Bí ẩn vụ án oan gây chấn động bậc nhất lịch sử nước Pháp

Hoa Hướng Dương |

Hiếm có một vụ án nào lại tác động xã hội một cách sâu sắc như vụ án nổi tiếng "Dreyfus bị đày tới đảo Quỷ" chấn động nước Pháp.

Vụ án Dreyfus là gì?

Tên vụ án chính là tên của đại úy Alfred Dreyfus (1859 – 1935), một người Pháp gốc Alsace theo Do Thái giáo, người bị cáo buộc tội phản quốc.

Bản kết án cuối năm 1894 đối với đại úy Dreyfus về tội để lộ những tài liệu bí mật của Pháp cho người Đức.

Điều đáng nói ở đây là vụ án đã không gây chấn động như vậy nếu đại úy Dreyfus thực sự có tội. Do đó, "Dreyfus Case" trở thành án oan nổi tiếng bậc nhất lịch sử nước Pháp!

Alfred Dreyfus là cựu sinh viên Trường Bách khoa Paris (Pháp), sau khi bị kết án tù khổ sai chung thân về tội phản quốc, ông bị đày đi Đảo Quỷ thuộc Guyane (nằm ở phía bắc Nam Mỹ, thuộc Pháp).

Có thể nói, cả nước Pháp lúc bấy giờ chia làm 2 phe đối nghịch, một ủng hộ đại úy Dreyfus và một chống lại đại úy Dreyfus. Dẫn đến sự xung đột xã hội sâu sắc tới 12 năm (1895 - 1906) trong nền Đệ tam cộng hòa Pháp vào cuối thế kỷ 19.

Bối cảnh vụ án


Chiến tranh Pháp - Phổ (1871). Ảnh Internet.

Chiến tranh Pháp - Phổ (1871). Ảnh Internet.

Trong bối cảnh mà người Pháp lo sợ gián điệp khi niềm căm thù của người Pháp với người Đức sôi sục sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1871 và từ chủ nghĩa bài Do Thái (đây là hai nét nổi bật trong tâm lý xã hội Pháp đương thời).

Năm 1894, nền Đệ tam Cộng hòa Pháp đã được 23 năm tuổi, và đã trải qua tới ba cuộc khủng hoảng (chủ nghĩa Boulanger năm 1889, vụ bê bối Panama năm 1892, và nguy cơ vô chính phủ phản ánh trong một chuỗi đạo luật những năm 1893-1894).

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhất phát triển khắp đất nước, xã hội Pháp lúc bấy giờ rơi vào tình trạng khủng hoảng, những vấn đề liên quan tới nước Đức trở nên vô cùng nhạy cảm.

Có cả một cơ quan phản gián quân đội (công cụ của chiến tranh bí mật), còn gọi là Ban Thống kê có nhiệm vụ điều tra cá nhân tổ chức có nguy cơ trở thành kẻ thù tiềm tàng của nước Pháp.

Chỉ huy của nó vào năm 1894 là trung tá Jean Sandherr - một người bài Do Thái kiên quyết. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Pháp và Đức đã đem lại một bầu không khí căng thẳng trong nhiệm vụ phản gián những năm 1890.

Kể từ đầu 1894, Ban thống kê điều tra về một vụ buôn bán các bản đồ chỉ huy liên quan đến Nice và Meuse, dẫn dắt bởi một đặc vụ mà người Đức và người Ý gọi là Dubois. Chính vụ này dẫn dắt đến nguồn gốc vụ Dreyfus.

Vụ án Dreyfus chấn động nước Pháp


Phiên xét xử Alfred Dreyfus (1859 – 1935). Ảnh Internet.

Phiên xét xử Alfred Dreyfus (1859 – 1935). Ảnh Internet.

Năm 1894, sau khi một gián điệp của Pháp trong Đại sứ quán Đức phát hiện một lá thư bị xé nát trong thùng rác có nét chữ được cho là giống của Dreyfus, Dreyfus nhanh chóng bị bắt giam.

Thời kỳ đầu vụ Dreyfus, người ta nhấn mạnh tới nguồn gốc Alsace của ông hơn là vấn đề tôn giáo, ông là người Do Thái duy nhất làm việc ở Bộ Tổng tham mưu.

Chủ nghĩa bài Do Thái, vốn lan tràn cả vào Bộ Tổng tham mưu, nhanh chóng trở thành nhân tố chính dẫn dắt vụ điều tra.

Vị đại úy này đã bị đưa ra tòa án binh, bị kết tội phản quốc và phải chịu án chung thân trên đảo Quỷ ngoài khơi vùng Guiana thuộc Pháp.

Nhà quân sự Du Paty thậm chí còn cố gắng khuyến khích Dreyfus tự sát bằng cách đặt trước ông một khẩu súng lục, nhưng bị cáo (Dreyfus) đã từ chối, tuyên bố rằng ông "muốn sống để chứng minh sự vô tội của mình".

Bị giày vò trên đường đi tới đảo Quỷ, bị cùm xích, bỏ đói, Dreyfus tưởng như cuộc đời mình sẽ châm dứt trên hòn đảo này.

Những điểm bất thường


Rất nhiều người ủng hộ Alfred Dreyfus (1859 – 1935) vì tin ông vô tội. Ảnh Internet.

Rất nhiều người ủng hộ Alfred Dreyfus (1859 – 1935) vì tin ông vô tội. Ảnh Internet.

Quá trình điều tra qua loa, cảm tính đã khiến vụ án có nhiều tình tiết bất thường mà những người đầu tiên nhận thấy chính là người thân của Dreyfus, trong đó có người anh trai Mathieu.

Sau được hưởng ứng bởi nhà báo Bernard Lazare; Emile Zola (người tố cáo quân đội đã che giấu thông tin về vụ án này); chủ tịch danh dự của Thượng viện Auguste Scheurer là Kestner; Georges Clemenceau (một cựu nghị viên và nhà báo)... vụ án được lật lại một lần nữa.

Sự phanh phui vụ bê bối năm 1898, bởi Émile Zola trên bài báo tựa đề "Tôi kết tội...!" đã gây ra một chuỗi những cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội có một không hai ở Pháp.


Alfred Dreyfus (1859 – 1935) bị bẻ gãy kiếm và quân hàm trước khi bị đày ra đảo Quỷ. Ảnh Internet.

Alfred Dreyfus (1859 – 1935) bị bẻ gãy kiếm và quân hàm trước khi bị đày ra đảo Quỷ. Ảnh Internet.

Đồng thời, trung tá Georges Picquart khẳng định vào tháng 3 năm 1896 rằng kẻ phản bội thực sự phải là thiếu tá Ferdinand Walsin Esterházy.

Bộ tham mưu từ chối xem xét lại quyết định của mình, ông bị ngăn chặn không được tiếp tục điều tra và thuyên chuyển Picquart tới Bắc Phi một cách khó hiểu và về sau bị tống giam.

Tuy nhiên, tin đồn về việc Esterhazy có thể có tội đã bắt đầu lan truyền. Năm 1898, Esterhazy bị đưa ra tòa án binh nhưng nhanh chóng được tuyên bố vô tội, và sau đó đã trốn khỏi Pháp.

Ở cực điểm vào năm 1899, vụ bê bối đã bộc lộ những rạn nứt trong nước Pháp dưới nền Đệ tam cộng hòa, khi mà sự tranh cãi giữa hai phe đã dẫn tới những cuộc luận chiến hết sức gay gắt về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bài Do Thái.

Các cuộc bạo động bài Do Thái bùng phát ở trên 20 thành phố nước Pháp, và người ta ghi nhận nhiều người đã thiệt mạng ở tỉnh Alger khiến nền Cộng hòa bị chấn động.

Sự thật được đưa ra ánh sáng


Alfred Dreyfus (1859 – 1935) cuối cùng được minh oan. Ảnh Internet.

Alfred Dreyfus (1859 – 1935) cuối cùng được minh oan. Ảnh Internet.

Phải đến năm 1906 sự vô tội của ông mới được thừa nhận chính thức thông qua một án quyết không chiếu xét của Tối cao Pháp viện. Được phục hồi danh dự, đại úy Dreyfus trở lại quân ngũ với quân hàm thiếu tá và tham gia vào Thế chiến I. Ông mất năm 1935.

Tác động ghê gớm của vụ trọng án tới xã hội Pháp


Alfred Dreyfus (1859 – 1935) (trái) bị còng trước bị đày. Anhr Internet.

Alfred Dreyfus (1859 – 1935) (trái) bị còng trước bị đày. Anhr Internet.

Những hậu quả của vụ bê bối này là không kể hết và động chạm tới mọi khía cạnh trong đời sống công chúng Pháp:

Vụ án Dreyfus đã chia rẽ sâu sắc dư luận Pháp, không chỉ về số phận của nhân vật chính mà còn về nhiều vấn đề khác, bao gồm chính trị, tôn giáo, và bản sắc dân tộc.

Vụ bê bối này là biểu tượng hiện đại và phổ biến về sự bất công dưới danh nghĩa lợi ích quốc gia, và lưu lại một ví dụ rõ ràng nhất về một sai lầm tư pháp khó sửa chữa, đề cao vai trò quan trọng của báo chí và dư luận.

Nguồn: Telegraph, Wikipedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại