Max Planck sinh ngày 23/4/1858 tại Kiel, là một nhà vật lý nổi tiếng người Đức. Ông được coi là người sáng lập ra cơ học lượng tử và là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Nhà vật lý Max Planck nổi danh thế giới với nhiều nghiên cứu quan trọng, trong đó nổi bật là người luận ra hằng số Planck (hằng số cơ bản trong vật lý) vào năm 1900.
Mark Planck, nhà vật lý nổi tiếng người Đức. Ảnh: Internet
Điều thú vị là vào ngày hôm nay (16/11), việc bỏ phiếu về xác định khái niệm "một kilogram" bằng hằng số Planck sẽ chính thức được tiến hành. Nếu được thông qua thì định nghĩa kilogram mới sẽ được chính thức áp dụng vào Ngày Đo lường Khoa học Thế giới 20/5/2019 và trở thành một sự kiện lịch sử và bước tiến mới của ngành khoa học.
Khái niệm về 1 kilogram sẽ thay đổi vào ngày hôm nay (16/11). Ảnh: Theverge
Hằng số Planck. Ảnh: Internet
Mặc dù rất có khiếu về âm nhạc, chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau, nhưng Max Planck lại lựa chọn vật lý và có nhiều đóng góp to lớn cho nhân loại.
Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống về học tập, Max Planck trình luận án tiến sĩ vào năm 1879 tại Munich chỉ khi mới 21 tuổi và sau đó đảm nhận vị trí phó giáo sư, giáo sư giảng dạy tại một số trường đại học nổi tiếng ở Đức. Ông cũng đoạt giải Nobel Vật lý danh giá vào năm 1918 cùng nhiều huy chương, giải thưởng cao quý khác.
Tuy nhiên, mặc dù gặt hái được nhiều thành công, vinh quang trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, nhiều người kính trọng nhưng cũng có giai đoạn, Max Planck phải đối mặt với nhiều khó khăn và chịu đựng tấm bi kịch của gia đình, đó là cảnh "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh".
Bi kịch trong gia đình của Max Planck: Sự ra đi của 4 người con
Max Planck phải trải qua một giai đoạn khó khăn và bi kịch của gia đình khi 4 người con của ông lần lượt ra đi khi còn rất trẻ. Ảnh: Getty Images
Max Planck đã trải qua một giai đoạn khó khăn và bi thảm trong thời kỳ Đức Quốc Xã khi ông công khai phản đối một số chính sách, đặc biệt là liên quan tới tư tưởng bài Do Thái. Vào đầu năm 1944, căn nhà tại Berlin của nhà vật lý nổi tiếng này bị bom đạn tàn phá khiến nhiều giấy tờ cá nhân cùng các tài liệu nghiên cứu khoa học của ông bị phá hủy.
Tuy nhiên, bi kịch thực sự mà Max Planck phải chịu đựng đó là sự ra đi đột ngột của 4 người con khi tuổi đời còn rất trẻ.
Cụ thể, con trai lớn Karl của ông chết tại Verdun (Pháp) trong Thế Chiến I vào năm 1916, con gái Grete chết năm 1917 trong khi sinh đứa con đầu lòng và con gái Emma cũng chết vì lý do giống chị gái vào năm 1919.
Nhưng đau xót nhất là Erwin Planck, người con trai của Max Planck với người vợ đầu Marie Planck (1861-1909) bị buộc tội là tham dự vào cuộc ám sát Hitler song không thành công.
Theo đó, vào năm 1944, Erwin Planck đã bị bắt và bị cáo buộc tham gia vào vụ ám sát Adolf Hitler của Claus von Stauffenberg. Có vẻ như Erwin không trực tiếp tham gia vào vụ đánh bom nhằm ám sát Hitler, nhưng đã chiêu mộ những người tham gia vào chiến dịch ám sát và bị kết án tử hình vì tội phản quốc.
Mặc dù cố gắng tìm cách cứu mạng đứa con trai yêu quý những cuối cùng Erwin bị xử tử hình vào tháng 1/1945. Đây có lẽ là nỗi đau đớn khủng khiếp mà Max Planck phải trải qua, khi đó ông đã 87 tuổi.
Vào ngày 4/10/1947, Max Pkanck, "cha đẻ" của hằng số Planck đã qua đời ở Göttingen, hưởng thọ 89 tuổi.
Tham khảo nguồn: Nobelprize.org, Famousscientist