sân vận động trên khắp Châu Á. Công trình kiến ​​trúc mang tính biểu tượng của tập đoàn này là các tòa nhà của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ.

Gia tộc này đã trải qua mất mát lớn trong năm 2022. Pallonji Mistry (93 tuổi) – người nắm quyền lực lớn nhất và con trai - cựu chủ tịch tập đoàn Tata Sons, Cyrus Mistry (54 tuổi) đã qua đời. Vì vậy gia tộc hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, Mistry hiện nắm giữ khối tài sản lên tới 29 tỷ USD. Tuy nhiên, 90% khối tài sản đang bị tranh chấp trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa hai đại gia tộc Ấn Độ: Mistry và Tata.

Phần lớn tài sản của Mistry đến từ 18% cổ phần mà gia đình nắm giữ trong Tata Sons - tập đoàn sở hữu các thương hiệu đình đám như Jaguar Land Rover. Sự tranh chấp giữa hai gia đình khiến Mistry không thế bán cổ phần mà họ nắm giữ. Điều này khiến SP Group là một trong những công ty có tính thanh khoản thấp nhất hành tinh.

Hai gia tộc Mistry và Tata hình thành mối quan hệ tài chính chặt chẽ từ năm 1927. SP Group của Mistry đã xây dựng một số nhà máy ô tô và nhà máy thép cho Tata Sons. Hiện Mistry nắm 18% cổ phần.

Tuy nhiên mối liên kết “khăng khít” đó đã chấm dứt khi hội đồng quản trị của Tata Sons lật đổ Cyrus Mistry ra khỏi vị trí chủ tịch năm 2016. Sau đó hai gia tộc đã xảy ra tranh chấp và phần thắng thuộc về Tata. Năm 2017, Tata trở thành công ty tư nhân. Kể từ đó, Mistry không thể bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác nữa. 29 tỷ USD chính thức bị mắc kẹt.

 Bi kịch của gia tộc giàu có Mistry: Sở hữu khối tài sản 29 tỷ USD…nhưng lại không được dùng  - Ảnh 1.

90% tài sản của Mistry gắn liền với Tata. Ảnh: Bloomberg

Năm 2020, khi Ấn Độ ban hành chế độ phong tỏa vì đại dịch Covid-19, nhiều công ty trải qua giai đoạn khủng hoảng tiền tệ, bao gồm cả SP Group. Tập đoàn này đã thử cầm cố một phần cổ phần thuộc Tata Sons để trả nợ nhưng tòa án quốc gia đã ngăn cấm điều này. Tata Sons đề nghị mua lại nhưng hai bên không đi đến thỏa thuận chung. Gia tộc Mistry đã phải bán gần hết tài sản, trả các khoản vay lớn để tránh tình trạng vỡ nợ.

Theo Nirmalya Kumar, cựu giám đốc điều hành cấp cao của Tata Sons, khi hai gia tộc tranh chấp, Shapoor – người nắm quyền SP hiện tại sẽ đứng ra hòa giải. Nhưng ông lại yêu cầu Tata phải thỏa hiệp trước. Đến nay, cuộc chiến vẫn chưa đi đến hồi kết.

SP Group đã hoàn trả 1,5 tỷ USD cho những bên cho vay và chấm dứt hoạt động xử lý nợ vào đầu năm nay. Đây là dấu hiệu cho thấy tập đoàn này đang hồi phục kinh tế. Nhưng tỉ lệ lãi suất tăng và rủi ro suy thoái toàn cầu đang đặt ra những mối đe dọa mới. Mistry sẽ mất một khoảng thời gian để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Tham khảo Bloomberg.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại