Bí ẩn những mối tình đơn phương của bậc Đế vương: Có trong tay cả thiên hạ mà đến chết cũng không có được người thương

Min |

Đâu phải nắm trong tay cả thiên hạ, được các giai nhân, nam thần vây quanh cung phụng đã là hạnh phúc. Quan trọng nhất vẫn là trái tim người mình yêu thương thật sự. Nhưng...

Hoàng đế đệ nhất đa tình nhưng lại bị người thương nhất quyết cự tuyệt

Trong thời đại phong kiến, việc Vương gia, quan lớn, quan nhỏ còn 5 thê bảy thiếp, tam cung lục viện chứ đừng nói gì người nắm trong tay cả thiên hạ như Hoàng đế. 

Nhưng mối tình đơn phương chân thành của vị vua nổi tiếng trăng hoa như Càn Long dành cho Hương Phi quả là chuyện hiếm hoi.

Nhắc đến Hàm Hương, nhiều người nghĩ ngay đến mối tình éo le của Hương Phi trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách.

Cũng có nhiều người cho rằng, Hương Phi là nhân vật hư cấu, không có thực ngoài đời. Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định, Hương Phi trong phim ảnh và tiểu thuyết là nhân vật có thật. 

Nhưng nàng không hề cự tuyệt hoàng đế đến nỗi phải chết trẻ. Và hình tượng Hàm Hương chính là lấy nguyên mẫu từ Dung Phi của hoàng đế Càn Long .

Dung Phi không phải là vợ góa của thủ lĩnh người Hồi chống lại triều Thanh như trong truyền thuyết mà là con gái của gia đình có công với triều đình trong cuộc bình định Tân Cương.

Năm 1759, Dung Phi theo người anh trai là Đồ Nhĩ Đô về Bắc Kinh nhận sắc phong "Phụ quốc công", sau đó nàng được tuyển vào hậu cung, phong là Hòa quý nhân theo tên họ gốc, sau được thăng lên hàng tần phi.

Nàng có dung mạo tuyệt thế và trên người tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt làm say đắm lòng người. 

Các sử gia đã miêu tả vẻ đẹp của nàng là mặt ngọc chưa tới gần mà hương thơm đã ngào ngạt. 

Đó không phải hương thơm của hoa, cũng chẳng phải hương thơm của phấn mà là thứ hương thơm rất kỳ lạ và đặc biệt như muốn thấm vào lòng dạ người xung quanh.

Chính vì thế Càn Long mê mẩn sắc đẹp của nàng đến mưc cho phép Dung Phi giữ tín ngưỡng và cách ăn mặc của dân tộc mình, đến khi nàng được phong quý phi mới may trang phục kiểu Mãn Thanh.

Những điều kiện của Dung Phi trước khi lên kiệu hoa như: Khi nàng về kinh phải có anh trai đi cùng và nếu nàng chết thì phải đưa thi thể về cố hương an táng... cũng được Càn Long chấp thuận. 

Mặc dù trước đó, những người đồng bào Hồi của nàng đã gây rối loạn ở Tân Cương khiến triều đình nhiều phen đau đầu nhưng sự trân trọng của Càn Long đối với nàng không hề giảm.

Ngay sau khi phong nàng làm Phi, hoàng đế Càn Long đã rất quan tâm tới thói quen sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo của nàng. 

Ông cho xây dựng hẳn một lễ đường Hồi giáo ở hậu cung, bài trí cảnh vật xung quanh theo đúng phong cách của người Hồi giáo. 

Rồi vua còn cho phép nàng đưa những người hầu cũ đến ở trong cung để nấu ăn, phục vụ nàng, cho nàng ăn mặc trang phục theo kiểu người Hồi. 

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc một phi tần có nguồn gốc từ một bộ tộc khác được sống theo những phong tục của dân tộc mình ngay trong hậu cung xa lạ. 

Điều đó đủ thấy được vua Càn Long say mê và sủng ái Hương Phi đến mức nào.

Bí ẩn những mối tình đơn phương của bậc Đế vương: Có trong tay cả thiên hạ mà đến chết cũng không có được người thương - Ảnh 1.

Ảnh trong phim: Càn Long - Hàm Hương

Tuy nhiên, dẫu được vua hết lòng chiều chuộng nhưng Hương Phi vẫn không động lòng. 

Cả ngày, nàng chỉ thẫn thờ nhìn ngắm cảnh vật xung quanh mà nước mắt vẫn không ngừng tuôn rơi. 

Những tưởng thời gian sẽ làm Hương Phi dần quên được quê hương Tân Cương nhưng nhìn cảnh vật xung quanh y như nơi nàng sinh sống mà thực ra lại đang ở xứ lạ càng làm cho Hương Phi đau đáu nỗi nhớ quê nhà. 

Đó chính là một trong những trở ngại khiến mối tình đơn phương của hoàng đế Càn Long vẫn chưa được đáp lại. 

Không những thế, suốt mấy năm vào cung song Hương Phi vẫn ôm nỗi sầu muộn mà không chịu mở lời với vua, đặc biệt nàng cự tuyệt mọi ý định sủng hạnh của vua Càn Long.

Trong cung, số cung tần mĩ nữ nhiều vô số nhưng nhà vua vẫn dành nhiều sự sủng ái cho Dung Phi dù nàng đã sang tuổi xế chiều.

Dung Phi qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 55, Càn Long đau buồn đến mức bỏ thiết triều suốt 3 ngày. 

Tang lễ được tổ chức rất long trọng, đàn ông từ thân vương trở xuống, đàn bà từ công chúa, phúc tấn trở xuống đều phải có mặt để dự tang lễ.

Nhà vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang thi thể của Hương Phi về an táng tại khu Đông lăng (Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) của dòng họ A Bá Hòa Trác do ông tổ của Hương Phi xây dựng từ năm 1640.

Khu lăng mộ ấy hiện vẫn tồn tại như một thánh đường rộng lớn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. 

Hàng ngày, có rất nhiều người đến thăm mộ Hương Phi, chiêm ngưỡng kỳ quan lăng mộ xây theo kiểu mộ cổ Hồi giáo.

Nữ hoàng tàn bạo và uy quyền nhất trong lịch sử Võ Tắc Thiên không thể có được "người trong mộng"

Trên ngai vàng đầy quyền uy, Võ Tắc Thiên trước sau đã sủng hạnh không ít đàn ông. 

Tuy nhiên, có lẽ cũng chính vì vậy mà ít người có thể tin được rằng, cả đời Võ Tắc Thiên lại yêu thầm một sủng thần của mình dù bị người này liên tục từ chối. 

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, người đàn ông mà Võ Tắc Thiên thầm yêu trộm nhớ lại chính là vị quan phá án nổi tiếng triều Đường – Địch Nhân Kiệt.

Để thưởng cho công lao đánh đuổi quân Khiết Đan của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên đã tặng cho Địch Nhân Kiệt một áo bào tía, một đai rùa và hai mươi chữ vàng trên chiếc áo bào màu tía do tự tay mình viết.

Một người thẳng tính như Địch Nhân Kiệt, thành ra những người tìm cách bợ đỡ, nịnh hót họ Địch cũng gặp phải không ít khó khăn. 

Sự tín nhiệm và coi trọng mà Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt có thể khẳng định là không một vị đại thần nào có được.

Bí ẩn những mối tình đơn phương của bậc Đế vương: Có trong tay cả thiên hạ mà đến chết cũng không có được người thương - Ảnh 2.

Ảnh trong phim: Võ Tắc Thiên - Địch Nhân Kiệt.

Vị nữ hoàng họ Võ thường xuyên gọi Địch Nhân Kiệt là "Quốc lão" một cách rất thân mật chứ không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác. 

Địch Nhân Kiệt là một người thẳng thắn và có chút ngang tàng. Họ Địch thường xuyên tranh cãi tay đôi với nữ hoàng ngay tại triều đình, trước mặt bá quan văn võ.

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, lại nổi tiếng là người tàn nhẫn, tuy nhiên, vẫn thường xuyên khuất phục trước Địch Nhân Kiệt. 

Sau này, rất nhiều lần Địch Nhân Kiệt cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho. 

Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào gặp Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng đều "phá lệ" không cho ông quỳ lạy mình. "Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau", nữ vương nói với đại thần.

Võ Tắc Thiên sợ Địch Nhân Kiệt tuổi tác đã cao không thể chịu việc lao lực quá độ, vì thế nói với các đại thần khác rằng: "Nếu như không phải là việc quốc gia đại sự quan trọng thì không được phiền tới Địch tiên sinh".

Năm Cửu Thị thứ nhất, tức năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: "Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ. Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy".

Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt. 

Người ta nói rằng, Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài kinh bang tế thế mà còn là một người đàn ông rất điển trai. 

Chính vì thế, Võ Tắc Thiên đã yêu thầm vị tể tướng họ Địch. Tuy nhiên, dù Võ Tắc Thiên nhiều lần công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, song đều bị Địch Nhân Kiệt cự tuyệt.

Một người hạ lệnh giết mình như Đường Thái Tông hay một ông chồng nhu nhược như Đường Cao Tông chắc chắn không thể là người bà hoàng Võ Tắc Thiên yêu. 

Hay hàng loạt các nam sủng như Tiết Hoài Nghĩa hay Trương Dịch Chi, với người phụ nữ sắt đá, lạnh lùng như Võ Tắc Thiên chỉ có thể coi là thú vui nhất thời. 

Suy đoán cho rằng Địch Nhân Kiệt là người Võ Tắc Thiên yêu nhất có lẽ đúng.

Mối tình đơn phương với anh rể của cách cách xinh đẹp

Vương Mẫn Đồng chính là người em họ của hoàng hậu Uyển Dung (tức vợ của Phổ Nghi sau này). 

Chuyện kể rằng, có một lần, nhận lời mời của cha Mẫn Đồng, vua Phổ Nghi tới nhà của nàng uống rượu. 

Mặc dù lúc ấy, thế lực nhà Thanh không còn nữa, nhưng gia đình Mẫn Đồng vẫn rất sùng bái vị Hoàng đế này.

Phổ Nghi hôm ấy uống say, Vương Mẫn Đồng từ đầu tới cuối vẫn đứng bên rót rượu. Thỉnh thoảng thấy Phổ Nghi trong cơn say quay sang cười nói với mình, Mẫn Đồng thấy rung động.

Sau tối hôm ấy, Mẫn Đồng thao thức không ngủ được, cô đã phải lòng vì Hoàng đế có tướng mạo khôi ngô ấy. 

Mẫn Đồng lúc ấy cũng đã qua tuổi cập kê, tuy đã từng có rất nhiều người ngỏ lời nhưng cô vẫn chưa "vừa mắt".

Lần này, nàng chủ động nhờ ba người em gái của Phổ Nghi mời ông đến nhà mình một lần nữa. 

Nhưng không ngờ, Phổ Nghi vừa nghe nói tới đã lắc đầu. 

Phổ Nghi nói rằng ông vốn không muốn tìm hiểu một cô gái Mãn tộc, cũng không thích những cô gái chỉ biết tể gia nội trợ nhạt nhòa.

Bí ẩn những mối tình đơn phương của bậc Đế vương: Có trong tay cả thiên hạ mà đến chết cũng không có được người thương - Ảnh 3.

Chân dung cách cách Vương Mẫn Đồng và Hoàng đế Phổ Nghi.

Vương Mẫn Đồng không cam tâm, nàng lại vài lần muốn mời Phổ Nghi tới nói chuyện, ông vua thất thế này cứ hễ nghe nhắc tới Mẫn Đồng chỉ buông một lời "đau đầu". 

Sau này, khi Phổ Nghi kết hôn cùng người vợ là hoàng hậu Uyển Dung và thục phi Văn Tú, Mẫn Đồng đã khóc ròng rã mấy ngày liền.

Nhưng có lẽ phải công nhận rằng, Mẫn Đồng là một cô gái si tình hiếm có trong lịch sử. 

Sau này, khi Phổ Nghi bị ốm nặng, nằm trong bệnh viện, chỉ có một thẻ duy nhất cho một người thân vào thăm. 

Nhưng thật kỳ lạ là mỗi lần hoàng hậu Uyển Dung vào thăm đều có người đã cầm thẻ vào trước, thăm cả buổi chiều mới chịu ra ngoài. 

Hóa ra đó chính là Mẫn Đồng, việc Phổ Nghi lấy vợ vẫn không sao xóa được tình cảm đơn phương trong trái tim nàng.

Còn về phía Phổ Nghi, dường như tình cảm của nàng chỉ làm vị vua này thêm khó chịu. 

Hoàng hậu Uyển Dung đã từng kể lại rằng: "Hôm ấy, Mẫn Đồng lại tới thăm phổ Nghi, Phổ Nghi vội gọi tôi vào vào kêu kéo Mẫn Đồng ra ngoài, một người rất ít khi nóng tính như Phổ Nghi mà lúc ấy mặt đỏ gay gắt quát lớn: 'Tôi không muốn gặp cô, mau cút ra ngoài cho tôi'".

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại